NHỮNG THẾ GIỚI VÔ HÌNH

DEEPAK CHOPRA

Trích: Cuốn Sách Của Những Bí Mật-Giải Mã Các Khía Cạnh Bị Che Giấu Trong Đời Sống; Người dịch: Thế Anh; NXB. Hồng Đức

☀️ Ý thức xuất hiện từ nguồn cội như thế nào.

Sự tồn tại thuần túy: Thế giới của Tuyệt đối, nhận thức thuần túy trước khi có được những phẩm chất khác. Trạng thái tiền-sáng-tạo. Đây thực chất không phải là một thế giới riêng, bởi lẽ nó thấm nhuần trong mọi thứ.

Phúc lành có điều kiện: Thế giới trở nên nhận thức khi bắt đầu có nhận thức về tiềm năng của chính nó.

Tình yêu: Sức mạnh thúc đẩy sáng tạo.

Kiến thức: Thế giới của trí tuệ nội tại.

Bí ẩn và nguyên mẫu: Các khuôn mẫu tập thể của xã hội. Đây là thế giới của nam thần và nữ thần, nam anh hùng và nữ anh hùng, nguồn năng lượng của nam giới và của nữ giới.

Trực giác: Thế giới tâm trí hiểu được những cơ chế phức tạp của cuộc sống.

Trí tưởng tượng: Thế giới của khả năng phát minh sáng tạo. Lý trí: Thế giới của logic, khoa học và toán học.

Cảm xúc: Thế giới của cảm nhận.

Thể xác: Thế giới của cảm giác và các giác quan.

Những thế giới nào trên đây thực chất là con đường tâm linh? Tất cả đều có mối liên quan qua lại, nhưng bạn có thể thấy mọi người lúc ở với thế giới này, lúc ở với thế giới kia. Khi tìm thấy một thế giới đặc biệt thì họ cũng tìm thấy tâm linh của mình ở đó.

Người phụ nữ sống lương tri tìm thấy thế giới của cô ở các cảm xúc và thể xác – nỗ lực đấu tranh mỗi ngày để thoát khỏi cảnh nghèo đói đã khiến cô xúc động. Tuy nhiên, con người không thể loại bỏ tình yêu ra khỏi những động cơ của mình; có lẽ bằng trực giác thì cô cũng biết rằng dạng chủ nghĩa nhân đạo này chính là con đường dẫn đến sự phát triển tốt đẹp nhất cho bản thân.

Người đàn ông có khả năng chữa bệnh từ xa tìm thấy thế giới của mình ở trực giác. Đây chính là lúc những nguồn năng lượng tinh tế xuất hiện. Con đường tâm linh của ông kêu gọi vận dụng những sức mạnh vô hình giúp kết hợp thế giới vật chất lại cùng nhau. Con người không thể loại bỏ tình yêu ra khỏi những động cơ của mình; ở đây còn có huyền thoại và nguyên mẫu để xem xét, bởi lẽ ông kêu gọi các vị thần và thế giới tâm linh giúp mình hoàn thành công việc.

Người hoài nghi có thể cho rằng những thế giới này vốn không hề tồn tại. Đó sẽ là một cuộc tranh cãi khó có hối kết, bởi lẽ nếu điều gì đó không tồn tại vì bạn thì nó thực chất cũng không tồn tại. Đây có lẽ là lúc chúng ta nên nhìn vào một ví dụ đơn giản.

Một chiếc xe hơi đâm vào đụn tuyết sau một cơn bão tuyết. Người tài xế bất tỉnh sau tay lái. Mọi người tới để xem điều gì đang xảy ra và hỏi nhau: “Chuyện này xảy ra như thế nào nhỉ?”. Một người chỉ vào vệt xe trên tuyết và nói: “Xe bị trật bánh khỏi đường – đó là lý do tai nạn xảy ra”. Một người khác chỉ vào tay lái đang bị quay sang một bên, và nói: “Hệ thống lái của xe bị hỏng – đó là lý do tại nạn xảy ra”. Một người thứ ba nói: “Anh ta say rượu – đó là lý do tai nạn xảy ra”. Cuối cùng, một bác sĩ thần kinh tinh cờ ghé qua với chiếc máy do cộng hưởng từ MRI cầm tay. Ông ta chỉ vào kết quả quét não của người tài xế và nói: -Vùng vỏ não vận động của anh ta gặp vấn đề – đó là lý do tai nạn xảy ra.

Mọi câu trả lời đều tùy thuộc vào dạng bằng chứng được sử dụng. Câu hỏi được đặt ra ở nhiều cấp độ thực tế khác nhau, ở mỗi cấp độ chỉ một câu trả lời được xem là có ý nghĩa. Vị bác sĩ thần kinh chỉ nghĩ rằng câu trả lời của mình sâu sắc hơn và do đó hẳn phải là câu trả lời đúng.

Khi mọi người tranh cãi rằng không có bằng chứng khoa học cho thấy vũ trụ này có tâm thức thì phản ứng tức thì của tôi sẽ là: “Tôi có tâm thức và phải chăng tôi không phải là một hoạt động của vũ trụ?”. Bộ não, vốn hoạt động dựa trên những xung điện từ, cũng là một hoạt động của vũ trụ tương tự như những cơn bão điện từ trong bầu khí quyển hoặc trên một vì sao xa xăm. Do đó, khoa học là một dạng trường điện từ đang dành thời gian của nó để nghiên cứu những hình thái khác. Tôi thích nhận xét mà một nhà vật lý: “Đừng bao giờ xem khoa học là kẻ thù của con đường tâm linh, bởi lẽ khoa học là đồng minh lớn nhất của con đường tâm linh. Khoa học là Thượng đế đang giải thích về Thượng đế thông qua hệ thần kinh của con người. Chẳng phải con đường tâm linh cũng tương tự như thế hay sao?”.

Một triết gia có thể lập luận rằng thực tại sẽ không bao giờ được biết đến một cách trọn vẹn trừ khi bạn bao gồm mọi cấp độ diễn giải khác nhau. Xét theo khía cạnh đó thì lý thuyết về thực tại duy nhất sẽ không đi ngược lại

chủ nghĩa vật chất – nó chỉ giúp mở rộng thêm chủ nghĩa vật chất. Người lái xe đâm xe vào đụn tuyết có thể sở hữu nhiều cấp độ động cơ khác nhau: Có thể anh ta bị trầm cảm và cố tình đâm xe (cảm xúc). Có thể anh ta đang nghĩ đến một điều gì đó và mất đi sự chú ý (trí tưởng tượng). Có thể bằng đôi mắt của tâm trí, anh ta nhìn thấy một chiếc xe chạy ngược chiều sắp sửa lấn sang làn đường của mình (trực giác).

Để có được một cấp độ lý giải mới, bạn cần phải vượt khỏi cấp độ hiện tại của mình. Nếu thừa nhận rằng vượt khỏi cấp độ hiện tại là điều mà bạn vẫn làm mỗi ngày thì sẽ không có lý do gì để bạn sử dụng chủ nghĩa vật chất như một phương tiện để công kích con đường tâm linh. Thế giới vật chất có thể là cấp độ trải nghiệm nền tảng của bạn hoặc không. Các cấp độ khác sẽ xuất hiện khi bạn vượt khỏi cấp độ hiện tại, hay cấp độ nền tảng, bởi lẽ bạn sẽ làm điều đó sau khi bộ não chuyển các cơ chế điện hóa thành suy nghĩ.

Thế nên câu hỏi thực sự là bạn mong muốn được sống trong thế giới nào? Đối với tôi, cuộc sống lý tưởng là được sống với mọi cấp độ nhận thức. Sự chú ý của bạn không bị bỏ buộc hay hạn chế; bạn cởi mở bản thân với toàn bộ nhận thức. Bạn có cơ hội để sống một cuộc sống như thế, nhưng nếu chỉ tập trung vào một hoặc hai cấp độ trải nghiệm thì bạn sẽ khiến những cấp độ khác dần hao mòn. Chúng dần bị chèn ép ra khỏi nhận thức của bạn, do đó khả năng để bạn vượt khỏi cấp độ hiện tại sẽ dần nhỏ đi. (Xét trên mực độ đơn giản nhất thì điều đó thường liên quan đến việc tìm đúng thời điểm. Tôi hiếm khi gặp những nhà khoa học có suy nghĩ cẩn thận về tâm thức – họ quá mải mê với các thí nghiệm của mình. Cũng giống như chúng ta, họ có rất nhiều việc cần làm, nếu thế giới tạo ra một nền tảng khác biệt hoàn toàn so với những gì họ đã biết qua nghiên cứu hoặc qua lý thuyết thì một nhà khoa học điển hình sẽ chỉ chú tâm đến nền tảng ấy vào ngày mai).

Mỗi chiều kích của sự tồn tại đều có mục đích riêng của nó, mang đến mức độ thỏa mãn vốn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác (đây là “những hương vị của sáng tạo”). Trong nhận thức mở rộng tối đa thì mọi chiều kích đều có thể tiếp cận được.

—–???—–

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU
  2. CHẾT CÓ Ý THỨC
  3. NHỮNG NGUYÊN TẮC MẠNH MẼ GIÚP BẠN ĐẠT TỚI SỰ LÀM CHỦ CÁI TÔI

Bài viết mới

  1. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SIÊU NĂNG LỰC QUYỀN LỰC & TÁC ĐỘNG
  2. CÂU TRẢ LỜI ĐÃ CÓ SẮN TRONG CÂU HỎI – PHẬT GIÁO TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
  3. THẦY VÀ ĐỆ TỬ