ĐỂ CÓ SỰ NỂ PHỤC CỦA CẤP DƯỚI

INAMORI KAZUO

Trích: “Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Mở Rộng Kinh Doanh”; Tác giả: Inamori Kazuo; Người dịch: Đào Thị Hồ Phương Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội, 2017

Thu phục lòng người bằng cái tâm trong sáng, không ích kỷ, tư lợi không ích kỷ, tư lợi

Để có thể tạo ra sự kính phục, lay động lòng người thì chỉ có một cách đó là tâm trong sáng, không ích kỷ, tư lợi. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng mưu tính, suy nghĩ đến lợi ích của bản thân và cũng không được phán đoán sự việc theo cảm tính chủ quan hoặc sự yêu ghét. Các nhà lãnh đạo nếu có được cái tâm trong sáng, không ích kỷ, tư lợi thì sẽ dễ dàng gắn kết được với cấp dưới. Ngược lại, đối với những người chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích cá nhân, coi lợi ích của bản thân là trên hết thì họ sẽ tạo cho người làm việc chung cảm giác ghét, khó lòng gắn kết mọi người cùng làm việc với những mục tiêu đề ra. Saigo Takamori, một người có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân đã để lại câu nói bất hủ rằng:” Một người không có tiền, địa vị, sinh mệnh như tôi đương nhiên cuối cùng có lẽ sẽ phải chịu thua. Nhưng nếu không phải là người thua cuộc thì phải có trách nhiệm gánh vác công việc của quốc gia”. Tóm lại, có thể nói nếu là người không có tư lợi cá nhân thì họ xứng đáng với vị trí cao.

Chỉ bằng một mệnh lệnh của người lãnh đạo nhưng phải làm sao để cấp dưới đồng lòng hưởng ứng một cách vui vẻ. Nhưng cũng có lúc mệnh lệnh nào đó khiến cấp dưới cảm thấy khốn khổ. Mặc dù vậy nhưng những quyết định, những mệnh lệnh nếu chỉ hợp với mình, có tính độc đoán thì khó đạt được sự đồng thuận, đồng lòng và không tạo được sự gắn kết với mọi người. Người lãnh đạo trước hết nên xác định rõ vị trí cần đứng của bản thân, dẹp bỏ sự ám ảnh tư lợi cá nhân, biết vì đại cục và lợi ích chung của tập thể, cần luôn tâm niệm” tất cả vì tổ chức, vì lợi ích chung”.

Tự hy sinh bản thân sẽ đem lại sự tin tưởng

Nhà lãnh đạo phải có tinh thần hy sinh lợi ích cá nhân. Khi làm bất cứ một việc gì cũng đặt lợi ích chung lên trên và cần một nguồn năng lượng đủ mạnh để làm điều đó. Đương nhiên là họ cũng sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng cho sự hy sinh ấy. Đó chính là nhận được lòng tin yêu của cấp dưới và làm nhân viên có hứng thú làm việc.
Đầu tiên là hãy cố gắng tạo ra bầu không khí thoải mái, dễ chịu tại nơi làm việc. Không phải chỉ là nơi dễ chịu, thoải mái đối với mình trong vai trò người lãnh đạo mà phải hướng đến đa số những người đang làm việc cùng mình. Để làm được điều này đòi hỏi ý chí tự đấu tranh rất mạnh mẽ để gạt bỏ hoàn toàn tư tưởng hám lợi cá nhân. Nhưng nếu người lãnh đạo không có tinh thần biết hy sinh tư lợi thì hoàn toàn không thể cải thiện và đổi mới nơi làm việc. Nếu người lãnh đạo chỉ chú ý việc tạo ra môi trường tốt để mình cảm thấy thoải mái, dễ chịu thì chắc chắn không thể tạo ra một môi trường chung để gắn kết mọi người. Chính sự quan tâm, chú ý đến việc làm sao để tạo ra môi trường làm việc khiến cho mọi người cảm thấy thoải mái nhất sẽ khiến cho cấp dưới tôn trọng và tin tưởng. Từ đó họ sẽ dễ dàng đồng tâm hiệp lực cùng mình để phát triển trong công việc.

Lấy tinh thần làm việc để thể hiện nhân cách

Như đã nói, nhà lãnh đạo phải có dũng khí và cái tâm trong sáng. Nói khác đi đó là không được ngại khó, ngại khổ và phải cương quyết. Là người đứng đầu một tổ chức, người lãnh đạo không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về những quy tắc và phẩm chất đạo đức mà còn phải là tấm gương để thể hiện điều đó.

Nhà lãnh đạo nhu nhược, yếu kém là người không dám mạnh tay xử lý những hành vi sai trái, những điều bất công, phi lý mà dễ dàng bỏ qua chúng. Nhìn qua có vẻ người như thế là người tốt, nhân hậu, bao dung nhưng thực tế họ cư xử như vậy là vị họ yếu hèn, nhút nhát. Điều này sẽ dẫn tới sự lộn xộn, mâu thuẫn trong nội bộ. Hơn nữa, bản thân họ sẽ đánh mất sự tôn trọng và tin tưởng của cấp dưới. Hậu quả là dẫn đến sự lừa dối và phẩm chất đạo đức tại nơi làm việc sẽ bị sa sút.

Người lãnh đạo đúng chuẩn mực phải biết thừa nhận một cách thành thật và sâu sắc sai lầm của bản thân, biết xin lỗi tập thể và cấp dưới khi mình sai lầm, không tìm cách thoái thác hay viện cớ, đổ lỗi mà phải biết gánh vác trách nhiệm. Ngoài ra, người lãnh đạo cũng phải có tầm bao quát rộng, nghĩa là phải quan sát tinh tế, theo dõi sát sao” nhất cử nhất động” của cấp dưới. Nếu có thể thì tìm cách đáp ứng những nguyện vọng của nhân viên và chia sẻ một cách chân thành những điều mình muốn làm, không phải bằng những mệnh lệnh nghiêm khắc mà bằng những hướng dẫn tận tình, cụ thể.

Hành vi, thái độ, phẩm chất của người lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến cả một tập thể và những người xung quanh. Người lãnh đạo phải như một ngọn lủa bùng cháy mạnh mẽ nhất với sức nóng làm sao để truyền đi, lan tỏa nhiều nhất. Cần “ghi tâm khắc cốt” điều này. Có thể nói tổ chức chính là tấm gương để phản chiếu rõ nhất, chân thực nhất hình ảnh của một nhà lãnh đạo.

Tiếp thêm nguồn năng lượng

Dù muốn giao cho cấp dưới một công việc tuyệt vời như thế nào đi nữa nhưng nếu người lãnh đạo không thể diễn tả được hết sự nhiệt huyết của mình thì không thể thành công, ngay cả khi những điều kiện vật chất đã được chuẩn bị đầy đủ. Ngược lại, cho dù điều kiện vật chất không đầy đủ nhưng nhà lãnh đạo biết cách nói chuyện, truyền ngọn lửa nhiệt tình cho cấp dưới qua việc chia sẽ một phần giấc mơ của bân thân “dù thế nào đi nữa thì tôi mong các bạn cùng nổ lực cố gắng để làm tiếp công việc này”, tự đặt địa vị của mình ngang bằng họ thì có thể tạo ra sự cộng cảm, động lực cho họ. Nhờ đó, tôi nghĩ rằng công việc sẽ thành công.

Nhà lãnh đạo cần có sự nhiệt tình và phải truyền ngọn lửa nhiệt tình ấy cho cấp dưới. Nguồn năng lượng mà cấp dưới đã được tiếp nhận cộng thêm với nguồn năng lượng nội tại vốn có của họ sẽ được nâng lên và điều đó cũng có nghĩa là sức mạnh bản thân của người truyền năng lượng cũng sẽ được tăng lên. Ngoài ra, người làm lãnh đạo cũng cần chú ý đến cách ra mệnh lệnh. Nếu như nói “Làm đi!” thì sẽ nhận được phản hồi có vẻ không mấy tích cực kiểu “dạ, vâng” và mức độ thành công trỏng công việc sẽ chỉ khoảng 30%, khá hơn một chút là biểu hiện “ vâng, sẽ cố gắng” với mức độ thành công 50%. Bởi vì nếu dùng ngôn ngữ mệnh lệnh như thế người nghe dễ có cảm giác đó không phải là việc của họ và họ chỉ làm việc một cách miễn cưỡng. Do vậy, điều qua trọng là phải làm sao” tâm truyền tâm”, nghĩa là những việc mình muốn làm hãy làm sao để người khác hiểu, cảm nhận được và làm bằng sự vui vẻ, hứng thú. Nếu được cấp dưới hưởng ứng như thế thì tỷ lệ thành công có thể đạt được lên đến 90%. Nhìn thái độ làm việc của cấp dưới đối với công việc xem họ nhiệt tình hay không nhiệt tình cũng là một trong những việc cần thiết của người lãnh đạo. Nhưng quan trọng hơn đó là phải tìm cách truyền cho họ sự nhiệt tình.

Đánh giá, tuyển dụng và thăng tiến

Đối với việc đào tạo nhân viên thì làm sao người lãnh đạo vừa tuyển dụng vừa có thể đào tạo thật nghiêm khắc và phải làm cho họ có sự tự tin, để thích ứng với công việc mình phụ trách. Khi tuyển dụng nhân viên cần phải đánh giá. Khi đánh giá phải xem xét vai trò nhưng cũng phải nhìn vào bản chất của họ. Nghĩa là, cần đánh giá ở cả hai mặt: nhân cách và năng lực. Tôi thì ưu tiên chọn cách đánh giá nhân cách. Bởi vì tính cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc.

Để đánh giá đúng một người, chúng ta thường đánh giá dựa vào trách nhiệm đối với công việc mà người đó làm hoặc được giao cho. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không chỉ dựa vào điểm này. Con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu cho nên tuyệt đối không nên chỉ quan sát vào những điểm thiếu hoàn thiện, khiếm khuyết của họ để mà thực hiện việc đánh giá. Điểm yếu của người này có thể là điểm mạnh của người khác và ngược lại. Người lãnh đạo giỏi phải là người biết “nhìn người”, biết cách giúp họ bổ sung, hoàn thiện khiếm khuyết thông qua những hoạt động, làm việc nhóm cùng nhau. Tuy nhiên, khi chỉ ra những điểm thiếu sót của từng cá nhân cũng cần phải hết sức khéo léo. Ngay chính bản thân ta cũng vậy, cũng có những thiếu sót cho nên khi được ai đó chỉ ra những điểm không tốt của mình thì nên “ cảm ơn” họ và đừng quên tự rèn luyện để khắc phục điều đó. Người lãnh đạo cần đánh giá cấp dưới ở cả hai gốc độ nhân cách và năng lực.

Làm việc thiện là hàng đầu

Nhà lãnh đạo cũng phải có tình yêu thương và tiếp xúc thường xuyên với cấp dưới. Tình yêu thương ấy không phải là tình yêu thương mù quáng mà có thể chia làm hai loại: yêu thương nhiều (đại thiện) và yêu thương ít (tiểu thiện).
Để dễ hiểu, tỗi xin đưa ra một ví dụ như sau. Có nhiều trường hợp cha mẹ do nuông chiều con cái từ nhỏ nên khi trưởng thành đứa trẻ ấy đã phạm phải rất nhiều sai lầm trong cuộc sống. Ngược lại, những ông bố bà mẹ con cái nghiêm khắc ngay từ nhỏ thì khi trưởng thành đứa trẻ ấy dễ thành công. Tôi gọi trường hợp đầu tiên là tiểu thiện (yêu thương ít) và trường hợp sau là đại thiện (yêu thương nhiều).
Ngay ở nơi làm việc cũng có rất nhiều kiểu người với vai trò cấp trên. Có người biết lắng nghe ý kiến cấp dưới, cũng có người khó tính, người dễ tính, người muốn người trẻ nói gì nghe nấy…Nếu không có lòng tin, chỉ thích nghe những lời nịnh hót thì tôi nghĩ đó không phải là người muốn vì giới trẻ. Đối với những người trẻ, khi được khen sẽ rất thích nhưng điều đó chưa hẳn tốt với họ. Qua những trải nghiệm của bản thân, tôi thấy những vị sếp nghiêm khắc sẽ tốt cho nhân viên hơn. Có thể nói như ông bà ta dã dạy là “Thương cho roi cho vọt”. Sự yêu thương, chiều chuộng kiểu “tiểu thiện” sẽ tốt trong một khoảng thời gian ngắn nhưng làm như thế nào là tốt với họ thì cần suy nghĩ kỹ. Người lãnh đạo phải có tình yêu thương cấp dưới nhưng phải yêu thương sao cho đúng cách.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LÀM VIỆC MÀ KHÔNG BỊ BẢN NGÃ KHỐNG CHẾ
  2. XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĂN Ý
  3. LÀM LỢI LẠC CHO NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Bài viết khác của tác giả

  1. MƯỜI HAI QUAN NIỆM KINH DOANH TUỔI 20 NÊN BIẾT
  2. CHÍNH VÌ SỐNG MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN, CON NGƯỜI MỚI GẶP PHẢI GIAN NAN
  3. GẶP GỠ “NGƯỜI THẦY CỦA VẬN MỆNH”

Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ