“GIỚI HẠN” CỦA SỰ TỰ CHỦ CÓ THẬT ĐẾN MỨC NÀO?

KELLY MCGONIGAL

Trích: Lời nói dối vĩ đại của não, Khánh Thủy dịch, NXB. Lao động, 2017

 

Dù bạn tìm kiếm các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc trong đời sống thực để có bằng chứng, nhưng rõ ràng là con người chúng ta có xu hướng cạn kiệt ý chí. Tuy nhiên, có một điều không rõ ràng là, liệu chúng ta cạn kiệt sức mạnh hay chỉ cạn kiệt quyết tâm. Có thật là một người nghiện thuốc lá, không thể trung thành với một khoản ngân sách nào đó, khi anh ta cố gắng từ bỏ thuốc lá không? Luôn luôn có sự khác biệt giữa cái khó khăn và cái không thể, và giới hạn của sự tự chủ có thể phản ánh cả hai điều này. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải lui lại một chút về cơ bắp ẩn dụ của sự tự chủ và quan sát kĩ lưỡng hơn, xem lại tại sao cơ bắp thực sự – ví dụ cơ bắp tay và chân – lại mệt mỏi và phải đầu hàng.

Kara, 30 tuổi, cảm thấy cực kì vui sướng khi cô chạy được một nửa đoạn đường trên đường đua dài 42km trong cuộc thi thể thao ba môn phối hợp đầu tiên của mình. Cô đã vượt qua chặng bơi 3,8km và 180km đạp xe, và chạy là sở trường của cô. Cô chạy nhanh hơn mong đợi. Sau đó, cô chạy đến điểm rẽ nào cũng đau, từ đôi vai đến gót chân. Hai chân cô nặng trĩu và trống rỗng, như thể chúng không còn sức lực để bước tiếp. Cứ như thể một nút công tắc trong người cô vừa được bật, như nói với cô rằng: “Thế là xong”. Sự lạc quan của cô tan biến, và cô bắt đầu tự nhủ, vừa bắt đầu đã kết thúc rồi. Nhưng bất chấp cảm giác kiệt sức khiến chân cẳng cô như không muốn hợp tác, chúng vẫn chạy. Mỗi khi cô nghĩ Mình không thể chạy nữa, cô lại tự nhủ Mình đang chạy rồi và cô cố gắng liên tục đưa chân này lên trước chân kia, cho đến khi cô chạy đến đích.

Khả năng kết thúc môn thi phối hợp của Kara là ví dụ điển hình về sự mệt mỏi giả. Các nhà sinh lý học về tập luyện thường tin rằng, khi cơ thể chúng ta từ bỏ, đó là vì nó không thể tiếp tục hoạt động. Mệt mỏi là sự thất bại của cơ bắp, đơn giản và dễ hiểu như thế: các cơ bắp cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ. Chúng không thể thu nạp đủ ô-xy để chuyển hóa năng lượng. Nồng độ pH trong máu có quá nhiều tính axit hoặc tính kiềm. Về mặt lý thuyết, những lời giải thích này quả là có lý, nhưng chưa ai chứng minh được rằng, đây là nguyên nhân khiến những người tập luyện phải giảm tốc độ và đầu hàng.

Timothy Noakes, một giáo sư về khoa học thể thao và tập luyện tại Đại học Cape Town, có ý kiến hoàn toàn khác. Noakes rất nổi tiếng trong giới điền kinh về việc thử thách những niềm tin thâm căn cố đế của con người. (Ví dụ, ông giúp cho thấy rằng, uống quá nhiều chất lưu trong các cuộc thi đấu cường độ cao có thể khiến vận động viên tử vong, do làm loãng lượng muối cần thiết trong cơ thể). Bản thân Noakes từng là một vận động viên marathon và ông rất ham mê lý thuyết ít-người-biết-đến, được nhà sinh lý học Archibald Hill xây dựng năm 1924, và Hill đã đoạt giải Nobel nhờ lý thuyết này. Hill cho rằng, sự mệt mỏi do tập luyện có thể được gây ra không phải do sự thất bại của cơ bắp, mà bởi lớp màng bảo vệ quá mức trong não bộ và lớp màng này muốn ngăn cản sự kiệt sức. Khi cơ thể làm việc vất vả và đặt ra nhu cầu cao cho tim, lớp màng này (Hill gọi đây là “bộ phận chỉ huy”) sẽ can thiệp nhằm giảm tốc mọi hoạt động. Hill không cho biết não bộ làm cách nào để sản sinh cảm giác mệt mỏi, khiến các vận động viên phải đầu hàng, nhưng Noakes bị hấp dẫn bởi ngụ ý: sự kiệt quệ về thể chất chỉ là một mánh khóe do não bộ gài vào cơ thể. Nếu đúng như vậy, thì những hạn chế về thể chất của một vận động viên nằm ngoài thông điệp đầu tiên của cơ thể là phải từ bỏ.

Cùng với một số đồng nghiệp, Noakes bắt đầu kiểm tra bằng chứng về việc xảy ra với các vận động viên trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thất bại về mặt sinh lý học diễn ra bên trong cơ bắp; thay vào đó, não bộ chính là cơ quan yêu cầu cơ bắp ngừng hoạt động. Khi cảm nhận được nhịp tim tăng và nguồn năng lượng tiêu hao nhanh chóng, não sẽ đạp phanh ngăn lại. Đồng thời, nó cũng tạo ra cảm giác mệt mỏi hơn và không liên quan đến khả năng tiếp tục làm việc của cơ bắp. Noakes cho rằng: Sự mệt mỏi không còn được coi là sự kiện thể chất nữa, thay vào đó, nó được coi là một cảm giác hoặc cảm xúc. Hầu hết chúng ta đều coi kiệt sức là dấu hiệu khách quan cho thấy, chúng ta không thể tiếp tục. Lý thuyết này chỉ ra đó chỉ là một cảm giác do não bộ sản sinh, nhằm tạo động lực cho chúng ta ngừng hoạt động, tương tự như cảm giác lo lắng khiến chúng ta thôi không làm việc gì đó nguy hiểm nữa, và cảm giác ghê sợ khiến chúng ta thôi không ăn món ăn sẽ khiến chúng ta buồn nôn. Nhưng vì mệt mỏi chỉ là hệ thống cảnh báo sớm, nên các vận động viên có thể đều đặn đẩy lùi giới hạn đó. Các mệt mỏi không bao giờ là giới hạn thực sự, và nếu có đủ động lực, họ có thể lấn át con sóng đó.

Hiện nay, một số nhà khoa học tin rằng, giới hạn của sự tự chủ chỉ là giới hạn về mặt thể chất của cơ thể – chúng ta thường cảm thấy cạn kiệt ý chí trước khi thực sự kiệt quệ. Một phần, chúng ta có thể cảm ơn não bộ vì đã tạo động lực giúp chúng ta bảo tồn năng lượng. Cũng giống như khi não nói với cơ bắp nên giảm tốc độ, khi nó lo ngại có sự cạn kiệt về thể chất, não có thể đạp phanh giảm tốc độ tại khu vực tiêu hao năng lượng trong vỏ não trước. Điều đó không có nghĩa là chúng ta cạn kiệt năng lượng; chúng ta chỉ cần tập hợp động lực để sử dụng nó.

Niềm tin của chúng ta về năng lực của bản thân có thể quyết định liệu chúng ta sẽ đầu hàng hay tiếp tục tiến lên. Các nhà tâm lý học tại Đại học Stanford phát hiện ra, một số người không tin rằng, cảm giác mệt mỏi của trí óc được gây ra bởi hành vi thử thách của sự tự chủ. Và họ đã đưa ra ý kiến làm chấn động giới nghiên cứu về sự tự chủ, vì tuyên bố của Noakes thuộc về lĩnh vực sinh lý luyện tập: phát hiện khoa học được theo dõi trên diện rộng cho rằng, sự tự chủ là có giới hạn, có thể phản ánh niềm tin của con người về ý chí, thay vì giới hạn thực sự về thể chất và trí tuệ. Nghiên cứu về ý kiến này mới chỉ bắt đầu, và chưa ai tuyên bố rằng, con người có năng lực vô hạn về sự tự chủ. Nhưng quả là hấp dẫn khi nghĩ rằng, chúng ta thường có nhiều ý chí hơn mong đợi. Nó cũng đưa ra khả năng là chúng ta có thể, cũng giống như các vận động viên, gạt bỏ cảm giác cạn kiệt ý chí để chạy tới đích kết thúc của các thách thức ý chí.

vượt qua giới hạn của sự tự chủ - Lời nói dối vĩ đại của não

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. VẤN ĐỀ CỦA HAI TRÍ ÓC
  2. 05 PHÚT CHO BÀI TẬP XANH – KELLY MCGONIGAL

Bài viết mới

  1. CHÚNG TA TRỞ NÊN NHƯ THẾ NÀO TÙY THUỘC VÀO SUY NGHĨ CỦA CHÍNH MÌNH
  2. HÃY RŨ BỎ QUÁ KHỨ CHÚ TÂM VÀO HIỆN TẠI
  3. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH