QUÁ KHỨ, TƯƠNG LAI… TẤT CẢ ĐỀU LÀ NHỮNG HÌNH ẢNH TÂM LÝ

SOM SUJEERA

Trích “Luật Hấp Dẫn - Bí Mật Tối Cao” Tác giả: Som Sujeera Người dịch: Diệu Hằng NXB Lao Động –Thaihabooks

Đa số chúng ta đều phân biệt giữa hình ảnh chúng ta lưu lại về quá khứ (ký ức) với những câu chuyện mà ta tưởng tượng ra. Chúng ta luôn nghĩ ký ức là thật còn những chuyện kia chỉ là ảo. Nhưng nếu nhìn một cách sâu sắc hơn, ta sẽ nhận ra, thực chất chúng chỉ là một mà thôi. Những nhà thần kinh học quả quyết rằng chúng ta không thể phân biệt giữa ký ức với những hình ảnh được tạo ra không dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp với một trong năm giác quan. Khác biệt duy nhất giữa hai loại hình ảnh này chỉ là mức độ rõ ràng của chúng. Nếu bạn

có thể tạo ra một hình ảnh tâm lý thật rành mạch, cảm xúc sẽ tác động và ý tưởng sẽ đi từ một tưởng tượng đơn thuần đến thực tế.

Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng tưởng tượng đơn thuần về một trải nghiệm nào đó cũng tác động lên não bộ của chúng ta mạnh như khi chúng ta thực hiện nó trong thực tế; trong cả hai trường hợp này, não bộ sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra những liên hệ thần kinh để trả lời cho các kích thích. Não bộ không phân biệt giữa ký ức hay tưởng tượng. Khi chúng ta tưởng tượng một điều gì đó thường xuyên, suy nghĩ đó sẽ mạnh lên và chúng ta bắt đầu thực hiện một quy trình mà về cơ bản là khác biệt với những gì ta đã từng mong đợi. Thay vì trải nghiệm những cảm xúc này qua năm giác quan rồi sau đó chuyển thể chúng thành dữ liệu đầu vào cho các hình ảnh tâm lý thì chúng ta lại bắt đầu ngay với hình ảnh tâm lý và rồi sau đó chiếu chúng vào thế giới và biến chúng thành hiện thực.

Đức Phật dạy “duyên khởi” để giải thích cho mối quan hệ nhân

– quả trong sự luân hồi bất tận của con người trong vòng quay cuộc sống. Khi một mối liên hệ nào đó được tạo lập, thế giới bên ngoài được lĩnh hội qua cánh cửa của các giác quan, mắt để nhìn, mũi để ngửi… Khi đã có liên hệ này, cảm xúc dễ chịu hay khó chịu hoặc trung tính sẽ xuất hiện trong ta. Khát vọng cũng sẽ nảy sinh tương ứng với những cảm xúc này. Đảo ngược trình tự sẽ là thế này: Khao khát ⇒ Cảm xúc ⇒ Liên hệ ⇒ Giác quan lĩnh hội thế giới bên ngoài. Khát vọng và cảm xúc trong vòng quay này sẽ tạo ra một bức tranh trong đầu ta. Khi bức tranh này đạt được mức năng lượng đủ lớn, nó sẽ xuất hiện, năm giác quan của ta sẽ liên hệ với hiện thân của hình ảnh này theo cách phù hợp với khát vọng của ta.

Bằng cách tạo ra một hình ảnh thật rõ ràng về tương lai với những cảm xúc mãnh liệt, rõ ràng như những hình ảnh về quá khứ, bạn sẽ có thể biến chúng trở thành hiện thực. Khi những hình ảnh này trở thành một phần của ý thức cao hơn trong bạn, một số người thích gọi đó là sự tự tôn về tinh thần, bạn thực sự có thể bắt đầu tạo dựng tương lai cho mình.

Theo các nhà lý thuyết lượng tử, có vô số tương lai có thể xảy ra nhưng chỉ có một tương lai sẽ đến. Điều đó có nghĩa là tương lai mà bạn sẽ trải nghiệm phụ thuộc hoàn toàn vào những hình ảnh trong đầu bạn bởi bạn là người duy nhất có khả năng tạo ra số phận của mình.

Hầu hết mọi người đều từng có những trải nghiệm với ký ức ảo giác (déja-vu). Dù biết chắc đây là lần đầu tiên gặp con người này, đến nơi này hay ở trong hoàn cảnh này nhưng chúng ta lại có cảm giác dường như mình đã từng gặp trước kia. Nếu nhìn nhận ký ức ảo giác dưới lăng kính của Luật Hấp Dẫn, chúng ta sẽ hiểu rằng hẳn là thực tế này đã được tạo ra bằng chính những suy nghĩ của mình. Điều này thường xảy ra trong các giấc mơ, khi chúng ta xem ti vi hoặc đọc sách, khi mà tư duy của ta mở rộng và đón nhận thông tin một cách vô thức – những hình ảnh tâm lý này có thể thâm nhập vào đầu óc của ta và rồi ta có thể sẽ gặp lại trong tương lai. Ký ức ảo giác thực chất chỉ là sự tái hiện những hình ảnh này từ trong tư duy vô thức của chúng ta. Nếu để tâm đến những bức tranh tư duy này và tìm cách làm rõ hình ảnh trong đầu mình, chúng ta sẽ khiến chúng từ đáy sâu của vô thức nổi lên bề mặt của thế giới thường nhật.

Một số người mang trong mình khả năng mà chúng ta gọi là “linh cảm”: những hình ảnh trong đầu họ về một sự kiện nào đó sau này trở thành sự thật. Nhưng thực chất nó chính là hình ảnh tâm lý được hiện thực hóa mà thôi. Vậy nên bạn đừng kinh ngạc nếu một sự kiện trong tương lai một khi đã được khóa chặt trong đầu óc của chúng ta như một hình ảnh tâm lý, nó sẽ trở thành hiện thực vào đúng thời điểm.

Nếu bạn đã từng trải nghiệm ký ức ảo giác thì bạn cũng đã có một hình ảnh tâm lý trong đầu mình dưới dạng linh cảm mà bạn không hề hay biết. Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta cũng thực sự biết về nó. Vô thức cảnh báo chúng ta về những mối nguy hiểm sắp xảy đến, ví dụ như vô số các dẫn chứng về những người đã tránh được những vụ tai nạn máy bay thảm khốc. Họ đã mua vé, ra sân bay nhưng đến phút cuối, một nỗi lo lắng nào đó đã giữ họ ở lại mặt đất và cứu sống họ. Rất nhiều người từng mua vé trên con tàu Titanic nổi tiếng đã hủy chỗ của mình vì họ mơ thấy con tàu này sẽ đắm. Những hình ảnh này xảy ra với hầu hết chúng ta một hoặc hai lần trong đời và thường rơi vào những thời điểm sắp xảy ra thảm họa.

KHI BẠN NGHĨ ĐẾN THÀNH CÔNG, BẠN SẼ THÀNH CÔNG

Khi hai người cùng nhắm đến một đích, người nào có hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc rõ ràng hơn về thời điểm đạt được mục tiêu,

người đó sẽ thành công. Ví dụ, nếu như bạn đang trên đường đua, bạn có thể hình dung cảnh mình đứng trên bục chiến thắng, hiên ngang ở vị trí thứ nhất và đối thủ của bạn cũng có những hình ảnh tương tự. Lý thuyết lượng tử nói rằng cả hai hình ảnh này đều có khả năng xảy ra, vấn đề là hình ảnh nào sẽ thực sự trở thành hiện thực. Trong ví dụ này, nếu hình ảnh về chiến thắng của bạn mạnh hơn, rõ ràng hơn và tràn đầy cảm xúc hơn so với đối thủ, sự thật sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ chứng minh bạn là người chạm đích đầu tiên.

Mở rộng ra ngoài phạm vi bản thân mình, sự khích lệ và niềm tin về những gì xung quanh có sức mạnh lớn trong việc xác định kết quả của một tình huống. Ví dụ như nếu con gái bạn đang trong một cuộc thi và bạn thực sự tin tưởng rằng cô bé sẽ chiến thắng, bạn sẽ giúp hiện thực hóa hình ảnh này cho cả hai người.

Một vận động viên có khả năng gắn chặt bức tranh tâm lý chiến thắng trong đầu mình sẽ thấy nó là một điều không thể khác và sẽ trở nên tràn đầy tự tin trên trường thi đấu. Đó là niềm tin không thể lay chuyển.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI – NƠI CHÚNG TA THẤU HIỂU SUY NGHĨ CỦA MÌNH
  2. VIẾT NÊN KỊCH BẢN CHO CUỘC ĐỜI MÌNH BẰNG NHỮNG TƯỞNG TƯỢNG VỀ TƯƠNG LAI
  3. HÒA NHẬP VỚI CUỘC SỐNG BẠN MONG MUỐN

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP