MỘT GIẢI THÍCH NGẮN GỌN PHÁP GIỚI GỌI LÀ TỰ TÂM – KHÔNG GIAN SÁNG RỠ CỦA PHÁP GIỚI

DECHEN RANGDROL RINPOCHE


Namo Shri Guru Nagarjuna!

Là không gian bí mật của trái tim của tất cả các bậc Chiến Thắng
Là con đường được các Bồ tát cao cả tán dương
Nguồn của tất cả những gì hiện hữu và vượt khỏi
Với Pháp giới, tâm rạng rỡ trong sáng, tôi xin đảnh lễ. (1)

Khó chứng ngộ và chứng ngộ nó lớn lao biết bao
Khó dạy hết nó và nếu bạn cố gắng bạn không bao giờ kết thúc
Cái sâu thẳm nhất của tinh túy cam lồ nó chứa đựng
Mà trí huệ thảnh thơi của người thuần thành sẽ trải bày, tôi sẽ giải thích. (2)

Phân chia con mắt thành những phần nhỏ và bạn không tìm thấy con mắt
Phân chia những phần nhỏ thành những nguyên tử và bạn không thấy những phần nhỏ
Bởi vì trong những nguyên tử, những vật không thể phân chia không hiện hữu
Tất cả chúng tự nhiên là không gian bao la của Pháp giới. (3)

Sắc tướng hội tụ theo duyên siêu vượt định nghĩa
Bởi vì không có một hay nhiều, không có gì để định nghĩa
Phá sập ngôn từ định nghĩa và bạn không thể tìm thấy cái gì
Thế nên nó hoàn toàn tịch lặng – nó đều chỉ là hiện thể chân thật! (4)

Bởi vì những thuộc tính duyên sanh của nó là Pháp giới
Mắt – thức không sanh, không diệt, hay trụ
Và nó luôn luôn thanh tịnh với tư tưởng –
Những thuộc tính của nó cũng là không gian Pháp giới. (5)

Những duyên tăng cường và hội tụ và thức
Không bao giờ lìa khỏi không gian Pháp giới dẫu một mảy tơ
Những tư tưởng thói quen ngăn không cho chúng ta thấy điều này
Chúng ta nghĩ giác quan và đối tượng và tâm là các thứ khác nhau. (6)

Để tịnh hóa mọi tư tưởng che ám trí huệ của chúng ta
Với cái thấy xác quyết sự rỗng không của Pháp giới
Hãy thiền định và bạn sẽ rộng mở và thư giản tốt đẹp
Và rồi Pháp giới, luôn luôn giải thoát, sẽ hiện ra. (7)

Hình tướng – tánh Không là lỗ tai, giống như một giấc mộng
Âm vang – tánh Không là âm thanh, giống như một tiếng vang
Thoát khỏi những duyên, thức, chỉ là sáng tỏ – tánh Không
Tất cả ba là Pháp giới, tịnh quang và không có gì khác hơn. (8)

Giác quan mũi này làm bằng bốn nguyên tố
Siêu vượt khỏi là một hay là nhiều
Thế nên nó không có tự tánh giống như một hình bóng trong một tấm gương
Hãy biết rằng nó không bao giờ sanh, hãy biết rằng nó là Pháp giới. (9)

Một số mùi hương được tạo ra và một số tự nhiên đến
Và dù chúng xuất hiện đều do nhân và duyên
Bản tánh căn bản của nó là Pháp giới, tịnh quang
Và lìa khỏi cái ấy chúng không hiện hữu chút nào. (10)

Thức thuộc mũi đến từ hai duyên
Thì không có tư tưởng gán tên cho cái được tri giác
Và trong tinh túy nó không bao giờ trở thành hiện hữu
Thế nên thức thuộc mũi thì không gì khác Pháp giới. (11)

Giác quan lưỡi tri giác vị –
Khi trí huệ sâu xa tìm kiếm rốt ráo sự vận hành
Nó không thể tìm thấy cái gì bởi vì không có gì thực sự ở đó
Thế nên hãy biết rằng lưỡi là Pháp giới. (12)

Ngọt, chua, cay và mặn – mọi loại vị
Không phân tích, có một kinh nghiệm về chúng của lưỡi
Nhưng khi phân tích, chúng ta không thể tìm thấy tinh túy nào
Thế nên chúng ta khẳng định rằng chúng là hình tướng – tánh Không, Pháp giới. (13)

Thức lưỡi tỉnh biết, sáng tỏ, không khái niệm –
Nếu những nhân và duyên của nó không gì khác hơn là Pháp giới
Thì tự tánh của nó làm sao hiện hữu theo cách nào?
Bây giờ chúng ta biết nó là tánh Không – sáng tỏ, Pháp giới. (14)

Thân này là thanh tịnh, không làm bằng những hạt nhỏ
Thì giống như thân xuất hiện trong một giấc mộng
Xuất hiện nhưng trống không, và trống không mà xuất hiện –
Hình tướng xuất hiện – tánh Không không thể tách lìa – thân thể này là kỳ lạ! (15)

Êm và nhám, nặng và nhẹ – mọi loại xúc chạm
Chỉ hiện hữu trong nương dựa đối đãi lẫn nhau
Căn bản là giống nhau, bản tánh của chúng là tịnh quang
Kỳ diệu biết bao! Lạ lùng! Một phép lạ kỳ lạ! (16)

Thoát khỏi sanh và diệt là thức của thân
Những duyên tăng cường và hội tụ của nó không có tinh túy
Thế nên nó là sáng tỏ – tánh Không, đơn nhất, Pháp giới
An trụ trong sáng tỏ – tánh Không là thiền định tốt nhất. (17)

Sự dừng của khoảnh khắc trước của thức
Là duyên ban năng lực, thức giác quan
Nhưng nó không đến hay đi, và nó không ở
Thế nên nó chỉ là Pháp giới, nó chỉ là tịnh quang. (18)

Những hiện tượng tốt và xấu trở nên những đối tượng của tâm
Những đối nghịch phải nương dựa nhau để hiện hữu
Và mọi sự vật tương thuộc thì bình đẳng
Thế nên chúng là hình tướng – tánh Không, thế nên chúng đều là phép lạ vĩ đại! (19)

Thức, tỉnh giác sáng tỏ
Không sanh hay diệt, không buộc hay thoát
Tánh Không – sáng tỏ, không gian không thể diễn tả
Như một viên ngọc như ý, tâm này là một phép lạ! (20)

Bằng tất cả công đức này nguyện tất cả chúng sanh
Hiển lộ Pháp giới, sáng tỏ rạng rỡ của tâm
Và trong cõi Phật thanh tịnh vô biên
Nguyện những giáo lý này của Đại Mật nở hoa trọn vẹn! (21)

Bình luận


Bài viết mới

  1. BỚT SỢ HÃI
  2. KHÔNG GÂY HẠI CHO AI KHÁC
  3. NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN THẦN THÁNH