CHÚA GIÊSU

SHIN DOHHYEON & YUN NARU

Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sẽ dẫn đến trước mặt Chúa Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Theo luật, Mô-sẽ truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Thầy nghĩ sao ạ? Họ nói thế nhằm thử Người, có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Chúa Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi”.

Nghe vậy, họ cảm thấy lương tâm cắn rứt, từ già đến trẻ đều bỏ đi, chỉ còn Chúa và người phụ nữ ấy.

Trích Kinh Tân Ước.

Theo luật của Mô-sê, “kẻ ngoại tình phải bị ném đá”, Giê-su đã dùng lời nói và lòng tin để yêu thương những người chống lại mình.

Nếu bạn không thể tuân thủ đức tin của mình, đối phương sẽ có lý do lên án bạn. Bạn phải chọn một trong hai, “tin” hoặc “không tin”, nhưng cả hai đều rất khó. Lúc này, Giê-su đã có lựa chọn khác. Không nhất thiết phải chọn một trong hai điều đối phương đã đưa ra. Khi rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan như Giê-su, có thể làm cách đầu tiên là bỏ qua sự lựa chọn. Chúa Giê-su không có nghĩa vụ trả lời câu hỏi của người Pha-ri-sê. Nói cách khác, Ngài coi thường câu hỏi và khiển trách người Pha-ri-sê vì ý đồ thấp kém của họ.

Cách thứ hai là phá bỏ lựa chọn, tức là đưa ra một lựa chọn khác hoặc tổng hợp các lựa chọn hiện có để tạo một lựa chọn mới. Nếu đối phương không thể đưa ra lựa chọn thì không còn cách nào khác là phải loại bỏ lựa chọn cũ và thay bằng lựa chọn mới. Hay còn gọi là nội phá (phá hủy từ bên trong).

Giê-su chọn cách thứ hai. Có hai vấn đề cốt lõi là “ném đá” và “không có tội” được gộp lại thành “người không có tội thì ném đá đi”. Ngài đã bảo ném đá đi, nhưng cuối cùng họ lại không thể ném vì không đáp ứng được điều kiện tiên quyết.

Điều quan trọng là giống như Giê-su, không bị phân tâm bởi lời nói của người khác. Mặc dù đèn đỏ nhưng một người qua đường thì những người khác sẽ có ý định đi theo. Trước khi bước đi, phải tự mình xác nhận màu đèn giao thông. Giống như phải lắng nghe lời nói của người khác chứ đừng vội làm theo. Không bao giờ là quá muộn để tìm hiểu và suy ngẫm trước khi thực hiện.

Bình luận


Bài viết mới

  1. THẦY VÀ ĐỆ TỬ
  2. QUAN SÁT TÂM, ĐIỀU PHỤC TÂM
  3. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU