THỰC HÀNH THỨ BA MƯƠI LĂM – CON ĐƯỜNG CÙA BỒ TÁT

HH. DALAI LAMA XIV

Trích: Những Giáo Lý Thiết Yếu Của Đại Thừa; Nguyên tác: Essential Teachings; Việt dịch: Đương Đạo; NXB Thiện Tri Thức, 2010

Khi chúng ta đã quen hành động dưới sự cai trị của những đam mê của chúng ta, phá hủy chúng đòi hỏi nhiều nỗ lực. Chánh niệm với những thứ ấy là vũ khí cho phép chúng ta đánh bại tức khắc chúng. Tóm tắt: bất cứ điều gì chúng ta làm, trong bất cứ trường hợp hay hoàn cảnh nào, luôn luôn chú ý đến tình huống phát lộ và đến phản ứng với tình huống đó thức dậy trong tâm thức chúng ta; làm như vậy với động cơ sửa đổi tính khí chúng ta cho lợi lạc của tất cả chúng sanh là một thực hành của bồ tát.

Tuy nhiên chừng nào có thể, chúng ta hãy cố gắng chớ bao giờ chấp nhận những lực lượng đối nghịch này, bởi vì khó mà gỡ thoát khỏi chúng. Nếu một khu rừng khô bắt lửa, phải tức thời dập tắt ngay không thì hỏa hoạn sẽ tiếp sau. Theo cách ấy, nếu chúng ta thấy một dòng nước nhỏ lan qua một vùng bỏ hoang, phải ngừng dứt nó trước khi bị ngập. Như một người lính đứng gác ở một nơi trọng yếu, chúng ta phải chú ý đến sai lầm nhỏ nhặt nhất hiện ra nơi lối vào của ba cửa của chúng ta. “Nguyện tôi luôn luôn vẫn trong sạch khỏi lỗi lầm của tám mối phiền não thế gian. Nguyện tôi thấy rằng mọi pháp là như huyễn, lìa bỏ bám luyến, thoát khỏi sự nô lệ cho chúng!”

Shantideva nói trong Bồ Tát Hạnh: “Tôi khẩn cầu bạn, với hai tay chắp lại, rằng trong mọi hành động của bạn, bạn chú ý và tỉnh thức.” Với hai tay chắp lại – điều này nhấn mạnh sự khẩn cấp trong yêu cầu của ngài. Nghe theo ngài, thái độ của chúng ta sẽ là hồi hướng công đức và hạnh phúc của chúng ta cho tất cả “những người mẹ sanh tử luân hồi” của chúng ta. Chúng ta nên là người đầy tớ hầu hạ, người phục vụ đáng tin cậy của tất cả chúng sanh, điều này không có gì cao hơn được, và đấy phải là sự thực hành trọn vẹn của bồ tát.

Về cuối đời, Gedun Drup, Dalai Lama Đệ Nhất, cảm thấy yếu và rất mệt, một hôm thấy hơi buồn chán. Một trong số các đệ tử nói với ngài, “Xin chớ nản lòng, hãy nhớ Phật Gautama đã tiên tri rằng sau đời này ngài sẽ đến cõi Trời Đâu Suất.” Gedun Drup trả lời, “Ta không muốn đến cõi Trời Đâu Suất chút nào. Ta thích hơn đời này qua đời khác tái sanh làm người trong thế giới bất toàn này để giúp đỡ tất cả chúng sanh.” Đấy thực là những lời của một bồ tát, và trong câu nói quý giá đó toàn bộ lý tưởng Đại thừa được thâu gọn. 

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TÂM TỪ BI: CON NGƯỜI MÀ CHÚNG TA MUỐN TRỞ THÀNH
  2. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH
  3. VỀ NHỮNG CÂU NÓI THIẾU SUY XÉT

Bài viết mới

  1. SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA THIỀN TRẦN NHÂN TÔNG VÀ ĐẠI TOÀN THIỆN
  2. NGƯỜI CHO ĐI NHIỀU NHẤT SẼ THẮNG
  3. NGUỒN LINH SÁNG TRONG VEO