ĐỔ LỖI KẺ KHÁC

AJAHN BRAHM


AJAHN BRAHM

Một cô sinh viên đại học đến gặp một vị sư trong chùa chúng tôi để xin thầy tụng một bài kinh chúc phúc cho cô, vì ngày hôm sau cô phải đi thi. Vị sư này vui lòng tụng và nghĩ rằng nó sẽ giúp cho cô tự tin hơn. Mọi việc tụng niệm đều miễn phí và cô ta không cúng đồng nào.

Chúng tôi không bao giờ thấy cô trở lại chùa. Và tôi nghe bạn bè cô nói là cô đi rao rằng các thầy ở chùa này tu không khá, tụng không linh, nên cô đã thi rớt. Nhưng họ cũng cho tôi hay là cô ta thi rớt vì không chịu học bài, mà hay đi nhảy đầm.

Cô ấy hy vọng là các thầy chùa sẽ tụng cho cô thi đậu.

Ở đời người ta thích đổ lỗi cho kẻ khác mỗi khi gặp chuyện không may. Nhưng đổ lỗi kẻ khác không bao giờ giải quyết được vấn đề.

Một người ngứa ở dưới mông.

Lại đưa tay gãi trên đầu.

Cái ngứa không bao giờ hết.

Ajahn Chah thường ví người hay đổ lỗi cho kẻ khác giống như người ngứa ở mông mà gãi trên đầu.

Ở chùa chúng ta thấy có rất nhiều người giống như cô sinh viên trên. Họ thường đến cầu nguyện, cúng vái, xin xăm để buôn may, bán đắt, chồng con đỗ đạt, mọi sự may mắn. Đến khi không được toại ý thì họ nói chùa này không linh và đi tìm chùa khác

Trích “Ai Mua Xe Rác”
Thích Trí Siêu dịch, Nhà Xuất Bản Hồng Đức, 2017.
Ảnh: Ajahn Brahm

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TÂM TRÍ CỦA LOÀI KHỈ
  2. NHÀ SƯ VÀ QUAN ÂM BỒ TÁT
  3. CHO ĐI ĐỂ VUI SỐNG

Bài viết mới

  1. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH
  2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐƯỢC “NĂNG LỰC LÀM NGƯỜI”
  3. MỘT CÁI NHÌN RÕ RÀNG VỀ CHÍNH MÌNH: NHỮNG ĐỐI TRỊ VỚI SỰ KIÊU MẠN