NỀN TẢNG, CON ĐƯỜNG VÀ QUẢ

NYOSHUL KHENPO RINPOCHE

Trích: Đại Toàn Thiện Tự Nhiên (Thiền Tây Tạng và những Bài Ca Kim Cương); Nguyễn An Cư dịch; NXB Thiện Tri Thức 1999

 

Cảnh giới tuyệt đối không bao giờ bị nhiễm ô hay giới hạn bởi ý niệm như Niết bàn và sanh tử hay có và không. Chúng ta phải giác ngộ như Phật nguyên thủy Phổ Hiền Samantabhadra, bậc đã giác ngộ trong nền tảng bổn nguyên. Ngoài cái nền tảng Phật tánh tối sơ này, phải khó khăn rắc rối cho chúng ta khi cố gắng thành tựu một trạng thái tâm linh mà chúng ta đã luôn luôn có sẵn. Chúng ta đang có tâm Phật ở trong, thế nên không cần gì đến mọi thứ khó khăn ấy; chính như khi người ta đã ở nơi tòa Kim cương ở Bodhgaya tại Ấn Độ, người ta không cần gì phải chịu đựng những hành trình khó khăn trải qua những hoàn cảnh nhọc nhằn với mục đích đạt đến đó.

Phật nguyên thủy, những Vidyadhara vĩ đại, và mọi người thành tựu giác ngộ, chỉ hiện thực hóa những phẩm tính luôn luôn đã có, các vị không tạo thêm các phẩm tính nào mới.

Trong thực hành những lời dạy cốt lõi, điều chúng ta thực sự cần là được giải thoát do nhận biết tánh giác của chính chúng ta, bản tánh tối hậu của chính cái đang là. Điều ấy không đến qua cái gọi là những lời dạy bí mật và những giáo huấn cốt lõi tìm thấy trong sách. Tám thừa đầu đưa chúng ta dọc theo con đường bằng cách làm việc với tâm thức: không có cái nào trong những thừa này lấy chính trí huệ như con đường. Dzogchen (Đại Toàn Thiện) lấy chính trí huệ làm con đường, và bởi thế nó không có biểu tượng và đối tượng nào. Chúng ta cần sử dụng trí huệ – những sự vật thực sự là thế nào – như con đường, chứ không dùng chỉ những chế tạo của tâm thức chúng ta. Bởi vì bất cứ cái gì dính dáng đến tâm thức đều tự động dính dáng đến vọng tưởng mê lầm, đến sự chấp bám giữa chủ thể và đối tượng.

Lama Mipham viết :

Bởi gì pháp tánh không được chế tạo và không duyên hợp,
Thì không có cái gì mới để đạt được qua con đường của những tạo tác,
Nguyện bản tánh của quả tối hậu, nó không kết thành từ một nhân,
Được thấy biết là vốn hiện diện từ nguyên thủy trong chính mình.

Hiện diện và tỉnh giác một cách sống động, thoát ngoài những ý niệm, qua sự tự tỉnh niệm thường trực, nhận biết mọi sự bất kỳ chúng ta ở nơi đâu – dưới mọi hoàn cảnh và điều kiện – như là trò phô diễn huyễn hóa của tánh giác rigpa; thấy suốt qua mọi sự và không hề rơi vào làm mồi cho chấp ngã, luyến bám và trụ trước nhị nguyên, cũng không mắc vào những tạo tác của nó như là ba độc (phiền não) và tám vạn bốn ngàn nhiễm ô; như thế chúng ta duy trì ngai vàng bổn nhiên của chúng ta, như đấng giác ngộ nhân cách hóa của tánh giác vốn sẵn đủ, Samantabhadra.

Thangka Đức Samantabhadra

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TRƯỞNG DƯỠNG BỒ ĐỀ TÂM
  2. TRUNG ĐẠO
  3. BẢN TÁNH TỐI HẬU CỦA TÂM

Bài viết mới

  1. BIỂU LỘ CHÍNH MÌNH MỘT CÁCH TRỌN VẸN
  2. CHÂN LÝ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC BẰNG LAO ĐỘNG QUÊN MÌNH
  3. CẢM GIÁC TỰ DO, ĐƯỢC GIẢI PHÓNG BẢN THÂN