KHÔNG AI MANG TRÊN MÌNH MỘT CHIẾC ÁO GIÁP

KOIKE RYUNOSUKE

Trích: “Thói Quen Xấu Ơi, Chào Mi!”; Nguyễn Thị Mai dịch; NXB Lao Động, THAIHABOOKS.

Có những người rất tuyệt vời, luôn vui vẻ và đối tốt với mọi người nên gặp họ chúng ta thấy rất vui vẻ, thoải mái. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn ta vẫn thấy trong họ có phần nào đó mình chưa biết tới. Bởi một người dù nhìn có vẻ rất tuyệt vời nhưng họ vẫn mang trên mình một chiếc áo giáp che giấu những điều mà chỉ những người thân của họ mới biết.

Là con người ai cũng có lý tưởng “muốn trở thành như thế này”. Lý tưởng ấy phụ thuộc vào quan niệm sống của người đó. Ai cũng có suy nghĩ muốn tạo ra ấn tượng như “tôi là người có quan niệm như thế này” nên mỗi người sẽ có cho mình một chiếc áo giáp với độ dày mỏng hay chất lượng tốt xấu khác nhau. Nhưng chắc chắn một điều rằng họ có che giấu điều gì đó. Mọi người có thể khoác chiếc áo giáp đó ngay cả với chính mình cũng được, nhưng thực tế người ta không thể làm được điều đó. Lúc nào cũng mang trên mình một chiếc áo giáp thì quá mệt mỏi nên ai cũng muốn cởi bỏ nó ra khi có cơ hội. Cho nên những người trong gia đình, người thân, người yêu là những người có thể chấp nhận điểm xấu đằng sau cái vỏ bọc áo giáp đó.

Tần suất cởi bỏ chiếc áo giáp sẽ tỉ lệ với những điều xấu xa được che giấu bên trong, nếu càng nhiều, càng nặng người ta càng muốn cởi bỏ nó. Những người tuyệt vời thì bên trong rất ít điểm xấu nên dù họ không cởi bỏ áo giáp hoặc có cởi bỏ đi chẳng nữa thì cũng không gây ảnh hưởng xấu.
Tuy nhiên, những người tuyệt vời đó khi cởi bỏ áo giáp thì họ vẫn bộc lộ những điểm xấu, tuy không nhiều, nhưng cũng có thể khiến chúng ta vô cùng kinh ngạc và có cảm giác như họ là “kẻ đạo đức giả” hay “mình đã bị lừa”. Đó cũng là bằng chứng cho một tính cách xấu. Bởi vì mặc dù bản thân mình đang mang một chiếc áo giáp rồi cởi bỏ nó trước ai đó nhưng lại yêu cầu người khác tiếp tục mặc chúng. Như vậy là ép buộc mong muốn của người khác với suy nghĩ “chỉ mình mình không muốn nhìn thấy những điều xấu xa”.

Nói như vậy nhưng việc nhìn thấy những điều xấu xa không phải là việc gì hay ho. Rõ ràng là một người khi ở công ty thì tỏ ra lịch thiệp nhưng về nhà thì hay cáu gắt là không hay. Hoặc giả không phải vậy đi chăng nữa thì nếu cởi bỏ lớp áo giáp kiểu gì cũng gây ảnh hưởng đến người khác. Điều quan trọng là phải nhận thức được điều đó để hạn chế những mặt chưa tốt. Mặc khác cũng đừng nên phản ứng thái quá khi người khác cởi bỏ chiếc áo giáp của họ mà chỉ nên nhẹ nhàng tiếp nhận bằng suy nghĩ “họ đã cố gắng để không phải lúc nào cũng cáu gắt như vậy”. Đó chính là cách ứng xử vừa để bảo vệ mình vừa để thừa nhận người khác.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LÒNG TỰ TRỌNG VÀ CÁI TÔI
  2. NIỀM VUI CỦA CÁI TÔI SUY GIẢM
  3. CÁI TÔI LÀ GÌ?

Bài viết khác của tác giả

  1. BIẾN LÒNG ĐỐ KỴ TRỞ NÊN “THANH THẢN”

Bài viết mới

  1. SỰ HÀI HÒA ĐÍCH THỰC LÀ GÌ ?
  2. HÃY CỨ SỐNG THỰC VỚI CHÍNH MÌNH
  3. SÁNG TỎ VÀ THUẦN KHIẾT