SỰ ĐỒNG CẢM

EDWARD HOFFMAN

WILLIAM C. COMPTON

Trích: Tâm Lý Học Tích Cực; 1980Books dịch; NXB. Lao Động

Tâm lý học tích cực là một cuốn sách thực hành về sự phát triển cá nhân và nuôi dưỡng niềm vui. Cuốn sách được thiết kế đặc biệt để tổng hợp các chủ đề theo từng chương ngắn gọn và chú trọng tính vận dụng. Ý thức, thấu hiểu và bồi đắp một trạng thái tinh thần tích cực trong con người mình không phải là chuyện có thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Nhưng bằng cách kiên nhẫn, rèn luyện và dành thời gian nhìn sâu vào nội tâm, việc bạn làm chủ được các yếu tố tâm lý là một mục tiêu khả thi. Dựa trên những nghiên cứu khoa học đã được tích lũy qua nhiều năm, Tâm lý học tích cực chính là nguồn tham khảo hữu ích nhất đối với bất cứ ai muốn nói không với trì hoãn, để tập trung ý chí cho một bản thân tốt đęp và hoàn thiện hơn, và thực sự thay đổi chính mình ngay từ hôm nay.

—–???—–

Bạn có dễ dàng biết được người khác đang cảm thấy gì không? Mọi người có nói rằng bạn là một người “biết lắng nghe” không? Đôi khi, bạn có khả năng cảm nhận những tâm trạng khác nhau của mọi người không? Nếu có, bạn là người có sự đồng cảm mạnh mẽ – và điều này có thể giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn trong suốt cuộc đời. Tại sao? Bởi vì tâm lý học tích cực ngày càng xem sự đồng cảm là một đặc điểm quan trọng đối với hạnh phúc. Nghiên cứu không chỉ tiết lộ sự đồng cảm là một “chất keo” độc đáo cho mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ gia đình và tình yêu lãng mạn, nó thậm chí còn nâng cao thành tích công việc của chúng ta. Chắc chắn, đồng cảm trong công việc rất có ý nghĩa, vì nếu không đủ đồng cảm, chúng ta không thể biết điều gì thu hút đồng nghiệp hay khách hàng của chúng ta.

Mối quan tâm của khoa học về sự đồng cảm đang ngày càng tăng, tuyên bố một sự thay đổi lớn so với ý tưởng phổ biến trước đây của Tiến sĩ Richard Dawkins (1990) tại Đại học Oxford, rằng mọi người đều được sinh ra với một “gen ích kỷ” trội. Thay vào đó, nhiều nhà khoa học về tiến hóa hiện nay cho rằng những đặc điểm liên kết như lòng vị tha và sự đồng cảm cho phép loài người tồn tại và phát triển (chứ không phải là sự cạnh tranh và lòng tham). Quan điểm như vậy cũng bác bỏ sự nhấn mạnh về tính ích kỷ vượt trội của con người, vì không có em bé nào có thể sống sót mà không cần sự chăm sóc hằng ngày của người lớn.

Hơn 75 năm trước, Alfred Adler đã khẳng định rằng sự đồng cảm ở trẻ phải được nuôi dưỡng, nếu không nó sẽ chỉ duy trì ở mức ít ỏi. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ông đã đúng: Cha mẹ đồng cảm với con cái của họ (“Bố mẹ thấy con buồn. Có chuyện gì đã xảy ra ở trường à?”) có nhiều khả năng sẽ làm tăng sự đồng cảm ở con cái họ. Ngày nay, chúng ta cũng biết rằng sự đồng cảm bao gồm hai thành phần khác nhau nhưng có liên quan với nhau: nhận thức và tình cảm. Đồng cảm nhận thức là khả năng về mặt trí tuệ để biết người khác đang cảm thấy gì, trong khi sự đồng cảm về mặt tình cảm liên đến khả năng trải nghiệm cảm xúc của người khác, chẳng hạn như hạnh phúc hay buồn bã. Mặc dù có bằng chứng rõ ràng rằng các bé gái đồng cảm hơn các bé trai ở cả hai khía cạnh trên khi còn nhỏ, cả hai giới đều có thể củng cố sự đồng cảm thông qua nỗ lực bồi đắp.

?Thực hành

Trong hoạt động này, hãy viết về một tình huống trong cuộc sống của bạn khi sự đồng cảm của ai đó giúp bạn đối phó tốt hơn với căng thẳng. Nó có thể liên quan đến một tình bạn, một mối quan hệ lãng mạn, một khó khăn liên quan đến trường học, hoặc một vấn đề công việc. Người này đã có những lời nói hay hành động đồng cảm có lợi theo cách nào? Tiếp theo, hãy viết về khoảng thời gian mà bạn cảm thấy vui mừng về điều gì đó bạn đạt được, và một người bạn hoặc thành viên gia đình đã đáp lại một cách đồng cảm bằng lời chúc mừng và sự ấm áp. Sự đồng cảm này có khuếch đại hạnh phúc của bạn không? Nếu có, tại sao bạn nghĩ rằng nó có tác dụng có lợi như vậy?

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐỒNG CẢM KHÔNG PHẢI LÀ ĐỒNG Ý HAY PHÂN TÍCH TÂM LÝ
  2. ĐỒNG CẢM VÀ ĐẠO ĐỨC: NGUỒN GỐC CỦA SỰ VỊ THA

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP