ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI

TAKESHI FURUKAWA

Trích: Mình Là Cá, Việc Của Mình Là Bơi; Việt dịch: Như Nữ; NXB Thế giới; Công ty VH&TT AZ VN, 2018

Bạn có biết có một bộ phim có tên Đáp đền tiếp nối? Nhân vật chính của bộ phim là Trevoy cậu bé 11 tuổi. Trong giờ Xã hội học, cậu được giao một bài tập với tiêu đề “Hãy thay đổi thế giới từ hôm nay”.

Để hoàn thành bài tập này, Trevor đã nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời đó là thay vì “trả lại” = trả lại ơn huệ cho người đã giúp đỡ mình, chúng ta nên “cho đi” = sẻ chia thiện ý của mình tới người khác dưới nhiều hình thức khác nhau.

Cậu bé đã nghĩ nếu có thể “làm việc thiện giúp đỡ ba người”, ba người ấy mỗi người lại giúp đỡ ba người khác, cứ như vậy cả thế giới này sẽ tràn ngập tình yêu thương. Và cậu bé cũng thực sự làm như vậy.

Đầu tiên, cậu giúp một đứa trẻ lang thang được tắm và có một bữa ăn, sau đó cứu bạn mình thoát khỏi bị bắt nạt. Cuối cùng, cậu đã giới thiệu mẹ mình cho thầy giáo người đưa ra bài tập này cho cậu và để họ hẹn hò với nhau. 

Mỗi lần cậu giúp một ai đó, cậu lại nói “Hãy giúp đỡ ba người khác nhé”. Cứ nối tiếp như vậy và điều kỳ diệu đã xảy ra. Một tên tội phạm ma túy nhường lượt khám bệnh của mình để cấp cứu cho một cô bé bị hen suyễn, bố cô bé lại tặng xe ô tô cho một thanh niên mất xe… Cứ như vậy, hoạt động đền ơn nối tiếp này lan rộng từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây. 

Những người đáng tin cậy là những người “cho đi trước”. 

Những thứ cho đi có thể là tiền bạc, lòng tin, lòng nhân ái, sự thân thiện, biết lắng nghe… 

Và như trong bộ phim đã thể hiện, việc cho đi mà không mong được báo đáp này giúp con người cảm thấy hạnh phúc. 

Trong cuốn sách Những lời dạy của triệu phú Do Thái (Nhà xuất bản Daiwa Sobo), tác giả Ken Honda có nói nguyên tắc của thế giới này là “nhận lấy phần đã cho đi”. 

Và quả thực đúng là như vậy. 

Ví dụ tiền lương chúng ta nhận được chính là giá trị mà chúng ta cống hiến cho công ty, khách hàng. Trong tình yêu, nếu bạn không cho đi yêu thương, bạn sẽ không nhận lại được yêu thương, 

Triết lý này cũng có thể gọi là “GIVE AND TAKE” (cho đi và nhận lại), nhưng “Take” ở đây không đơn thuần được trả lại ngay lập tức. Chính vì thế, bạn hãy luôn “tâm niệm là hãy cho đi”, nếu làm được như vậy, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. 

Tâm lý học xã hội có nguyên tắc đền ơn. Nguyên lý này thể hiện con người khi nhận được một điều gì đó sẽ muốn trả ơn trở lại. Ví dụ, sau khi ăn hàng dùng thử, nếu bạn không mua bạn sẽ thấy hơi khó chịu hoặc cảm thấy áy náy nếu không làm một điều gì đó. 

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây chính là thứ tự. Cuộc đời chúng ta sẽ thay đổi thành những người “cho đi rồi mới nhận lại” hay bởi những người “nhận lại rồi mới cho đi”.

Vậy, trong quan hệ giữa người với người, điều bạn nhận được từ đối phương là gì? Đó có thể là sự biết ơn, lòng nhân ái, sự coi trọng, quan tâm, khích lệ, giúp đỡ, quà tặng, thấu hiểu, nụ cười… 

Những người sẵn sàng cho đi những điều này cũng sẽ được mọi người thấu hiểu, coi trọng, thân thiết, giúp đỡ, biết ơn và xây dựng được mối quan hệ rộng rãi, tốt đẹp. Củng cố mối quan hệ với mọi người sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. 

PHƯƠNG PHÁP HÃY CHO ĐI

  1. Xem bộ phim ‘ “Đáp đền tiếp nối”

Bộ phim cảm động này chắc chắn sẽ thúc đẩy tinh thần “tiếp tục cho đi” trong bạn. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên xem bộ phim này, bạn sẽ không quên tinh thần tuyệt vời ấy. 

  1. Mỗi ngày giúp ba người nở nụ cười

Bạn hãy dành những lời khen ngợi cho mọi người như “chiếc áo này đẹp quá nhỉ”, “cảm ơn bạn lúc nào cũng quan tâm đến tôi”… hoặc cũng có thể nhường ghế trên xe buýt và giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc. Anh bạn huấn luyện viên của tôi, Shibasaki Suguru là một thiên tài “khen ngợi”. Khi đi nhậu cùng anh ấy, không chỉ có mình tôi mà tất cả các nhân viên trong quán cũng được anh ấy khen ngợi không ngớt: “Nụ cười của bạn thật tuyệt”, “Anh đẹp trai quá nhỉ”, “Món này ngon đến mức làm tôi cảm động luôn”… Những lời khen ngợi động viên tinh thần như thế khiến tất cả nhân viên đều mỉm cười và có lẽ khi về đến nhà rồi, họ vẫn còn cảm thấy thật vui vẻ. 

Và giờ đến lượt bạn, dù là chuyện nhỏ nhặt cũng không sao, hãy giúp 3 người nở nụ cười mỗi ngày. 

Tìm ra niềm vui từ việc cho đi. – Nguồn ảnh: DRI

Khi xem bộ phim “Đáp đền tiếp nối”, bạn có cảm nghĩ gì? 

Để mỗi ngày có thể giúp ba người nở nụ cười, bạn sẽ làm gì?

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TIN TƯỞNG RẰNG NHỮNG THỬ THÁCH ĐỀU CÓ THỂ VƯỢT QUA
  2. SUY NGHĨ TỪ LẬP TRƯỜNG CỦA NGƯỜI KHÁC
  3. CHẤP NHẬN TOÀN BỘ CON NGƯỜI MÌNH

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH