MỘT VỊ THẦY THẬT SỰ PHẢI MỞ ĐƯỢC CON MẮT PHÁP THẤY THẲNG NHẤT TÂM

Thiền Sư Nhật Bản BẠT ĐỘI

Thiền sư Bạt Đội (1327 – 1387)

Nếu bây giờ các ông được hỏi: “Ai đó vậy, đến thế nào?” Thì các ông trả lời sao? Và nếu các ông không thể trả lời, làm sao các ông tránh được một cái đánh bằng gậy sắt của Diêm vương?

Nếu đây là cái gì có thể nắm bắt bằng lời nói và kinh điển, tại sao Nam Nhạc học rộng như vậy lại không thể thốt ra một lời để trả lời Lục tổ? Nếu Nam Nhạc, con chưa ngộ, mà phải trả lời trong sự vô minh của mình, dùng ý thức bình thường và hiểu biết từ những giáo lý, ngài đã không đạt đến ngộ. Trừ người tức khắc ngộ nhập với sự trả lời bằng chỉ một lời, thật khó kiếm ra người trong thế giới này, như Nam Nhạc, đã trực tiếp kinh nghiệm đại ngộ đến tận cốt lõi của nó.

Thật vậy, người thấu hiểu Pháp đáng được tôn kính. Ngài là vị thầy, vì lợi lạc cho những người khác, và thuận theo những giai đoạn phát triển khác nhau của họ, chỉ thẳng tự tâm cho họ. Tôi không nói rằng lấy chỗ trả lời của Nam Nhạc làm công án của các ông thì cuối cùng sẽ ngộ đâu.

Nhưng có những người, nghe một lời từ một vị thầy, bèn đại ngộ, mất thân và đời sống. Một số người, than ôi, sau ba đến năm ngày đã giải quyết sự nghi ngờ của họ, trong khi những người khác dùng ba đến năm hay thậm chí mười đến hai mươi năm trước khi giải quyết được những nghi ngờ của họ. Chúng ta thử cho thời kỳ nghi ngờ này cái tên là “vật lộn với công án của mình”. Dù những lời nói có khác nhau và một số người có thể ngộ nhanh chóng trong khi những người khác lâu hơn, thì khi ngộ đến mỗi người đều nhận ra bản tánh vốn có của mình trong sự toàn thiện của nó. Cái ngộ này không dựa trên lời nói, ngữ ngôn.

Lấy thí dụ một chiến binh bắn tên vào kẻ thù. Một số chết ngay khi trúng tên, trong khi những số khác đau đớn vì vết thương và chết vài ngày sau. Dù cái chết của kẻ kia nhanh hay chậm, người tấn công chỉ muốn cắt đứt gốc rễ đời sống ngay tức thì. Cái này được gọi là “chỉ thẳng tâm ông, thấy tánh thành Phật”. Cắt đứt gốc rễ của sanh tử là cái tôi gọi là hủy diệt thân thể và mất đời sống mình.

Sư khác biệt giữa Thiền Tông và Giáo Tông thì giống như sự khác biệt giữa người trúng tên và chết ngay với người thấy sự việc và đứng một bên nói này nói nó với người chết. Người thấy trực tiếp tự tánh mình là người Thiền; người nói về nó là từ tông giáo lý, giáo tông. Đó giống như người có kiến thức về sức nóng của lửa và người kia lặn thẳng vào trong lửa, cắt lìa những gốc rễ của đời sống y và sự hiểu biết từ quan điểm con người của y để trở thành một với lửa.

Chẳng hạn, dù người ta có thể sáng trí và ghi nhớ những lời của các Thiền sư của năm phái Thiền, dù lời nói của nó trôi chảy như suối, nếu con mắt Pháp của chính nó trôi chảy như suối, nếu con mắt Pháp của chính nó chưa mở thì nó cũng chẳng hơn gì một vị thầy học nhớ những ngữ lục của chư tổ. Việc đó ít có ích dụng cho nó khi phải chạm mặt với chuyện lớn sanh tử, sống và chết. Đó là lý do tại sao chư Phật ba đời và chư tổ đều chỉ thẳng tâm người để cho y chứng ngộ, thấy tánh mình là Phật. Chỉ duy nhất điều này là sự truyền tâm ấn. Không có pháp nào khác.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. THẦN LỰC CỦA QUÁN ÂM

Bài viết mới

  1. ĐI QUA ĐỪNG CÓ ĐỐT CẦU, ĐỂ NGÀY CẦN ĐẾN CÓ CẦU MÀ ĐI
  2. BỔN PHẬN
  3. ĐỔ LỖI CHO AI ?