LÒNG TỰ TRỌNG VÀ CÁI TÔI

GURU DEV SRI SRI RAVI SHANKAR

Trích: Ngợi Ca Tình Yêu Thương; Bill Hayden và Anne Elixhauser biên tập; Người dịch: Thảo Trần; NXB Hà Nội; Công ty sách Thái Hà, 2022

Không gắn kết bản thân với phẩm chất tốt mang đến sự tự tôn cao nhất. Ảnh: Internet

Có hai hình thức tôn trọng. Hình thức đầu tiên là bạn được tôn trọng bởi địa vị, danh tiếng hay tiền bạc của bản thân. Sự tôn trọng này không bền. Nó có thể bị mất đi một khi bạn không còn của cải hay vị thế. Hình thức thứ hai là bạn được tôn trọng bởi nụ cười và những phẩm chất tốt đẹp của mình như trung thực, tử tế, cam kết và kiên nhẫn. Không ai có thể lấy mất sự tôn trọng này, 

Khi bạn càng ít dính mắc vào những đức hạnh của mình, bạn càng có nhiều lòng tự trọng. Khi bạn bám chấp vào chúng, bạn coi thường người khác và sau đó thì những tính tốt này dần biến mất. Không gắn kết bản thân với phẩm chất tốt mang đến sự tự tôn cao nhất. 

Cái tôi thường hay bị nhầm với lòng tự trọng. Cái tôi cần ai đó để so sánh, nhưng tự trọng là tự tin vào chính mình. Ví dụ như một người đàn ông nói rằng bản thân giỏi về toán học hay địa lý thì có sự tự trọng. Nhưng nói rằng “tôi giỏi hơn bạn” thì lại là cái tôi. 

Cái tôi đơn giản là thiếu tôn trọng chính bản thân mình. 

Cái tôi của bản thân thường làm bạn bực bội, nhưng nếu có lòng tự trọng thì bạn sẽ không bị lay chuyển bởi ngoại cảnh. Với lòng tự trọng, mọi thứ là một trò chơi, thắng hay thua đều không quan trọng, mọi bước đi là niềm vui và mỗi bước tiến là sự chung vui. Với lòng tự trọng, bạn đơn giản nhận ra bản thân đã có điều đó. 

Trung tâm tại Bangalore, Ấn Độ Ngày 16/12/2001

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI THÈM KHÁT QUYỀN LỰC?
  2. LÀM THẾ NÀO GIẢI TỎA LO ÂU CỦA BẢN THÂN
  3. GIÁ TRỊ CỦA PHỤNG SỰ Ở NƠI TỰ DO KHỎI MỌI HOÀN CẢNH

Bài viết mới

  1. SỰ TIẾN HÓA CỦA TÂM HỒN
  2. CÁC LUÂN XA
  3. TẬN DỤNG TỐI ĐA THỜI GIAN