BÁT CHÁNH ĐẠO

KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

Nầy Thiện Nam Tử ! Chúng sanh do nơi nghiệp mà có quả báo. Quả báo này có ba: Hiện báo, sanh báo và hậu báo. Những người nghèo cùng giàu có, lành lặn hay tàn tật, đều do nghiệp riêng khác. Nếu là có tự tánh, người lành lặn lẽ ra phải giàu có, người giàu có lẽ ra phải lành lặn. Nay chẳng như vậy, nên biêt rằng không có tự tánh, mà đều từ nơi nhơn duyên.
 
Nầy Thiện Nam Tử ! Ông nói trẻ nhỏ chưa phân biệt được năm trần mà cũng khóc cũng cười, để chứng minh tất cả đều có tự tánh. Lời này chẳng đúng. Vì nếu có tự tánh lẽ ra cười phải thường cười, khóc phải thường khóc, chẳng nên một cười một khóc. Nếu đã một cười một khóc, thời biết rằng tất cả đều từ nhơn duyên. Do đây chẳng nên nói rằng tất cả pháp đều có tự tánh chẳng từ nơi nhơn duyên.
 
Phạm Chí nói : “Bạch Thế Tôn ! Nếu tất cả pháp từ nhơn duyên mà có, thân thể này từ nhơn duyên nào?”.
 
_ Nầy Thiện Nam Tử ! Phiền não cùng nghiệp là nhơn duyên của thân này.
 
_ Bạch Thế Tôn ! Như thân nầy từ nơi phiền não và nghiệp mà có, vậy phiền não và nghiệp này có thể dứt được chăng ?
 
_ Có thể dứt được.
 
_ Bạch Thế Tôn ! Xin vì tôi giải nói, cho tôi được nghe liền đây đều dứt được phiền não và nghiệp.
 
_ Nầy Thiện nam Tử ! Nếu rõ biết hai bên và chặn giữa không chướng ngại, thời người này có thể dứt phiền não và nghiệp.
 
_ Bạch Thế Tôn ! Tôi đã hiểu biết, đã được Chánh pháp nhãn.
 
Ông biết thế nào ?
 
_ Bạch Thế Tôn ! Hai bên là sắc và sắc giải thoát, trung gian chính là Bát chánh đạo. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
 
_ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Ông biết rõ hai bên phiền não và nghiệp.
 
_ Bạch Thế Tôn ! Xin cho tôi xuất gia.
 
_ Thiện Lai Tỳ Kheo !
 
Liền đó Nạp Y Phạm Chí dứt trừ phiền não trong ba cõi được quả A La Hán.
Trích: Kinh “Đại Bát Niết Bàn, Tập 2 – Phẩm Kiều Trần Như”
NXB: TP. Hồ Chí Minh

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. BÁT CHÁNH ĐẠO
  2. PHẬT XEM TẤT CẢ CHÚNG SANH LÀ CON MỘT
  3. PHẬT XEM TẤT CẢ CHÚNG SANH LÀ CON MỘT

Bài viết mới

  1. BẠN THÔNG MINH HƠN BẠN TƯỞNG
  2. NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN SỰ CƯỜNG THỊNH CỦA ĐỜI TRẦN
  3. HƯƠNG GIỚI HẠNH