ĐẠO ĐỨC LÀ NỀN TẢNG CHO MỘT XÃ HỘI THỊNH VƯỢNG

NGUYỄN THẾ ĐĂNG

Trích: Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG; Tuyển tập các bài viết của tác gỉa Nguyễn Thế Đăng; NXB: Thiện Tri Thức

Ý thức đạo đức và ý chí đạo đức là một tài sản khó thấy, một sức mạnh bên trong của một dân tộc, vì nó khiến người dân tự giác không làm điều xấu (gây tổn thất và hư hại cho kinh tế và xã hội) và luôn làm điều tốt (hẳn là đưa xã hội đến chỗ thịnh vượng). Những con người, những tập thể đóng góp rất nhiều vào sự tiến bộ của xã hội và của lịch sử nhân loại đều là những người đạo đức, ở Tây cũng như Đông.

Cách đây 24 thế kỷ, Platon và Aristote, hai triết gia Hy Lạp vào thời khởi đầu của nền văn hoá và văn minh Tây phương đã nói rằng đạo đức là sống đúng, và sống đúng thì được hạnh phúc. Nếu chỉ so sánh với vài phạm trù Phật giáo, thì sống đúng là chánh nghiệp và chánh mạng trong Bát chánh đạoĐạo đức của Tây phương và của Đức Phật cũng thế, là khoa học (chữ của Aristote) để sống phù hợp với sự Thiện, và sự Thiện vừa khiến cho con người được hạnh phúc, vừa là một yếu tố không thể thiếu trong nhân cách con người trên con đường tiến hoá đến chỗ hoàn thiện của nó.

Chúng ta cần thấy rằng sở dĩ Tây phương ngày nay được như thế là do sự thao thức, tìm kiếm, phủ nhận lẫn nhau suốt hơn 25 thế kỷ của đạo đức học, nghĩa là của công cuộc tìm kiếm và thực hiện cho được sự Thiện ở nơi con ngườiChủ nghĩa thực dụng của Mỹ là một thái độ đạo đức trước cuộc sống. Thậm chí chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Sartre, Camus ở Pháp là thái độ đạo đức trước đời sống một khi “Thượng đế đã chết” (câu nói của Nietzsche).

Nhìn lại những vấn nạn bây giờ trong xã hộichúng ta thấy phần chính là do thiếu đạo đức hay chưa trưởng thành về mặt đạo đức. Ở Tây phương, trốn thuế không những bị pháp luật trừng trị, mà uy tín người trốn thuế còn “tiêu đời”, vì bị xem là phản bội đất nước, bị khinh thường như một kẻ dối trá và ăn cắpGiá trị về mặt đạo đức là điều không thể không có trong sự thành đạt của người Tây phương. Đã nhiều năm, chúng ta làm mọi cách để giảm tai nạn giao thông, sửa lại đường sá, làm lại những đoạn nguy hiểm, đặt thêm biển báo, bắn tốc độ, đội nón bảo hiểm… thế mà tai nạn vẫn cứ tăng. Phải nhìn thấy nguyên nhân chính chính yếu là do ý thức đạo đức của người tham gia giao thông.

Chúng ta chưa có thống kê, nhưng điều dám chắc, chỉ số đạo đức của những người gây tai nạn cho mình và người khác phải ở mức rất thấp. Rồi nước tương gây ung thư, tất cả mọi loại thực phẩmdĩ nhiên là phải có kiểm soát, có luật lệ, nhưng chắc chắn không thể thường xuyên kiểm tra hết được. Ý thức đạo đức của người sản xuất vẫn là điều chính yếu.

Báo Tuổi Trẻ ngày 16-6-2007, nhà giáo Trần Hữu Tá nói đến vấn đề “giáo đức” (đạo đức trong giáo dục). Với một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông “nghiêm túc, không chạy theo thành tíchkhông gian lận, không cho phép ngồi nhầm lớp”, đề thi ở mức trung bình, thế mà số học sinh thi đậu đã giảm gần 30%. Xã hội đã đổ ra hàng trăm tỷ mỗi năm và còn phải tổn thất vì số học sinh này khi họ ra đời: ở những chức vụ không xứng đáng với trình độ học vấn của mình. Quả thực, ý thức đạo đức kém làm tổn hại mọi lãnh vực xã hộiÔ nhiễm không chỉ là một vấn đề yếu kém của kinh tế và kỹ thuật. Ô nhiễm trước hết và trên hết là vấn đề đạo đức. Còn đối với văn minh Đông phươngô nhiễm không chỉ là môi trường vật chất, mà còn phải để ý đến sự ô nhiễm của tâm thức.

Ý thức đạo đức và ý chí đạo đức là một tài sản khó thấy, một sức mạnh bên trong của một dân tộc, vì nó khiến người dân tự giác không làm điều xấu (gây tổn thất và hư hại cho kinh tế và xã hội) và luôn làm điều tốt (hẳn là đưa xã hội đến chỗ thịnh vượng). Những con người, những tập thể đóng góp rất nhiều vào sự tiến bộ của xã hội và của lịch sử nhân loại đều là những người đạo đức, ở Tây cũng như Đông.

Suốt thế kỷ XIX, XX, khi bị bắt buộc tiếp xúc với Tây phương (Pháp đô hộ) chúng ta và nhiều nước châu Á khác chỉ biết học cái phần bên ngoài dễ nhìn thấy của Tây phương (cách ăn mặcxã giao, khoa học kỹ thuật, những ngành học thuật khác…) mà không biết rằng nền văn hoá văn minh Tây phương đặt nền tảng phần lớn trên đạo đức học của họ. Sự vượt trội của Tây phương trong nghiên cứu về con người, về xã hội học, về tâm lý học, sinh học, cách mạng tôn giáo (để Thiên Chúa giáo trở thành Tin Lành), đã nói lên sự thao thức về đạo đức của họ. Ngay cả công trình Karl Marx vẫn được dẫn dắt trong một chiều hướng ý thức đạo đức rất rõ: làm sao để không có sự bóc lột, để có bình đẳng, làm sao để xã hội con người nhân bản hơn, nhân tính hơn.

Rồi với mặc cảmchúng ta bỏ đi Khổng giáonghi ngờ Phật giáo bất lực – những nền móng đạo đức không thua kém nếu không nói là hơn cả Tây phương, bằng cớ là hiện nay ở Tây phương số người thực hành giáo lý Phật giáo càng ngày càng nhiều. Trong khi đó, kinh tế và xã hội Tây phương vẫn được thấm nhuần bởi những giá trị đạo đức có từ thời bình minh Hy Lạp. Chẳng hạn: hai nhà tỷ phú giàu thứ nhất và thứ nhì thế giới (đều là người Mỹ) đã cho tất cả gia tài của mình cho từ thiện xã hộiRõ ràng người Tây phương luôn luôn làm giàu trong một ý thức đạo đức nào đó (mà theo quan niệm Tin Lành, “tôi làm giàu để vì người khác”, “tôi làm giàu tức là tôi đang thực hành tôn giáo”. Những nhà kinh doanh ở Mỹ vào đầu thế kỷ XX và ở Nhật vào giữa thế kỷ XX đã làm cho nước Mỹ và Nhật có được sự thịnh vượng ngày nay đều là những con người rất đạo đức, thậm chí “khắc kỷ”, “khổ hạnh”. Thời còn đương nhiệm, Tổng thống B. Clinton đã có lần đến Hollywood yêu cầu các nhà làm phim giảm thiểu mức độ bạo lực và tình dục trong các sản phẩm của họ.

Đến bây giờ, sau hàng thập niên tiếp xúcchúng ta mới nhận ra rằng người Âu Mỹ không hơn chúng ta về chỉ số thông minh (IQ), cũng không hơn nhiều về thời gian đi trước trong phát triển khoa học kỹ thuật, nhưng điều khá cay đắng và đớn đau là họ hơn chúng ta về đạo đức, đó cũng là cái lớn nhất khiến cho xã hội của họ rất phát triển mà vẫn ổn định. Chúng ta cần thấy thêm một điều cho luận cứ trên: những nước Á châu đuổi kịp Tây phương trong thế kỷ XX, những “con rồng, con hổ” châu Á đều là những nước giữ gìn và phát triển được nền tảng đạo đức của họ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Nói rõ hơn, họ đã hoà hợp được khái niệm dân chủ của Tây phương (có từ thời Athène, Hy Lạp) với truyền thống đạo đức vốn có của họ.

Có thể tóm tắt đạo đức của Phật giáo và nói rộng của văn hoá Á châu là: không làm hại, không gây tổn hạiđau khổ cho người khác (dĩ nhiên trong đó có bản thân mình vì mình cũng là một người) và làm điều tốt đẹp, đem đến hạnh phúc cho người khác. Từ đó chúng ta có một xã hội tốt đẹp và hài hoà, mà cực điểm là lý tưởng Tịnh độ nơi trái đất này của Đại thừa.

Đạo đức trong những nền văn hoá thế giới có khá nhiều điểm giống nhau. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Khổng giáo hay một chữ Chánh trong Bát chánh đạo, rồi bố thígiữ giớinhẫn nhụctinh tấnthiền địnhtrí tuệ và từ bihỷ xả (được đúc kết lại thành Bi-Trí-Dũng) của Phật giáo hay công bằngđức hạnhtiết độdũng cảm, thiện lành, thành tín với công cuộc đưa con người hướng thượng của Socrate, bất cứ đức tính nào cũng nằm trong đạo đức. Muốn thành tựu một đức tính ở trên, phải nhờ sự hỗ trợ của những đức tính còn lại. Nói cách khác, các đức tính phải đồng bộ với nhaumặc dầu từng cá nhân thì sẽ có một hoặc vài đức tính chủ đạo. Với sự cùng tiến hoá của những đức tính căn bản như vậy, người ta sẽ tự hoàn thiện hoá mình, người ta sẽ đạt đến cái được gọi là sự Thiện, tức là một trong ba phạm trù Chân Thiện Mỹ, là mục đích và ý nghĩa của con người.

Ý thức và hành vi đạo đức cá nhân chưa đủ. Xã hội phải có những tiêu chuẩn, những tập quán, những “thần tượng” đạo đức, những quan niệm để nhìn thấy, phê phán, chê trách hoặc ca ngợitán dương. Chẳng hạn cá nhân không chỉ tự giác không vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát, mà những người chung quanh còn phải – dù chỉ trong ý nghĩ – có thái độ chê trách và không đồng thuận với hành vi vượt đèn đỏ. Chúng ta phải thấy rằng pháp luật là sự biểu lộ của ý thức đạo đức ra thành những điều khoản luật lệ. Với con người nói chung, đó là sự phân biệt thiện ác, tốt xấu, công bình và bất công, điều đúng với điều sai, việc thiện đối với tội ácnhân tính đối với phi nhân… Ngay chữ Pháp luật mà chúng ta vẫn dùng, “pháp” (dharma), chữ Ấn; hay chữ pháp (phép tắc, quy luật) của Trung Hoa, đều mang ý nghĩa đạo đức. Thế nên pháp luật không chỉ là xử phạt và ngăn ngừa phạm tộiPháp luật là để bảo vệ cái thiện trước cái ác, và hơn nữa, mở mang biên giới của cái thiện trước cái ác, trong tâm hồn con người cho đến ngoài xã hội. Đây là con đường của văn minh.

Ý thức đạo đức và giá trị đạo đức phải là cái phổ biến trong xã hội. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ văn minh. Chẳng hạn cảm nghĩ của đạo diễn Lê Bảo Trung trong Thanh Niên 24-6-2007 khi đi học làm phim ở Mỹ: “Tui thấy chiếc xe buýt dừng lại, người ta bắc một tấm cầu xuống đường cho một bà cụ và một người khuyết tật đi xuống. Nhìn thấy mà thương cho các cụ bà Việt Nam mình, nhất là mấy bà già như mẹ tui bị lơ xe hoặc nhân viên xe buýt xô đẩy trầy trật cả chân. Chỉ là một hành động giản dị, với một thiết bị đơn giản như vậy nhưng chứa đựng cả sự quan tâm chăm sóc. Ước gì…”.

Những tu sĩ của các tôn giáo đều là những nhà thiện nguyện để giữ gìntruyền báđốc thúc cho việc thực hành đạo đức. Họ là những công chức, những người lao động không lương và không giới hạn thời giờ lao động cho đạo đức xã hội. Hơn nữa họ có những hệ thống thực hành truyền lại từ thời cổ và luôn luôn bổ sung, thích ứng với thời đại. Bởi thế vai trò của tôn giáo là cái không thể thiếu cho đạo đức xã hội, nghĩa là sự ổn định và thăng tiến của xã hội.

Đạo đức xã hội là cái tạo ra hạnh phúc xã hội. Trong bài viết “Cái áo của người hạnh phúc”, tác giả Quế Viên ở Copenhagen nói về chuyến thăm Tây Tạng của hai người hàng xóm Đan Mạch: “Đã rất ấn tượng về nụ cười thường xuyên của người Tây Tạng, mặc cho cuộc sống quá thấp kém và khó khăn về vật chất của họ. Trong khi đó, Đan Mạch được xếp thứ nhất trong bản đồ Thế giới hạnh phúc, thế nhưng người tự tử hàng năm ở nước này đứng hàng thứ 3 ở Tây Âu. Chỉ có 13% thanh niên Đan Mạch cho rằng nền văn hoá nước họ làm cho họ trở nên tốt hơn và 10% cô đơn và tự ti, sợ hãi, trầm cảm thậm chí có ý định tự tử”. Tác giả kết luận: “Không biết giữa người Đan Mạch và Tây Tạng, ai là người hạnh phúc hơn” (Tuổi Trẻ, 9-6-2007).

Chúng ta phải thấy như người xưa đã từng thấy: hạnh phúc ở trong tâm hồn là một tiêu chuẩn trọng yếu để đánh giá một người có đạo đức hay không. Không có hạnh phúc và bình an trong tâm hồn thì không đủ để được đánh giá là đạo đức. Ở mức độ cao cấp thì phiền nãochán đời, ghét giận, khổ đau… tất cả những xúc tình tiêu cực gây tác hại cho mình và cho xã hội đều bị đánh giá là vô đạo đức.

Đời sống cá nhân cũng như xã hội đều phải đi theo chiều hướng tự hoàn thiện mình. Ngay khái niệm tự hoàn thiện mình đã mang một ý nghĩa đạo đức. Tự hoàn thiện mình để đạt đến mức Chân Thiện Mỹ của chính mình. Chân Thiện Mỹ là chiều hướng tiến hoá của con người, của lịch sử loài người. Nếu thiếu cái Thiện thì hai cái kia cũng phải thiếu. Chẳng hạn, nhìn vào xã hội. Ai cũng thấy một xã hội có bóc lột, bất công thì xã hội ấy không có đạo đứcbất thiện. Nếu một xã hội có bóc lột, có hiếp đáp, lợi dụng người yếu kém – dù sự bóc lột được hợp pháp hoá bằng những điều luật có vẻ văn minh – thì hẳn là một xã hội không đẹp (Mỹ), nghĩa là không có sự hài hoà và hạnh phúc giữa các thành phần xã hội. Rồi xã hội đó cũng không có nơi có sự chân thật, chân chánh (Chân). Như vậy, đạo đức hay cái Thiện không thể thiếu từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng của sự tự hoàn thiện của con người.

Bài viết này đã đóng bình luận.


Bài viết liên quan

  1. LÒNG TỐT TRAO ĐI
  2. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐƯA CON NGƯỜI ĐẾN CHỖ TÔN NGHIÊM, CAO QUÝ

Bài viết khác của tác giả

  1. TU QUÁN
  2. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI: CƠ HỘI TẠO DỰNG HẠNH PHÚC
  3. KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH