HÁM SƠN NGỮ LỤC

THIỀN SƯ HÁM SƠN

Trích “Thiền Đạo Tu Tập” - Tác giả Chang Chen Chi
Bản dịch Như Hạnh, Kinh Thi
Xuất bản lần 1, 1972

Những người mà trở ngại quá lớn, chẳng từ tham dục quá mạnh, và tư tưởng tập dục quá thâm căn cố để trong Tạng Thức, không biết phải quán tâm họ ra sao hoặc tham công án ra sao, phải tập lạy Phật, tụng kinh, và sám hối. Những người này cũng phải trì chú. Vì qua các biểu tượng huyền bí của chư Phật người ta có thể vượt qua trở ngại. Như thế là bởi vì tất cả các chú đều là biểu tượng tâm Kim Cương của chư Phật. Cầm chúng trong tay như là những tầm sét, chúng ta có thể đạp tan tất cả chướng ngại. Tinh yếu của lời dạy bí truyền của chư Phật và Tổ quá khứ bao gồm trong các chú. Sự dị biệt ở đây là Đức Phật nói cho chúng ta minh bạch, trong khi các Thiền Sư giữ vấn đề bí mật và không nói về nó. Chỉ bởi vì các Thiền Sư sợ thiên hạ chấp trước, hay hiểu lầm sự tu tập này chứ không phải chính các Thiền Sư không dùng chúng. Tuy nhiên, để tu tập chú, ta phải tập đều đặn.

Cái gọi là đốn ngộ tiệm tu chỉ người đã được “Ngộ” một cách triệt để, nhưng vẫn chưa tẩy trừ được một lần cho xong tất cả các tư tưởng tập tục trong mình. Người ấy phải cố đồng hóa cái “ngộ” của mình với tất cả những gì người ấy gặp phải trong hoạt động thường nhật, và phải sử dụng thực tiễn cái kiến giải của mình bằng cách hòa hợp nó với các biến cố khách quan. Hễ cứ một phần của tướng khách quan hòa hợp với “Ngộ”, thì một phần của Pháp Thân được khai mở; và cứ một phần của vọng tưởng tiêu tan thì một phần Trí Huệ phát hiện.
Điểm cốt yếu của việc tu tập này là tinh tấn.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. CHÁNH HẠNH NIỆM PHẬT
  2. TIỂU SỬ THIỀN SƯ HÁM SƠN

Bài viết mới

  1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ
  2. QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THAY VÌ THỜI GIAN CỦA BẠN
  3. KIÊN TRÌ ĐẾN LÚC THÀNH CÔNG