NHẬN BIẾT SỰ GIẢ DỐI

NUDEN DORJE

Trích: “Ngay Tại Đây - Một Bản Văn Kho Tàng Đại Toàn Thiện"; NXB. Thiện Tri Thức - Tháng 8/2019

“Khi con thấu hiểu sự giả dối của sự mê lầm của con, hãy lưu lại một cách không giả tạo, không cố gắng trong thể tự nhiên (pháp thân)”

Điều quan trọng chúng ta cần nhận biết là sự giả dối của chính chúng ta. Điều này không phải là một phê phán đôi khi chúng ta chân thực và đôi khi chúng ta giả dối. Nó có nghĩa rằng mọi sự về chúng ta là giả dối bởi vì nó được đặt nền trên một sự hiểu sai về bản tánh của thực tại. Một khi vô minh đồng khởi đã sanh khởi, chỉ qua cơ cấu của thức phát triển với nó, mọi sự chúng ta làm đều sai giả. Cũng giống như một người ở đại học có kỳ thi tốt nghiệp. Người ấy lầm phòng thi và không đọc kỹ những câu hỏi và viết những câu trả lời rất dài về chủ đề không phải dành cho anh. Bất kể câu trả lời tốt thế nào anh cũng bị đánh rớt, vì chúng không hợp với câu hỏi.

Câu hỏi căn bản luôn luôn là: “Anh là ai?”, “Tôi là ai?” nhưng chúng ta không hiểu nó thế nên chúng ta trả lời với một sự kể chuyện không dứt về định nghĩa tự ngã. Điều này bao phủ lên sự tươi mới của câu hỏi, khả tính của nhìn và thấy, và như vậy tất cả những trả lời của chúng ta đều cũ rích, sự làm lại những tường thuật tự bảo vệ được tạo dựng từ những yếu tố không được khảo sát. Chúng ta có nhiều, rất nhiều những câu trả lời và tất cả chúng đều giả dối. Đó là tại sao rất quan trọng khi chúng ta làm thiền định ba A hay những thiền định khác, để đặt trọn năng lượng của bạn một cách nhất tâm vào thực hành, để cố gắng sửa lại lỗi lầm căn bản ban đầu đã xé rách lìa chủ thể và đối tượng. Rất quan trọng phải ngừng sự hỗ thẹn đã giả dối. Để chúng ta phải thấy sự giả dối sanh khởi như thế nào, sự che ám phát triển như thế nào. Chúng ta muốn nhìn trực tiếp vào sự giả dối của chúng ta và học những mánh khóe lừa bịp của nó để chúng ta không bị mắc bẫy nữa. Điều này giúp mở rộng không gian trong đó chúng ta có thể nhận biết bản tánh của chính chúng ta.

Khi chúng ta làm những nghi lễ tantra như thực hành Big Rigdzin, chúng ta làm Vajrasattva nhiều lần và chúng ta tịnh hóa mọi tội lỗi, sai lầm đã tích tập từ lúc bắt đầu của sanh tử. Từ quan điểm chân lý tương đối chúng ta đã tích tập một số lớn nghiệp xấu mà nếu không giải quyết chúng, sẽ dẫn chúng ta đến những hoàn cảnh khó khăn và đau khổ về sau. Thế nên những thực hành tịnh hóa của tantra rất là hữu ích.

Tuy nhiên trong dzogchen chúng ta đang cố gắng đến điểm cốt yếu nơi niết bàn và sanh tử tách lìa. Điều này giống như một thứ diệt cỏ: Nếu bạn xịt một lần, mọi cỏ dại, mọi mê lầm, mọi đau khổ sẽ biến mất. Bạn không cần nhổ từng cây cỏ một. Tin rằng bạn là một người xấu thì rất không ích lợi cho thực hành dzogchen. Nhưng tin rằng bạn là một người tốt cũng rất không ích lợi trong thực hành dzogchen. Bạn không phải là một người! An trụ trong trạng thái vô sanh chúng ta là tánh giác thanh tịnh không có chút nhiễm ô nào. Khi bạn vất bỏ căn cước của bản ngã bạn, tư cách công dân sanh tử của bạn, bạn xé căn cước của bạn và mọi vấn đề và tội lỗi và hồ sơ nơi cảnh sát dính líu với lý lịch ấy tan biến tức thì.

Bình luận


Bài viết mới

  1. LỜI RĂN DẠY CỦA KHỔNG TỬ
  2. “LÀM VIỆC” CŨNG LÀ “LÀM NGƯỜI”
  3. CÁCH GIỮ TẬP TRUNG KHI BẠN BẮT ĐẦU CHÁN MỤC TIÊU CỦA MÌNH