TƯ TƯỞNG VÀ XÃ HỘI TRẬT TỰ

DAVID BOHM (1917 – 1992)

Bohm là học trò của Oppenheimer và tham gia vào Dự án Manhattan chế tạo qủa bom nguyên tử đầu tiên. Được xếp vào một trong những nhà vật lý lý thuyết lượng tử quan trọng nhất của thể kỷ 20.

Đã có những cuộc đối thoại với Krishnamurti in thành những cuốn sách như “Sự Chấm dứt của Thời gian, Tương lai của Nhân loại, Những Giới hạn của Tư tưởng…”.

—*—
– Tôi muốn nói rằng công trình khoa học và triết học của tôi, quan tâm chính của tôi là tìm hiểu bản tánh của thực tại nói chung và ý thức nói riêng như một toàn thể cố kết chặt chẻ, nó không bao giờ tĩnh động hay trọn vẹn mà là một tiến trình không dứt của chuyển động và khai mở.

– Bấy giờ có câu hỏi nữa về cái gì là liên hệ của tư tưởng và thực tại. Như chú ý cẩn thận cho thấy, bản thân tư tưởng là một tiến trình thực tế của chuyển động. Nghĩa là người ta có thể cảm thấy một dòng ý thức không khác với cảm thức về dòng chảy trong sự chuyển động của vật chất. Như vậy bản thân tư tưởng có phải là một phần của toàn bộ thực tại? Nhưng bấy giờ, cái gì là một phần của thực tại biết về cái kia, và điều này, có thể ở mức độ nào?
—–(Cái toàn thể và trật tự ẩn)—–

– Thật vậy, cả giàu và nghèo, đời sống bị thống trị bởi một dòng những vấn đề bao giờ cũng phát triển, hầu hết chúng có vẻ không có giải pháp thật sự và lâu dài. Rõ ràng chúng ta đã không chạm đến những nguyên nhân sâu xa hơn của những rắc rối của chúng ta. Điểm chính của cuốn sách này là nguồn gốc tối hậu của mọi vấn đề ấy là trong bản thân tư tưởng, chính cái sự vật mà văn minh của chúng ta tự hào nhất và bởi thế đó là một sự vật “bị giấu kín” bởi vì sự thất bại trầm trọng của chúng ta khi dấn thân vào công việc của nó trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội.
——-(Thay đổi ý thức)—–

Nếu người ta nghĩ đến cái toàn thể như được tạo thành bằng những mảnh độc lập, tâm trí thường có khuynh hướng, vận hành theo kiểu ấy, nhưng nếu người ta có thể bao hàm mọi sự một cách cố kết và hài hòa trong một toàn thể trùm khắp, không phân chia, không vỡ vụn, và không có một biên giới, bấy giờ tâm người ấy sẽ có khuynh hướng chuyển động theo cùng một cách, và từ điều này sẽ tuôn chảy một hoạt động có trật tự ở trong cái toàn thể.

Sự gợi ý của tôi là ở mỗi trạng thái vận hành riêng của tâm đòi hỏi một nắm hiểu toàn bộ cái được biết một cách tổng quát, không chỉ trong lãnh vực luận lý hình thức và toán học, mà còn, một cách trực giác, trong những hình ảnh, cảm giác, sự sử dụng ngôn ngữ thơ ca… (có lẽ chúng ta có thể nói đây là sự hài hòa của bán cầu não phải và bán cầu não trái). Loại suy nghĩ toàn bộ này không chỉ là một nguồn dồi dào các ý tưởng lý thuyết mới, nó còn cần cho tâm con người hoạt động một cách hài hòa, và ngược lại, có thể giúp kiến tạo một xã hội trật tự và bền vững.

Bình luận


Bài viết mới

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. AI CŨNG CÓ THỂ HẠNH PHÚC NGAY TỪ GIÂY PHÚT NÀY
  3. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ