ĐẠO NGUYÊN (DOGEN)

ĐẠO NGUYÊN HY HUYỀN

Đạo Nguyên Hy Huyền12001253 – cũng được gọi là Vĩnh Bình Đạo Nguyên vì Sư có công khai sáng Tào Động tông tại Nhật Bản và lập Vĩnh Bình tự một trong hai ngôi chùa chính của tông này. Ngoài ra, sư còn là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của Phật giáo Nhật Bản. Sư được Phật tử của tất cả các tông phái Phật giáo tại Nhật Bản thờ phụng như một Đại Bồ Tát.

Sư thường bị hiểu lầm là một triết gia với quan điểm “thâm sâu và quái dị nhất” nhưng những gì Sư viết không xuất phát từ những suy luận về thật tại mà từ sự trực chứng thực tại.

Sư sinh ra trong một gia đình quý phái, thời thơ ấu đã chứng tỏ có một đầu óc xuất sắc. Lên bốn Sư đã đọc thơ Đường và lên chín đã đọc được một bài luận về A-tì-đạt-ma. Cha mẹ mất sớm làm Sư ngộ lẽ vô thường và trở thành tăng sĩ. Mới đầu, Sư học giáo pháp của Thiên Thai tông. Năm mười lăm tuổi, Sư bị câu hỏi sau đây dày vò: “Nếu quả thật, như kinh dạy, thể tính của ta đã là Bồ-đề, thì sao Chư Phật còn phải tu học để giác ngộ?” Sư tìm học với Thiền sư Minh Am Vinh Tây, người đã đưa dòng Thiền Lâm Tế từ Trung Quốc qua Nhật Bản. Vinh Tây trả lời câu hỏi của Sư: “Chư Phật không ai biết mình có Phật tính, chỉ có súc sinh mới biết mình có Phật tính.” Sư nghe đây có chút tỉnh ngộ và sau đó học đạo với Vinh Tây, nhưng học không được lâu vì Vinh Tây tịch ngay trong năm đó.

Dù đã tiến xa, Sư vẫn khắc khoải và cuối cùng, vào năm 1223, cất bước lên đường sang Trung Quốc bằng đường biển, một chuyến đi đầy hiểm nguy thời đó. Sư tham vấn nhiều Thiền sư, học hỏi nhiều phép tu nhưng chỉ tại chùa Thiên Đồng, Sư mới được Thiền sư Trường Ông Như Tịnh ở Thiên Đồng sơn, Minh Châu hướng dẫn đạt tông chỉ của dòng Tào Động. Sư đại ngộ qua câu nói của Thiên Đồng Như Tịnh: “Ngươi hãy xả bỏ thân tâm”

Hai năm sau ngày đại ngộ, Sư trở về Nhật và thành lập dòng Tào Động ở đây. Sư sống 10 năm ở Kinh Đô. Nhằm tránh ảnh hưởng của triều đình Nhật, Sư rút về sống viễn li trên núi.

——–*——-

Con đường Phật là gì? Đó là nghiên cứu chính mình. Nghiên cứu chính mình là quên mất chính mình. Quên mất chính mình là được chứng ngộ bởi vô số sự vật. Được chứng ngộ bởi vô số sự vật thì thân tâm bạn cũng như thân tâm những người khác rơi rụng mất. Không còn dấu vết chứng ngộ, và cái không dấu vết này tiếp tục không ngừng.

? Nhưng chớ hỏi tôi đang đi đâu.
Vì tôi du hành qua thế giới vô biên này
Nơi mỗi bước chân là nhà của tôi.

? Chỉ thực hành tốt, làm tốt cho những người khác, không nghĩ đến việc bạn có phần thưởng gì. Hãy thực sự làm lợi lạc cho những người khác, không có được gì cho bạn. Đây là điều tiên quyết để phá vỡ những bám luyến vào cái tôi và được tự do.

? Nếu bạn muốn đi con đường của Phật và tổ, chớ mong đợi gì, chớ tìm kiếm gì, và chớ nắm bắt gì.

? Thiền định không phải là một con đường đến giác ngộ, cũng không phải là một phương pháp để hoàn thành cái gì. Nó là bản thân cái an vui. Nó là sự thể hiện của trí huệ, chân lý tối hậu của cái một của tất cả mọi sự

? Nếu bạn muốn thấy sự vật y như chúng là, bạn phải tự thực hành y như bạn là.

? Một người ngu thấy chính nó như là cái gì khác. Nhưng một người trí thấy những người khác như là chính mình.

? Đây, ngay bây giờ, chính ở đây, là nơi thực tại hiện hữu.

? Trong thế gian, không có gì là thiêng liêng Trong cái thiêng liêng, không có gì là thế gian.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. CHỮ NGHĨA VÀ TU
  2. NHƯ VẬY
  3. BỐN NHIẾP PHÁP

Bài viết mới

  1. HÀO PHÓNG – VẼ LẠI NHỮNG LẰN RANH
  2. NHỮNG KẺ ĐỊCH THÂN CẬN
  3. KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG