TÁNH KHÔNG LÀ GIẢI THOÁT

Geshe Tsultim Gyeltsen

Trích: “Gương Trí Tuệ - Pháp Không Tánh” Geshe Tsultim Gyeltsen Các Luận về Không Tánh trong Luyện Tâm Như Nhật Quang và Bát Nhã Tâm Kinh Nguyên tác: Mirror for The Wisdom - Teachings on Emptiness Lama Yeshe Wisdom Archive, Boston, MA Thubten Dhargye Ling, Long Beach, CA Việt dịch: Linh Thụy Anh dịch: Lotsawa Tenzin Dorjee Ảnh: Nguồn internet

GƯƠNG TRÍ TUỆ – PHÁP KHÔNG TÁNH

Hầu thức giác về vô ngã, ta phải hiểu ngã không hiện hữu. Các trường phái tư tưởng Phật giáo khác nhau có nhiều diễn dịch khác nhau về điều này. Luận về một trong các đại tác phẩm của Lạt ma Tông Kha Ba, Cốt yếu của Hùng biện về gì là Xác định và gì là Diễn dịch, cho biết ngài Tông Kha Ba xác nhận có nhiều vị đại sư Tây tạng khi xưa, mặc dù đắc nhiều phẩm tánh, vẫn còn thiếu thật nghĩa của không tánh. Khi nói chư tiên sư Tây tạng thời cổ” ngài Tông Kha Ba muốn nói đến thời sau thế kỷ thứ tám khi ngài Tổ sư Liên Hoa Sanh và Chủ trì Sangharakshita được mời đến Tây tạng, và thời sau thế kỷ mười một, bao gồm cả việc ngài A Tì Sa đến, cho đến thời của Tông Kha Ba vào thế kỷ mười bốn. Điều Lạt ma Tông Kha Ba ngụ ý là trong khía cạnh của đạo, liên hệ đến pháp hoặc phương tiện thiện xảo, chư tiên sư này có vô lượng đại phẩm tánh như bồ đề tâm. Họ kiện toàn diện pháp của Phật giáo, tuy nhiên nhiều vị trong số lại thiếu quán về không tánh. Họ không thể nắm bắt trọn vẹn. Đến thế kỷ mười một, đại sư Ấn độ A Tì Sa được mời đến Tây tạng. Ngài trước tác một đoản thi tuyệt vời tên là Giác Đạo Đăng, và với tác phẩm này, ngài tinh lọc toàn pháp của đức Phật, bao gồm hiển lẫn mật.

Trong thế kỷ mười bốn, Lạt ma Tông Kha Ba giác quán không tánh với vị Phật thiền Văn Thù. Tông Kha Ba nói, nhằm hiểu không tánh hoặc vô ngã, hiểu biết của ta phải thoát khỏi hai cực của phủ bác quá nhiều và phủ bác quá ít.

Vài vị tiên sư Tây tạng không nhận diện đúng đối thể của phủ định hoặc biên bác. Chư vị xác nhận chân lý có thể tìm ra bằng phân tích tối hậu. Đó là trường hợp định lượng quá thấp đối thể của biện bác. Chư vị đã không biện bác đủ, và như thế, họ thiếu quán về không tánh. Chúng ta cần tịnh hóa ác trược thật nhiều và tích tụ nhiều công đức hầu kiến không tánh. Nếu chư đại sư đó có thể thiếu sót, chúng ta dĩ nhiên cũng rất dễ thiếu sót vậy.

KHÔNG QUA NHIỀU TRƯỜNG PHÁI PHÁT GIÁO

Có bốn chủ điểm trong Phật giáo gọi là “tứ ấn.” Đó là mỗi hiện tượng phối hợp đều vô thường, mỗi thứ ảo cấu đều khổ não, mỗi hữu pháp đều vô ngã và rỗng không và Niết bàn hay giải thoát là an bình. Tất cả Phật tử đều chấp nhận bốn điểm trên như giáo pháp khẳng định, nhưng về điểm thứ ba – mọi hiện tượng (cảnh) đều vô ngã và rỗng không – nhiều trường phái Phật giáo khác nhau có cách diễn dịch khác nhau. ”

Phái Nguyên thủy diễn dịch tạm ấn chỉ có nghĩa không có ngã của con người. Truyền thống Phật giáo này không chấp nhận vô ngã của cảnh. Trong tứ đại thuyết phái của Phật giáo – Kinh Lượng bộ, Phân Thuyết giả, Duy Thức luận và Trung Đạo quán (Sautrantika, Vaibhashika, Cittamatra và Madhyamaka) – chúng ta tìm thấy các xác nhận và trình bày khác nhau về vô ngã, cũng như về đối thể của phủ định hoặc biện bác. Hai trường phái thấp hơn là Phân Thuyết (Vaibhashika), đôi khi còn gọi là Chuyên Biệt (Particularists) hoặc Hiện Thực (Realists); và Kinh) Lượng (Sautraltika), hoặc Kinh Thủ (Followers of the Sutra). Giống như trường phái cao, chủ thuyết của hai trường phái này nói không có một ngã hữu của người tự trọn đủ và chân thật. Tuy nhiên, họ cũng chỉ xác nhận vô ngã của người chứ không vô ngã của cảnh.

Đến trường phái cao hơn về triết lý Phật giáo, là Duy Thức (Cittarnatra) hoặc Duy Tâm (Mind Only). Trình bày của họ khác biệt, Họ nói về hai loại vô ngã, vô ngã của người và vô ngã của cảnh. Theo phái Duy Thức, chính “nhị nguyên giữa chủ thể và đối thể” là đối tượng của phủ định hoặc vật bị phủ nhận sự hiện hữu. Ho nghiệm về vô ngã của cảnh bằng cách nói rằng chủ thể và đối thể có cùng bản tánh và chính sự phân chia giữa chủ thể và đối thể như các thực thể cách biệt mới là đối tượng của phủ định. Nói cách khác, chủ thể và đối thể vốn rỗng không về nhị nguyên và thực thể cách biệt. Tư tưởng của Duy Thức nói về ba loại hiện tượng (cảnh) khác nhau. Có “hiện tượng gán đặt,” vốn chỉ hiện hữu qua phương cách chính các đặc điểm của chúng. Có “hiện tượng chứng nghiệm” và “hiện tượng tùy thuộc”, chỉ hiện hữu qua phương cách chính các đặc điểm của chúng (đặc tánh hữu).

Trong Trung Quán hay Trung Đạo (Madhyamaka) có hai phân bộ chính, đó là Tự y luận chứng (Svatantrika-Madhyamaka) (hoặc luận về Hiệu lực Hàm xúc), và Quy mậu luận chứng (Prasangika- Madhyamaka) (hoặc luận về Kết quả Biện chứng). Hai bộ phái triết lý này trình bày vô ngã bằng cách khác. Phái Trung Quán-Tự Y luận cũng nói đến hai loại vô ngã, vô ngã của người dễ hiểu hơn vô ngã của thế giới hiện tượng. Họ đồng ý với trường phái Duy Thức và hai trường phái Phật giáo khác trong vấn đề vô ngã của người, nhưng vô ngã của hiện tượng thì khác nhau.

Đa số trường phái Phật giáo xác nhận nếu thứ gì không từ phía chính nó hoặc qua cách chính đặc điểm của nó, tất không hề hiện hữu. Phái Trung Quán-Tự Y luận xác nhận mọi thứ chỉ hiện hữu như phối hợp của phóng chiếu và hiện hữu cố nhiên. Vậy, theo phái này, thuật ngữ “chân hữu” và “đặc tánh hữu” không đồng nghĩa. Họ tin sự vật hiện hữu một phần như kết quả của niệm phóng chiếu hoặc gán đặt trên tâm, và một phần do chính từ phía chúng. Họ tin không có gì hiện hữu trong và tự nó mà không nhãn hiệu hoặc quy niệm, và xác nhận này chính là đối tượng của phủ định; nhưng họ tin vật có hiện hữu từ phía chính chúng ở một mức độ nào đó. Nói cách khác, hiện tượng chứa một đặc điểm mà ta gọi là hiện hữu khách quan.

Trong trường phái tư tưởng cao nhất của Phật giáo, Trung Quán-Quy Mậu luận (Pransangika-Madhyamaka) cho rằng không có gì hiện hữu từ phía chính nó, cho dù nhỏ nhặt nhất. Mọi thứ đều quy đặt hoặc nhãn hiệu. Không giống các trường phái khác, họ xác nhận vô ngã của người không chỉ có nghĩa là không có người nào tự trọn đủ hoặc chân hữu. Họ nói đến một người không hiện hữu cố nhiên, hoặc trong và tự nó. Theo Quy Mậu phái, “không tánh của chân hữu” và “không tánh của cố hữu” đồng nghĩa. Giống như Duy Thức và Trung Quán-Tự Y phái, Quy Mậu phái xác nhận hai loại vô ngã, vô ngã của người và vô ngã của hiện tượng. Tuy nhiên, về những gì bị phủ định hoặc biện bác, họ xác nhận chẳng có khác biệt nhau. Cái này cũng dễ hiểu như cái kia, bởi vì tiến trình khám phá chúng chỉ là một. Giả tỷ ta là thiền giả muốn tiêu điểm vào vô ngã của tôi, dùng con người làm cơ sở. Khi, qua lý luận, ta cảm nhận được vô ngã của tôi, rồi chuyển tiêu điểm đó vào một đối thể hoặc hiện tượng khác, ta có thể hiểu vô ngã của hiện tượng đó bằng năng lực của cùng loại lý luận. Ta không cần tái nghiệm vô ngã của hiện tượng bằng cách dùng phương pháp khác.

Đối với Quy Mậu phái, không có mảy may khác biệt nào giữa vô ngã của người và vô ngã của hiện tượng (cảnh). Khi nhận thức được một người chỉ hiện hữu bằng nhãn hiệu của từ và niệm, cũng chẳng hiện hữu trong và tự nó, ta sẽ thức giác được vô ngã hoặc không tánh của một người. Lấy cảnh làm tiêu điểm, khi thức giác cảnh chỉ là nhãn hiệu của từ và niệm, cũng chẳng hiện hữu trong và tự nó, ta sẽ thức giác được vô ngã hoặc không tánh của cảnh. Có khác biệt về cơ sở gán đặt, nhưng không có khác biệt giữa hai loại vô ngã trong khuôn khổ chúng thực hữu. Chính bởi lý do đó, ngài Nguyệt Cái nói: “Vô ngã được dạy nhằm giúp chúng sanh giải thoát luân hồi. Hai loại vô ngã chỉ dựa trên cơ sở của sự gán đặt.” Vậy, khi lấy một người làm cơ sở gán đặt, ta đối đãi với vô ngã của một người. Khi lấy cảnh làm cơ sở gán đặt, ta đối đãi với vô ngã của cảnh.

Theo Trung Quán-Tự Y phái và ba trường phái Phật giáo thấp hơn, hiện tượng không chỉ là vấn đề danh xưng hoặc nhãn hiệu. Họ xác nhận hiện tượng phải được tìm thấy dưới việc được biết như “phân tích tối hậu.” Khi vật tìm thấy dưới loại phân tích này, họ bảo ta có thể hiệu lực hiện hữu của các hiện tượng đó. Khi vật không tìm thấy dưới loại phân tích này, họ không thể xác nhận hiện hữu của nó.

Xác nhận của Trung Quán-Quy Mậu phái hoàn toàn khác. Theo Quy Mậu phái, không gì có thể tìm thấy dưới phân tích tối hậu. Theo phái này, nếu có gì tìm thấy được vật đó tất hiện hữu thực sự, và là chân hữu, hoặc có thể tìm thấy qua phân tích tối hậu; đó chính là chủ thể của phủ định hoặc biện bác. Thánh giả Long Thọ nói, “Biết được tất cả hiện tượng đều rỗng không như thế và tin cậy vào hành cùng quả của chúng, chính là mầu nhiệm của các mầu nhiệm, là siêu diệu giữa các siêu diệu.” Vậy, dù ta hiểu không tánh của mọi hiện tượng, vẫn tin cậy vào sự hiểu biết về chân lý nhân quả.

Theo Trung Quán-Quy Mậu phái, thuật ngữ “đặc tánh hữu”, “cố hữu” và “chân hữu” đều đồng nghĩa. Đối với Quy Mậu phái, mọi thuật ngữ trên đều mô tả đối tượng của phủ định – loại hiện hữu bị phủ định hoặc biện bác. Vì lý do đó, nội chấp vào cố hữu của ngã (độ là nội chấp vào ngã, đặc tánh hữu) là một cảm nhận lệnh lạc. Chính cảm nhận lệch lạc đó cần phải cắt bỏ và tiêu trừ bằng việc vun trồng trí tuệ tri kiến không tánh.

NGHĨA CỦA NGÃ TRONG CÁC PHÁI PHẬT HỌC

Tất cả trường phái tư tưởng đều đồng ý về ngã hay tôi thiết lập tiêu điểm của nội chấp. Tuy nhiên, điểm khác biệt của họ, chính là nơi thuật ngữ về một người là gì! Vài trường phái thấp hơn xác nhận một người chính là ngũ uẩn thân và tâm của họ. Các phái khác nói chỉ có tâm mới là con người chứ không phải các uẩn khác. Trong phái Duy Thức có một bộ phận theo truyền thống kinh điển, và bộ khác theo lý luận. Bộ trì kinh trong Duy Thức xác nhận tâm chính là người. Đa số trường phái Phật giáo xác nhận lục thức – ngũ căn thức và ý thức. Có nhãn thức, nhỉ thức, tỷ thức, thiệt thực, thân thức cùng ý thức. Ngoài lục thức đó, tuy nhiên, bộ Thủ Kinh trong trường phái Duy Thức nói đến “ý thức hư ngụy” (tức Mat na thức) và “tâm nền tảng”, còn được dịch là “tàng thức” (A lại da thức). Theo họ, tâm nên tảng của tất cả chính là con người, và do đó nó là tiêu điểm của ý thức nắm bắt. Những người xác nhận điểm này cho rằng mọi nghiệp hành đều lưu dấu trên thức đặc biệt đó.

Theo Bhavaviveka, đại sư Ấn độ thuộc Trung Quán-Quy Mậu phái, người là một dòng ý thức. Vậy, theo hai trường phái trên, khi chúng ta tạo nghiệp hành, ấn dấu của các hành đó sẽ lưu hoặc trữ trên dòng tâm thức. Lý do khiến các căn thức không trữ bất cứ ấn dấu nào bởi vì chúng chỉ hoạt động ở đây và bây giờ. Khi ta chết chúng ngưng hiện hữu. Chúng hạn chế trong đời sống này và như thế không thể nối kết cùng các kiếp vị lai. Bhavaviveka trình bày vị thế hoặc xác nhận của ông về người là thế nào trong tác phẩm mang tên Hỏa Luận.

Tất cả mọi trường phái tư tưởng Phật giáo đồng ý con người hoặc ngã là một hiện tượng gán đặt – điều gì được gán đặt vào các uẩn. Tuy vậy, khi hỏi nhiều người trong đó chỉ điểm ngã gán đặt là gì, thí dụ họ đưa ra là vài loại ngã hoặc người hiện hữu thật sự. Chẳng hạn một trường hợp với vài xác nhận mà ta vừa nêu ra. Theo phái tư tưởng dưới Tự Y-Trung Quán, nhằm biết được vật có hiện hữu chăng, sự hiện hữu của nó phải được chứng minh bằng một nhận thức hiệu lực. Theo các phái này, khi chúng ta nhìn một hiện tượng, nó phải có thể tìm thấy dưới sự phân tích. Khi ta tìm thứ gì dưới loại phân tích đó, thứ đó được xem như hiện hữu bởi các đặc điểm của nó. Nếu không tìm thấy thứ gì cả, điều đó có nghĩa nó chớ hề hiện hữu.

Tuy nhiên, theo phái Quy Mậu-Trung Quán, khi quán sát tâm, cuối cùng cuộc phân tích, ta sẽ không tìm thấy thứ gì như là một con người hiện hữu từ phía nó. Một người chỉ là một phóng chiếu được gán đặt trên các uẩn. Nếu tìm thấy được một người hiện hữu từ phía chính nó, tất nó phải hiện hữu thật sự, trong và tự nó, vốn là điều bất khả, bởi vì sự vật hiện hữu tùy thuộc nhau.

KHÓ KHĂN KHI HIỂU KHÔNG TÁNH

Có các điểm thuần kỹ thuật và quý vị cần bỏ thì giờ tư duy về chúng. Sau khi quán chiếu sự uyên thâm của các giáo pháp này, quý vị có thể chỉ đi đến kết luận là trí tuệ tri kiến không tánh quá khó đắc. Thật quan trọng cần hiểu là cho dù khó khăn thế nào, chỉ cần nhẫn nại và thời gian, quý vị sẽ có thể nhìn thấy tiến bộ trong chính mình và đạt được trí tuệ đó. Đó chỉ là luật thiên nhiên. Nếu ta cứ mãi làm điều gì, qua năng lực của thuần thục, dần dà nó trở nên dễ làm.

Quý vị có thể thấy quá khó cho dù đặt khái niệm về quán không tánh, đặc biệt lúc khởi đầu, nhưng hãy tích cực tư duy, và nỗ lực liên tục. Nếu giữ được cảm hứng, quý vị có thể triển khai được điều gọi là “tinh tế” trong kiến về không tánh – một nghi hoặc về ý nghĩa của nó, cho dù quý vị chưa hiểu trọn vẹn. Quý vị sẽ triển khai được một nghi hoặc tích cực về bản chất của thực tế, đặt câu hỏi phải chăng sự vật thực sự hiện hữu bằng cách thức chúng hiện ra trước mắt ta. Nghi hoặc tích cực này khá đồng điệu với điều ta gọi là “nhạc” của không tánh, và được xem như hữu ích mãnh liệt. Bản văn viết, “Đức Phật, bậc Điều ngư Tối thắng, dã tiên tri rằng vị hộ pháp, Long Thọ, sẽ thể nghiệm ý nghĩa vô lỗi, minh xác và khả diễn dịch và không tánh, như tinh hoa của giáo pháp.” Luận về dòng trên giải thích, trước khi đức Phật nói về không tánh, Ngài biết thường nhân sẽ nhận thấy các khái niệm đó quá khó hiểu. Vậy, cho dù quý vị cảm thấy rất khó theo giáo pháp này, đừng bao giờ buông rơi hy vọng. Hãy quyết tâm nỗ lực để học hiểu, và xin nhớ tốt hơn là khi nỗ lực trong các vấn đề này, phải cố gắng từ từ tìm hiểu. Nói cho cùng, quý vị cũng chẳng có chọn lựa nào, nếu muốn không còn khổ nữa!

 

 

Bình luận


Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ