KUYA (KHÔNG DÃ) (903 – 972)- VỊ THÁNH CỦA NHỮNG ĐƯỜNG PHỐ

KUYA (KHÔNG DÃ)


Trong thời đại Heian, chúng ta thấy những nhà sư cá nhân cảm thấy nhu cầu đem đức tin vào trong tầm tay của người bình thường, và như vậy họ mở đầu cho những phong trào tôn giáo lớn của thời trung đại. Không Dã (903 – 972) là một nhà sư trên núi Hiei, thiền định về Phật A Di Đà. Nhảy múa qua những đường phố với một cái chuông leng keng đeo nơi cổ, Không Dã xướng danh hiệu A Di Đà và hát những bài ca đơn giản do chính ông sáng tác, chẳng hạn:

Nó không hề lạc
Khỏi con đường đến Xứ Hoa sen của Cực Lạc
Nó gọi
Dù chỉ một lần
Danh hiệu A Di Đà

Một cõi xa, rất xa
Là Tịnh độ
Tôi đã nghe họ nói;
Nhưng những ai muốn đi
Có thể đến đó trong một ngày.

Trong những nơi chợ búa, mọi loại người tụ đến khi ngài nhảy múa và hát ca kêu cầu A Di Đà, “Nam mô A Di Đà Phật”. Khi một bệnh dịch tấn công vào thủ đô, ngài đề nghị mọi người cùng xây dựng một tượng A Di Đà ở nơi công cộng, nói rằng dân chúng có thể sánh ngang với công trình của những vua chúa đã xây dựng tượng Đại Phật ở Nara, nếu họ cố gắng. Trong nhiều quận, ngài xây những cây cầu và giếng nước, và để chứng tỏ rằng không có ai bị loại bỏ khỏi những ban phước của Tịnh Độ, ngài du hành vào những vùng người Ainu cư trú và lần đầu tiên đem Phật pháp đến cho nhiều người trong họ.


Trích: “Truyền thống Nhật Bản”, Columbia University Press, 1958

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. NIỀM TIN VÀO SỰ TỬ TẾ

Bài viết mới

  1. ĐI QUA ĐỪNG CÓ ĐỐT CẦU, ĐỂ NGÀY CẦN ĐẾN CÓ CẦU MÀ ĐI
  2. BỔN PHẬN
  3. ĐỔ LỖI CHO AI ?