SỰ KẾT NỐI TRỞ LẠI VỚI TẤM LƯỚI SỰ SỐNG

FRITJOF CAPRA

Nguồn: Tấm lưới sự sống – một cách hiểu khoa học mới về những hệ sống
Nguyễn Nguyên Hy dịch,
NXB Tri Thức, 2017

TẤM LƯỚI SỰ SỐNG

Điều này chúng ta biết

Mọi thứ đều liên kết

Giống như một gia đình

Nối nhau dòng máu huyết

Hiện ra trên Trái Đất

Con gái và con trai

Của Mẹ mình – Trái Đất

Tấm lưới sự sống dệt

Sự sống dệt tấm lưới

Con người mặc nó ư?

Không, làm sao mặc được

Ta là sợi lông thôi

Là con của mẹ Đất

Ta là sợi lông thôi

Dệt mình vào tấm lưới

Con người thành chính mình.

(The web of the life, Ted Perry, Capra, 1996)

***

cc vốn đang là các cộng đồng bền vững: cây cối, động vật, vi sinh vật. Để hiểu những bài học ấy, chúng ta cần phải học hỏi những nguyên lý cơ bản của sinh thái học. Chúng ta phải trở thành người biết chữ về mặt sinh thái. Là người biết chữ về sinh thái, hay “học viên sinh thái”, nghĩa là tìm hiểu các nguyên lý tổ chức của các cộng đồng sinh thái (quần thể sinh thái) và sử dụng các nguyên lý ấy để tạo nên các cộng đồng người bền vững. Chúng ta cần tăng thêm sức sống cho các cộng đồng của chúng ta – bao gồm những cộng đồng giáo dục, cộng đồng sản xuất, cộng đồng chính trị… của chúng ta – sao cho các nguyên lý sinh thái trở thành hiện thực trong chúng như các nguyên lý cho giáo dục, quản trị và chính trị.

Lí thuyết các hệ sống được thảo luận ở đây cung cấp một khuôn khổ quan niệm cho việc kết nối giữa các cộng đồng sinh thái và các cộng đồng người. Cả hai đều là những hệ sống biểu lộ cùng những nguyên lý cơ bản về tổ chức. Chúng là các mạng lưới khép kín về tổ chức nhưng mở với các dòng năng lượng và vật chất đi qua; cấu trúc của chúng được xác định bởi lịch sử các thay đổi cấu trúc trước đó của chúng; chúng là thông minh vì có chiều kích nhận thức cố hữu trong quá trình sống.

Tất nhiên có nhiều khác biệt giữa các cộng đồng sinh thái và cộng đồng người. Trong quần thể sinh thái không có tự giác ngộ, ngôn ngữ, không có ý thức, và văn hóa; và do đó không có chính nghĩa và dân chủ. Và do đó cũng không có tham lam và bất lương. Chúng ta không thể học từ quần thể sinh thái bất cứ cái gì bổ sung cho những giá trị và nhược điểm người. Nhưng cái ta có thể học và cần phải học từ chúng là sống làm sao cho bền vững. Trải qua hơn 3 tỉ năm tiến hóa các quần thể sinh thái hành tinh đã tổ chức bản thân chúng theo những cách phức tạp, tinh tế, làm chúng bền vững tối đa. Trí khôn ấy của tự nhiên quả là quan trọng đối với “học viên sinh thái”.

Dựa trên hiểu biết quần thể sinh thái như các mạng lưới tự thọ tạo và cấu trúc phát tán, chúng ta có thể tập hợp một loạt các nguyên lý tổ chức được coi như các nguyên lý cơ bản của hệ sinh thái và dùng chúng làm đường lối xây dựng các cộng đồng người bền vững.

Thứ nhất trong các nguyên lý ấy là sự phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả các thành viên của một cộng đồng sinh thái đều liên quan phụ thuộc nhau trong một mạng lưới rộng lớn và phức tạp của các mối quan hệ, tấm lưới sống. Chúng nhận được các thuộc tính thiết yếu, và thực ra, ngay cả sự tồn tại của chúng, từ các mối quan hệ của chúng với các vật khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau – sự tương liên của tất cả mọi quá trình sống – là bản chất của mọi mối quan hệ sinh thái. Hành vi của mỗi thành viên sống của hệ sinh thái phụ thuộc vào hành vi của nhiều thành viên khác. Sự thành công của toàn bộ quần thể sinh thái phụ thuộc vào sự thành công của mỗi thành viên của nó, trong khi sự thành công của mỗi thành viên lại phụ thuộc vào thành công chung của quần thể như một toàn bộ.

Tìm hiểu sự tương liên sinh thái có nghĩa là tìm hiểu các mối quan hệ. Nó đòi hỏi những dịch chuyển cảm nhận có tính tư duy hệ thống – từ các bộ phận sang toàn thể, từ đối tượng sang mối liên quan, từ chứa đựng sang kiểu thức. Một cộng đồng người bền vững là giác ngộ các liên hệ đa chiều giữa các thành viên của nó. Nuôi dưỡng cộng đồng có nghĩa là nuôi dưỡng các mối liên hệ ấy.

Việc kiểu thức cơ bản của sự sống là một kiểu thức mạng lưới có nghĩa rằng các mối liên hệ giữa các thành viên của một cộng đồng sinh thái là có tính phi tuyến, bao gồm các vòng phản hồi đa chiều. Các chuỗi nhân quả rất hiếm có trong hệ sinh thái. Thế nên một nhiễu động sẽ không chỉ giới hạn vào một hậu quả duy nhất, mà luôn lan rộng theo các kiểu thức mở rộng ra mãi. Thậm chí còn khuếch đại lên bởi các vòng phản hồi tương liên, có thể hoàn toàn che lấp nguồn nhiễu động ban đầu.

Bản chất chu trình quay vòng của các quá trình sinh thái là một nguyên lý quan trọng của sinh thái. Các vòng phản hồi của quần thể sinh thái là những con đường mà theo đó nguồn nuôi dưỡng luôn sản sinh ra rác, nhưng cái là rác đối với loài này lại là nguồn sống của loài khác, sao cho toàn bộ hệ sinh thái luôn không có rác. Các quần thể sinh vật đã tiến hóa theo cách ấy suốt hàng tỉ năm, liên tục sử dụng và quay vòng cùng những phân tử khoáng, nước và không khí như nhau.

Bài học cho cộng đồng người ở đây là quá rõ ràng. Một mâu thuẫn chủ yếu giữa kinh tế và sinh thái bắt nguồn từ việc tự nhiên thì quay vòng, trong khi các nền công nghiệp của chúng ta lại tuyến tính, thẳng đuột. Các doanh nghiệp của chúng ta khai thác tài nguyên, biến chúng thành sản phẩm cộng với rác thải, và bán sản phẩm cho khách hàng, những người sẽ thải ra rác nhiều hơn nữa trong khi sử dụng. Các kiểu thức sản xuất và tiêu dùng bền vững cần phải là quay vòng, bắt chước các quá trình quay vòng trong tự nhiên. Để đạt được kiểu thức quay vòng như thế chúng ta phải thiết kế lại một cách căn bản các doanh nghiệp và nền kinh tế của chúng ta.

Các quần thể sinh thái khác với cơ thể cá lẻ ở chỗ chúng là các hệ hầu như (nhưng không phải tất cả) khép kín đối với dòng vật chất, trong khi là mở đối với dòng năng lượng. Nguồn đầu tiên cho dòng năng lượng ấy chính là mặt trời. Năng lượng mặt trời, chuyển thành hóa năng bằng quang tổng hợp của cây xanh, chi phối hầu hết các vòng sinh thái. Dẫn dắt toàn thể các vòng sinh thái.

Ý nghĩa của việc duy trì cộng đồng người bền vững lần nữa rất rõ ràng. Năng lượng mặt trời dưới nhiều dạng – ánh nắng cho sưởi ấm và điện pin mặt trời, gió và thủy điện, sinh khối, và vân vân – là các dạng duy nhất tái sinh được, hiệu quả về kinh tế, và thân thiện với môi trường. Nếu xem nhẹ nhân tố sinh thái này, các vị lãnh đạo chính trị và tập đoàn của chúng ta sẽ hết lần này lần khác làm hại sức khỏe và sự sống của hàng triệu người khắp thế giới. Cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 chẳng hạn, giết chết hàng trăm ngàn người, làm bần cùng hàng triệu người, và gây ra thảm họa môi trường không thể lường trước, có căn nguyên phần lớn là từ chính sách năng lượng sai lầm của nước Mỹ thời Regan và Bush.

Để mô tả năng lượng mặt trời như nguồn có hiệu quả kinh tế, giả định rằng chi phí sản xuất năng lượng được tính toán trung thực. Điều này rất hiếm trong hầu hết các nền kinh tế thị trường ngày nay. Cái gọi là thị trường tự do không cung cấp cho khách hàng thông tin chính xác, vì chi phí xã hội và môi trường của sản xuất không có chỗ trong mô hình kinh tế hiện nay. Các chi phí này được các nhà kinh tế chính phủ và tập đoàn gắn cho cái nhãn “biến số bên ngoài” vì chúng không thích hợp trong khuôn khổ lí luận của họ.

Các nhà kinh tế tập đoàn coi không chỉ không khí, nước, và đất, mà cả tấm lưới các mối liên quan xã hội tinh tế đều là các thứ hàng hóa tự do, dù chúng bị tác động nghiêm trọng bởi sự bành trướng kinh tế đang tiếp diễn. Lợi nhuận riêng tư đang được khai thác trên các mất mát công cộng trong sự xuống cấp môi trường và chất lượng sống nói chung, và sự trả giá của các thế hệ mai sau. Giới thương mại chỉ cho chúng ta thứ thông tin sai lạc, thiếu sự phản hồi. Việc học hỏi sinh thái cơ bản bảo cho chúng ta biết rằng một hệ thống như thế là không bền vững.

Một trong các cách có hiệu quả để thay đổi tình thế chính là áp dụng cải cách thuế sinh thái. Một cải cách thuế như vậy sẽ là nguồn lợi quốc gia vững chắc, chuyển gánh nặng thuế từ thuế thu nhập sang “thuế sinh thái” (eco-taxes). Điều này có nghĩa là các sắc thuế sẽ cộng thêm vào sản phẩm hiện nay, các dạng năng lượng, dịch vụ, và vật liệu, sao cho giá cả sẽ phản ánh tốt hơn các chi phí thực sự. Để đạt thành công, một cuộc cải cách thuế môi trường cần phải thực hiện theo lộ trình dài hạn, chậm rãi, tạo điều kiện cho các công nghệ mới và kiểu thức tiêu dùng có đủ thời gian để thích ứng, và các sắc thuế môi trường cần được áp dụng có báo trước để khuyến khích việc đổi mới sản xuất.

Một cải cách thuế sinh thái dài hạn và chậm như vậy sẽ dần dần loại các công nghệ và cách tiêu xài sinh lắm rác và có hại ra khỏi thị trường. Khi giá cả năng lượng tăng cao, với sự rút giảm tương ứng về thuế thu nhập để bù lại sự gia tăng kia, mọi người sẽ ngày càng thay đổi cách tiêu xài, từ xe ô tô sang đi xe đạp và vận tải công cộng, đi chung xe con trên đường đi làm. Khi thuế đánh vào hóa dầu và nhiên liệu tăng lên, lại có bù đắp bằng giảm thuế thu nhập, trồng trọt hữu cơ sẽ cho không chỉ là thực phẩm an lành nhất, mà còn rẻ nhất nữa.

Thuế môi trường hiện đang được thảo luận nghiêm túc ở nhiều nước châu Âu, và chắc sớm muộn gì cũng sẽ đến với mọi quốc gia. Để chiếm ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh mới mẻ như thế, các nhà quản trị và chủ doanh nghiệp cần phải trở thành học viên sinh thái. Nói riêng, sự hiểu biết cặn kẽ dòng chảy của năng lượng và vật chất qua một công ty sẽ là rất thiết yếu, đấy cũng là lý do vì sao một ngành nghề mới đang thịnh hành “kiểm toán sinh thái” sẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Một “kiểm toán viên môi trường” phải quan tâm đến hậu quả môi trường của các dòng năng lượng, vật chất và người đi qua công ty và do đó quan tâm đến chi phí thực của sản xuất.

Sự cộng tác là đặc điểm thiết yếu của cộng đồng bền vững. Các thay đổi chu trình vòng quay năng lượng và tài nguyên trong hệ sinh thái được bền vững là nhờ có sự hợp tác rộng khắp. Thực vậy, chúng ta đã thấy rằng từ khi xuất hiện các tế bào có nhân đầu tiên hơn 2 tỉ năm trước, sự sống trên Trái Đất đã trải qua những chuỗi sắp đặt ngày càng tinh diệu của sự hợp tác và cùng tiến hóa. Sự hợp tác – xu thế tiến đến kết hợp, thiết lập liên hệ, sống ngay bên trong con khác, và hợp lực – là một trong các dấu ấn đặc sắc của sự sống.

Trong các cộng đồng người sự hợp tác có nghĩa là dân chủ và giao quyền cá nhân, vì mỗi thành viên của cộng đồng đều đóng vai trò quan trọng. Khi kết hợp các nguyên tắc hợp tác với tính năng động của thay đổi và phát triển, chúng ta cũng có thể dùng thuật ngữ “đồng tiến hóa” (coevolution) một cách ẩn dụ trong các cộng đồng người. Khi sự hội nhập tiến triển, mỗi thành viên sẽ hiểu tốt hơn các nhu cầu của người khác. Trong sự hợp tác bình đẳng, chân thực cả hai đối tác đều học hỏi và thay đổi – họ cùng tiến hóa. Ở đây chúng ta lại một lần nữa nhận thấy sự căng thẳng cơ bản giữa thách thức của sự bền vững sinh thái và cái cách mà trong đó các xã hội hiện nay của chúng ta được cấu trúc nên, giữa kinh tế và sinh thái. Kinh tế coi trọng cạnh tranh, bành trướng, và chiếm lĩnh; sinh thái nhấn mạnh sự hợp tác, đối thoại, và hội nhập.

Các nguyên lý của sinh thái học ngụ ý xa hơn nữa – sự phụ thuộc lẫn nhau, dòng chảy quay vòng tài nguyên, hợp tác và hội nhập – là các mặt khác nhau của cùng một kiểu thức tổ chức. Đó là cách hệ sinh thái tự tổ chức bản thân mình để bền vững tối đa. Một khi đã hiểu kiểu thức này, chúng ta có thể nêu ra những câu hỏi chi tiết hơn. Chẳng hạn, sự đàn hồi của những cộng đồng sinh thái ấy là gì? Chúng phản ứng lại các nhiễu động đến từ bên ngoài như thế nào? Những câu hỏi ấy dẫn chúng ta đi tới hai nguyên lý nữa sinh thái học – độ mềm dẻo và độ đa dạng – vốn cho phép các hệ sinh thái sống còn được qua các nhiễu động và thích nghi với những điều kiện thay đổi.

Độ mềm dẻo của một hệ sinh thái là một hệ quả của các vòng phản hồi đa tuyến, có xu hướng đưa hệ trở về sự cân bằng một khi có lệch lạc do biến đổi điều kiện môi trường. Ví dụ, nếu một mùa hè nóng bất thường dẫn đến gia tăng tảo trong hồ nước, thì một số loài cá ăn những tảo này sẽ sinh sôi và ăn nhiều hơn, sao cho số chúng tăng lên và tảo khan hiếm đi. Một khi nguồn thức ăn chính của chúng suy giảm, cá bắt đầu chết. Khi số cá giảm sút, tảo sẽ hồi phục và lại bành trướng. Theo cách đó nhiễu động ban đầu sinh ra thăng giáng xung quanh một vòng phản hồi, mà chung quy làm cho hệ thống cá/ tảo trở lại cân bằng.

Những nhiễu động loại này xảy ra vào mọi lúc, vì mọi thứ trong môi trường lúc nào cũng có thể biến thiên, và do đó tổng cộng tác dụng là thăng giáng không ngừng. Mọi biến đổi chúng ta có thể quan sát thấy – mật độ dân số, sự có sẵn thực phẩm, kiểu thức khí hậu, và vân vân – đều luôn luôn thăng giáng. Đó là cách mà các hệ sinh thái duy trì được bản thân mình trong một trạng thái mềm dẻo, sẵn sàng thích ứng với điều kiện thay đổi. Tấm lưới sự sống là một mạng lưới mềm dẻo, thăng giáng không ngừng. Càng lớn các phạm vi biến thiên được giữ trong thăng giáng, thì hệ càng năng động hơn; độ mềm dẻo của nó càng lớn hơn; và khả năng thích ứng với các điều kiện thay đổi của nó càng lớn hơn.

Tất cả các thăng giáng sinh thái diễn ra trong khoảng giữa các giới hạn chịu đựng được. Luôn luôn có nguy cơ toàn hệ thống bị lật nhào khi có một thăng giáng đi quá giới hạn và hệ không còn có thể bù trừ lại cho nó. Cũng đúng vậy đối với các cộng đồng người. Sự thiếu độ mềm dẻo biểu hiện ra như sự căng thẳng. Đặc biệt sự căng thẳng sẽ xảy đến khi có một hay hơn những biến số của hệ bị đẩy tới các giá trị cực hạn của chúng, làm sinh ra sự cứng nhắc (độ giòn, dễ vỡ) tăng cao khắp hệ thống. Căng thẳng tạm thời là một mặt thiết yếu của sự sống, nhưng căng thẳng kéo dài là có hại và có sức hủy hoại đối với hệ thống. Những xem xét ấy dẫn đến nhận thức quan trọng rằng sự quản lí một hệ thống xã hội – một công ty, một thành phố, hay một nền kinh tế – nghĩa là tìm các giá trị tối ưu cho các biến số của hệ thống ấy. Nếu cố cực đại hóa một biến số đơn lẻ nào đó thay vì làm tối ưu nó, điều đó sẽ chắc chắn dẫn đến hủy hoại cả hệ thống như một tổng thể.

Nguyên lý về độ mềm dẻo cũng gợi mở một chiến lược tương ứng để giải quyết mâu thuẫn. Trong mỗi cộng đồng đều có thể có những mâu thuẫn, đối chọi, không thể giải quyết thiên về phía này hay phía khác. Chẳng hạn, cộng đồng sẽ cần cả ổn định và thay đổi, trật tự và tự do, truyền thống và đổi mới. Đừng dùng các quyết định cứng nhắc, các đối chọi không tránh khỏi ấy cần giải quyết tốt hơn bằng cách thiết lập một sự cân bằng động. Học hỏi sinh thái bao gồm sự hiểu biết rằng cả hai phía của cuộc đối chọi đều quan trọng, tùy thuộc vào bối cảnh, và rằng các mâu thuẫn bên trong một cộng đồng là dấu hiệu của tính đa dạng phong phú và sức sống của nó và do đó góp phần vào sức sống của hệ thống.

Trong các hệ sinh thái, vai trò của tính đa dạng gắn liền với cấu trúc mạng lưới của hệ. Một hệ sinh thái đa dạng cũng sẽ đàn hồi tốt, vì nó chứa nhiều loài với những chức năng sinh thái trùng lặp, gối lên nhau, có khả năng phần nào thay thế cho nhau. Khi một loài cụ thể riêng nào đó bị biến mất do một nhiễu động nghiêm trọng đến nỗi một mắt xích trong mạng lưới bị đứt gãy, thì một cộng đồng đa dạng vẫn sẽ có thể sống sót và tái tổ chức, vì các mắt xích khác trong mạng lưới cuối cùng có thể bù đắp phần nào các chức năng của loài đã mất. Nói khác đi, một mạng lưới càng phức tạp (đa dạng) hơn, kiểu thức liên kết lẫn nhau của nó càng phức hợp hơn, nó sẽ càng đàn hồi hơn.

Trong các quần thể sinh thái độ phức hợp của mạng lưới là hệ quả của đa dạng sinh học của nó, và như thế một cộng đồng sinh thái đa dạng là một cộng đồng đàn hồi. Trong các cộng đồng người, tính đa dạng bản sắc dân tộc và văn hóa có thể đóng cùng một vai trò tương tự. Đa dạng có nghĩa là có nhiều mối liên hệ khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau tới cùng một vấn đề. Một cộng đồng đa dạng là một cộng đồng đàn hồi, có khả năng thích ứng với các tình thế thay đổi.

Tuy nhiên, tính đa dạng là một ưu thế chiến lược chỉ khi cộng đồng thực sự có sức sống động, bền vững vì có một tấm lưới các mối liên lạc. Nếu cộng đồng bị rạn nứt thành những nhóm và cá thể riêng biệt, sự đa dạng có thể dễ dàng trở thành nguồn sinh thành kiến và xích mích, xung đột. Nhưng nếu cộng đồng là giác ngộ sự liên quan lẫn nhau của tất cả thành viên, sự đa dạng sẽ làm giàu tất cả những mối quan hệ, và do đó làm giàu cộng đồng như một đoàn thể, cũng như mỗi cá nhân thành viên. Trong một cộng đồng như thế thông tin và ý tưởng lưu chuyển tự do qua toàn thể mạng lưới, và sự đa dạng của những phong cách diễn giải và học hỏi – thậm chí tính đa dạng của các khuyết điểm – cũng sẽ là sự giàu có của cả cộng đồng.

Do đó, có một số nguyên lý cơ bản của sinh thái học – sự phụ thuộc lẫn nhau, sự quay vòng, hợp tác – hội nhập, độ mềm dẻo, tính đa dạng, và như hệ quả của tất cả những cái ấy, độ bền vững. Khi thế kỷ của chúng ta (thế kỷ 20) sắp khép lại, và chúng ta đang hướng đến thiên niên kỷ mới, sự sống còn của loài người sẽ tùy thuộc vào sự học hỏi sinh thái của chúng ta, vào khả năng chúng ta hiểu các nguyên lý ấy của sinh thái học và sống theo như thế.

Mandala là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. NỀN VẬT LÝ MỚI
  2. MÔ HÌNH MÁY TÍNH CỦA NHẬN THỨC
  3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

Bài viết mới

  1. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM
  2. LÒNG TỰ TRỌNG
  3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ