BỐN CÁCH NGHĨ HOÀN CHỈNH HƠN VỀ TIỀN BẠC

SPENCER SHERMAN

Nguyên tác: 4 Better Ways to Relate to Money; Lion Roar; CSAV Dịch

Lần cuối bạn có thái độ tích cực với tiền bạc là khi nào? Đối với hàng triệu người Mỹ, những rắc rối về tài chính rất thực tế và đầy khó khăn. Đặc biệt trong thời điểm đại dịch và kinh tế suy thoái, nhiều người đang phải vật lộn với tình trạng mất việc làm, thu nhập giảm, lo sợ mất nhà, kinh doanh thua lỗ và lo lắng về sức khỏe. Đối với họ, tiền bạc là một chủ đề nhức nhối vì những đau khổ thực sự mà nó gây ra cho họ.

Nhưng ngay cả đối với những người đang có cuộc sống tốt hoặc không gặp khó khăn gì thì tiền bạc vẫn là một chủ đề đầy thách thức và thường bị xếp vào một góc tối, im lặng trong cuộc sống của chúng ta. Đó là điều chúng ta không muốn đề cập, không biết xử lý thế nào với nó hoặc không muốn thảo luận về nó—việc hỏi bạn bè xem họ kiếm được bao nhiêu tiền hoặc họ mắc bao nhiêu nợ là điều cấm kỵ cũng như việc hỏi họ xem họ bầu cử cho ai.

“Thực hành lòng từ ái nuôi dưỡng một trái tim rộng lượng đối với tất cả chúng sinh. Sau đó, chúng ta có thể sử dụng tiền của mình như một công cụ để mang lại lợi ích cho người khác.”

Vậy tại sao lại đưa trạng thái tâm của các cõi trời, tứ vô lượng tâm (brahmaviharas), vào một chủ đề cấm kỵ như vậy? Chẳng phải tốt hơn là chỉ cần tập trung vào những đức tính tốt đẹp của họ như lòng nhân từ và lòng nhân ái và bỏ tiền ra khỏi bức tranh đẹp đẽ này sao? Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu đưa tứ vô lượng tâm này vào cách chúng ta sử dụng tiền bạc, những phẩm chất tích cực vô lượng này liệu có thay đổi cách chúng ta ứng xử với tiền bạc? Điều này có thể thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc như thế nào?

Điều làm tôi trân quý các thực hành Phật giáo, đặc biệt là tứ vô lượng tâm, là chúng trưởng dưỡng sự chấp thuận tất cả những gì cuộc sống mang lại. Xu hướng của tôi, giống như nhiều người trong chúng ta, là coi những khó khăn như đại dịch, biến động chính trị, vấn đề tài chính là những vấn đề để sinh tồn, để vượt qua. Nhưng sẽ thế nào nếu coi khó khăn tài chính và thái độ tiêu cực là cơ hội để trưởng thành và thay đổi, để cải thiện cuộc sốn

Là con người, chúng ta có sẵn tập khí từ thời thượng cổ là chạy trốn khi đối mặt với các mối đe dọa. Thay vào đó, tại sao không tập trung vào những thứ giúp cải thiện tình trạng của chúng ta để có thể ứng phó với khủng hoảng, hoặc những chủ đề đáng sợ và khó chịu như tiền bạc, theo cách hiệu quả và mang tính cách mạng hơn?

Khi tôi bắt đầu áp dụng tứ vô lượng tâm (brahmaviharas) vào tiền bạc, tôi nhận ra rằng cảm giác về tình yêu thương rộng khắp hay tâm từ (metta) là đỉnh cao tự nhiên khi làm việc với ba tâm vô lượng còn lại. Vì lý do đó, tôi đang bắt đầu bài thiền này với tâm xả (upekkha), vì nó là nền tảng để áp dụng ba tâm vô lượng khác vào mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc. Chính sự bình tâm, khả năng tìm thấy không gian trong mọi thăng trầm của cuộc sống tiền bạc, cho phép chúng ta tiếp cận niềm vui cảm thông, lòng trắc ẩn và lòng nhân ái đối với người khác.

Tâm xả (tâm quân bình)

Nếu bạn có sự quân bình, liệu bạn sẽ kiểm tra thị trường chứng khoán mỗi ngày hay bệnh dịch đang tác động gì đến giá nhà đất và thị trường cho thuê nhà, hay bạn sẽ chấp nhận những tình huống xấu nhất đối với tài chính và nền kinh tế hiện tại của bạn?
Có phải bạn sẽ từ bỏ hy vọng tìm được một công việc khác hay ngừng tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho doanh nghiệp của mình đang bị Covid cản trở? Tâm xả, tâm quân bình có nghĩa là có tầm nhìn xa hơn để không bị ảnh hưởng bởi những chuyển động vi mô của cuộc sống.

Tôi đã làm cố vấn tài chính trong ba thập kỷ và tôi đã chứng kiến nhiều trải nghiệm được và mất, thành công và thất bại của khách hàng. Những người nhận ra sự lên xuống về tình hình tài chính là không thể tránh khỏi, bất kể họ có tiền hay không, họ sẽ dễ dàng giữ được sự cân bằng, hài lòng và khôn ngoan hơn. Tâm xả thực sự là nền tảng cho kế hoạch tài chính của bạn. Đó là nguồn gốc của trí tuệ, khả năng vượt khó, tâm tùy hỷ, lòng trắc ẩn và sự rộng lượng.

Bây giờ hãy dành ba phút để viết nhật ký: viết ra sẽ như thế nào nếu có một mối quan hệ bình đẳng với tiền bạc – với các khoản nợ, với chi tiêu, với công việc hoặc công việc kinh doanh của bạn, với đầu tư, với việc cho đi và nhận về. Hãy thử viết từ góc độ bạn đã đạt được trạng thái tâm trí bình thản này. Tôi khuyên bạn nên viết không ngừng cho đến khi chuông báo hết ba phut kêu. Bây giờ, hãy đọc lại những lời bạn viết và nhận ra điều gì bạn cảm thấy đúng nhất.
Bây giờ hãy tự hỏi: nếu tôi nhận được một món quà trời cho bất ngờ, cuộc sống của tôi sẽ sẽ thay đổi như thế nào và giữ nguyên như thế nào? Sau đó hãy hỏi: nếu tình hình tài chính của tôi trở nên tồi tệ hơn vì đại dịch hoặc suy thoái kinh tế, thì ít nhất làm sao tôi có thể cũng ổn nếu không thể tốt hơn ? Ghi lại câu trả lời của bạn trong ba đến năm phút mà không dừng lại.

Đây là một bài quán niệm bạn có thể tụng để trau dồi sự bình tâm:

Tôi có đủ tiền và nguồn lực.
Tôi làm đủ cho bản thân mình và những người khác.
Tôi chỉ cần như vậy là đủ.
Tôi có thể và đang phản ứng một cách khôn ngoan trước bất cứ thăng trầm xảy ra trong cuộc sống.

Tâm Hỷ (Niềm vui đồng cảm)

Điều này đưa chúng ta đến Muditā, hay niềm vui của sự cảm thông. Bạn có bao giờ cảm thấy ghen tị với một người có vẻ thành công về tiền bạc, người dường như đang trong dòng chảy kiếm tiền, tiêu xài và cho đi không? Thành công của họ có khiến bạn cảm thấy tức giận, tự ti hay khiến bạn cảm thấy tủi thân không? Để đạt được một mối quan hệ ít điều kiện và ít phản ứng hơn với tiền bạc, để đạt được những khát vọng cao nhất của mình, tôi phải chấp nhận và học cách chuyển hóa lòng ghen tị của mình với người khác. Đây là một phương pháp thực hành phản trực giác và có thể gặp khó khăn trong vài ngày đầu tiên, nhưng hãy kiên trì thực hiện!

Hãy hình dung một người có thành công tài chính mà bạn ghen tị, cảm nhận ý nghĩa của những từ này và lặp lại:

Nguyện cho thành công tài chính của bạn tiếp tục mở rộng.
Nguyện cho hạnh phúc của bạn không bao giờ chấm dứt.
Nguyện cho bạn không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc.

Tôi làm điều này hai lần mỗi ngày trong một tuần và cảm giác ghen tị của tôi đối với một người như vậy bắt đầu thay đổi. Tôi cảm thấy cơ thể mình khác lạ và sự căng thẳng ghen tị trong tâm trí tôi bắt đầu giảm bớt. Tôi thực sự bắt đầu cảm thấy vui mừng khi nghe về những thành công của người này. Tôi nhận ra rằng sự ghen tỵ của tôi đã hạn chế năng lực sáng tạo và hạn chế hạnh phúc của chính tôi.

Tâm Bi (Lòng trắc ẩn)

Bây giờ chúng ta đã thực hành cách sống với những người có nhiều hơn chúng ta, chúng ta hãy trau dồi lòng bi mẫn, karuṇā, đối với những người có ít hơn. Sự tự do của chúng ta nằm ở khả năng bình yên trong mọi vấn đề tiền bạc. Vậy làm thế nào để chúng ta hướng tới sự bất công về kinh tế và chủng tộc mà không chuyển sang giận dữ, thương hại hay phủ nhận?

Chúng ta bắt đầu với chính mình bằng lòng trắc ẩn và sự tha thứ đối với những quyết định về tiền bạc và tiền bạc của mình trong quá khứ. Điều này rèn luyện chúng ta khi chứng kiến nỗi đau khổ của người khác, giữ cho trái tim chúng ta rộng mở và phát triển năng lượng của lòng tốt và sự quân bình. Thực hành Karuna dẫn dắt chúng ta xóa bỏ khoảng cách ngăn cách chúng ta với những người có ít hơn (hoặc nhiều hơn) những gì chúng ta có. Thông qua lòng từ bi với chính mình, chúng ta mở lòng đón nhận nỗi đau khổ của người khác.

Tâm từ (Metta)

Cuối cùng, điều này đưa chúng ta đến tâm từ – lòng từ, nhân đức, sự rộng lượng – theo truyền thống được liệt kê là tâm đầu tiên trong số tứ vô lượng tâm (brahmaviharas).

Thực hành Metta nuôi dưỡng một trái tim rộng lượng đối với tất cả chúng sinh. Với tâm từ, chúng ta có thể sử dụng tiền bạc như một công cụ mang lại lợi ích cho người khác cũng như cho chính mình. Hãy tự hỏi: Làm thế nào những thói quen chi tiêu và đầu tư của tôi có thể thể hiện lòng từ ái hơn đối với trái đất? Làm thế nào việc kiếm tiền và cho đi của tôi có thể phù hợp hơn với các giá trị đạo đức của tôi? Làm thế nào tôi có thể chia sẻ tiền của mình với một trái tim cởi mở hơn? Làm cách nào tôi có thể nói về tiền bạc một cách cởi mở và minh bạch hơn với các thành viên trong gia đình, bạn bè và khách hàng của mình để họ cảm thấy thoải mái và trung thực về tiền bạc?

Tất cả điều này bắt đầu bằng việc nuôi dưỡng một thái độ cởi mở đối với tất cả các khía cạnh về tình hình hoặc nền tảng tài chính hiện tại hay trong quá khứ của chúng ta. Khi tôi áp dụng tứ vô lượng tâm vào thái độ của chính mình đối với tiền bạc, tôi đã thấy nỗi sợ hãi giảm bớt và sự chấp nhận những quyết định về tiền bạc mà tôi đã đưa ra. Trong trạng thái tâm thư giãn hơn này, tôi đã tăng gấp ba lần số tiền quyên góp từ thiện trong năm nay.

Khoảng thời gian khó khăn này có thể là nguồn gốc của sự tự do lớn hơn. Chúng ta hãy khao khát cảm thấy bình yên, từ bi, nhân ái và hoan hỷ hơn trong tất cả các tương tác tiền bạc của chúng ta. Đây là cơ hội để kiểm nghiệm giáo pháp và trau dồi sự bình tĩnh trong cơn bão bất định. Nguyện cho thành quả là vô biên và không thể đo lường được—vượt quá giới hạn về tiền bạc.

Bình luận


Bài viết mới

  1. TÔI NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TÔI – HT. THÍCH THÁNH NGHIÊM
  2. KORA – ĐI TRONG ÂN SỦNG
  3. SỰ HỒN NHIÊN NGUYÊN THỦY