CHIA SẺ HẠNH PHÚC VỚI MỌI NGƯỜI

PARAMHANSA YOGANANDA

Trích: Hạnh Phúc Không Tự Đến - Đau Khổ Không Tự Đi; Trần Huyền Trang dịch; NXB Hồng Đức, Cty sách eliteBook

Mong muốn hạnh phúc của bản thân phải chứa đựng cả hạnh phúc của những người xung quanh.

Khi chúng ta phục vụ người khác, chúng ta cũng đang phục vụ chính bản thân mình. Chớ có nghĩ, “Tôi sẽ giúp người khác”, mà hãy nghĩ “Tôi sẽ tự giúp mình, thế giới của chính mình, vì chỉ như vậy tôi mới có thể hạnh phúc”.

Quy luật cuộc đời được thiết kế để dạy chúng ta làm sao sống thuận hoà với Tự Nhiên và bản chất vốn có bên trong chính mình.

Nếu bạn chạm tay vào một cái nồi nóng, thì tay của bạn sẽ bị bỏng. Cảm giác đau đớn mà bạn trải nghiệm chính là một cảnh báo được Tự Nhiên đưa ra để bảo vệ bạn khỏi việc làm đau chính mình.

Nếu bạn cư xử tệ với mọi người, bạn cũng sự bị những người khác và cuộc đời đối xử chẳng ra gì. Trái tim của bạn sẽ dẫn nhăn nhúm và khô héo lại. Chính vì vậy, Tự Nhiên luôn cảnh cáo con người rằng những tội ác mà họ gây ra sẽ bất đồng với chính bản ngã bên trong của họ.

Khi chúng ta hiểu bản chất của luật lệ và cư xử đúng hướng, chúng ta sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc dài lâu, luôn có sức khoẻ và thuận hòa với chính bản thân cũng như cuộc sống.

Nhiều năm trước, tôi từng sở hữu một nhạc cụ khá hay, vĩ cầm Ấn. Tôi say mê chơi những bản nhạc hay tuyệt bằng cây vĩ cầm ấy. Nhưng rồi một ngày, một người đến ngắm nghĩa và ngưỡng mộ nó vô cùng tận. Chẳng chút chần chừ, tôi tặng ngay cây vĩ cầm ấy cho ông ta. Vài năm sau đó, có ai đó hỏi tôi rằng “Không tiếc nuối chút nào ư?”. Tôi trả lời chẳng hề suy nghĩ, “Không một chút nào!”.

Chia sẻ hạnh phúc của mình với người khác sẽ chỉ làm bản thân hạnh phúc hơn thôi.

Một người yêu và một người được yêu có thể tìm thấy hạnh phúc trong nhau khi sống một cuộc đời giản dị, chứ không tự tạo gánh nặng cho bản thân mình với những tham vọng xa hoa, giả tạo và nặng nề quá mức.

Khi hai cá nhân ích kỉ ở cạnh nhau hay quyết định gắn bó với nhau, họ sẽ luôn bị chia cắt về tinh thần nếu bản thân họ vẫn chỉ biết chìm đắm trong những mong đợi của bản thân. Là tù nhân của những song sắt ích kỉ, họ chẳng thể nào có được hạnh phúc và sự hoà hợp khi ở bên nhau. Chìa khóa cánh cửa đi đến trái tim của một người và hạnh phúc lứa đôi không nằm ở việc nhận lại mà nằm ở việc cho đi.

Chỉ biết yêu bản thân là tự tù đày chính mình. Khi một cặp đôi học được cách mở lòng, rộng lượng và vị tha hơn, không còn giới hạn tình yêu ích kỉ bên trong mình, thì dù là cá nhân hay cặp đôi hay một gia đình, họ cũng có thể biến đổi mới quan hệ của mình và những bất đồng cảm xúc do ích kỉ gây nên thành một mối quan hệ yêu thương vô điều kiện, bao la và vô giá.

Yêu vô điều kiện là chìa khoá. Những cặp đôi mà ban đầu định nghĩa mối quan hệ của bản thân theo kiểu “tôi và bạn”, dần dần sau đó qua sự thấu hiểu và trưởng thành sẽ học được cách cùng nhìn từ một hướng. Tình yêu con người khi ấy có thể mở rộng ra trở thành tình yêu từ Đấng Tạo Hóa.

Nếu không có Đấng Tạo Hóa, tình yêu con người sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn hảo. Chẳng một cuộc hôn nhân nào có thể đơm hoa kết trái ngọt nếu không có “gia vị bí mật” của tình yêu thiêng liêng vô điều kiện. Những tình yêu trần thế không thể vượt khỏi sự ích kỉ thì cũng chẳng phải là tình yêu đích thực. Nó đơn giản chỉ là sự thờ phụng bản thân, ích kỉ và ham muốn.

Tình yêu đích thực xuất phát từ Đấng Tạo Hóa. Chỉ những trái tim đã được thanh lọc và vượt khỏi cái tôi cá nhân thì mới có thể nắm bắt đầy đủ tình yêu đích thực ấy. Khi ta mở lòng ra, cảm xúc của trái tim sẽ thông qua các kênh kết nối để chạm tới tình yêu của Đấng Tạo Hóa và chảy đi mọi nơi trên nhân gian này.

Những người thực sự hạnh phúc trong hôn nhân sẽ không tìm kiếm hạnh phúc của mình ở người khác. Nó luôn đến từ ngay bên trong bản thân họ. Thật buồn khi thấy những con người vật vã khổ sở vì tình yêu, chi vì họ kỳ vọng tìm được hạnh phúc từ những người khác!

Swami Kriyananda đã mô tả trải nghiệm của mình như sau:

Một thành viên của Hiệp hội các nhà thờ đoàn thể Tự giác ngộ (Self-Realization Fellowship) đến gặp Paramhansa Yogananda với một tâm trí rối bời. Cô ấy nói, “Thưa thầy, có những người. khẳng định rằng, vì thế giới đang phải chịu nhiều khổ đau, nên việc ai đó có được hạnh phúc thật sai trái. Liệu những niềm vui cá nhân có thể hiện là mình thiếu từ bi và thông cảm với những đau khổ của người khác hay không?”. Cô chia sẻ thêm: “Chúa Jesus, vẫn thường được mô tả là “người đàn ông sầu khổ” chứ con chưa bao giờ nghe ai nói Chúa là người đàn ông của niềm vui cả”.

Paramhansa Yogananda trả lời: “Đức ngài Jesus mà ta biết luôn tràn đầy yêu thương chứ không phải luôn sầu khổ. Ngài buồn thương cho những đau khổ của nhân loại, nhưng việc Chúa Jesus buồn thương chẳng biến Jesus thành một con người sầu khổ đâu.” . “Nếu Chúa Jesus thực sự đã ôm lấy nỗi đau của người khác, thì Jesus sẽ cho họ được điều gì, ngoại trừ việc tăng thêm khổ đau của họ?”.

“Niềm vui của Đấng Tạo Hóa sẽ làm những con người hạnh phúc đồng cảm với những người còn chưa nhận ra giá trị sự tồn tại của bản thân. Vì cho đi niềm vui sẽ chỉ làm tâm hồn bên trong thêm vui vẻ, chứ không làm giảm giá trị của niềm vui. Hạnh phúc chính là liều thuốc chữa bách bệnh mà mọi người đều đang kiếm tìm, dù trong vô thức hay chủ ý. Không thể nói hạnh phúc không có quan hệ gì với khổ đau. Càng cảm thấy hạnh phúc và niềm vui, thì Jesus càng muốn chia sẻ hạnh phúc của mình cho toàn nhân loại”.

Những niềm vui vô tận luôn đến từ sự phát triển bản thân. Mặt khác, việc chịu đựng luôn chỉ là kết quả của ích kỉ và cái tôi to lớn. Niềm vui đánh thức lòng trắc ẩn của mọi trái tim. Nó khiến những người hạnh phúc cũng muốn truyền tải niềm hân hoan thiêng liêng sang những con người đang thầm khóc trong khổ đau”.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

Bài viết khác của tác giả

  1. BÍ MẬT ĐỂ ĐƯỢC MÔI TRƯỜNG SỐNG HẠNH PHÚC
  2. TỰ DO VÀ NIỀM VUI NỘI TÂM
  3. CHỮA BỆNH HAY GHEN NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết mới

  1. CHINH PHỤC MỤC TIÊU
  2. CHÁNH NIỆM
  3. BỚT SỢ HÃI