JIM ROHN
Trích: CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG, Jim Rohn/ Vũ Thanh Nhàn dịch, NXB Lao Động, 2016
Để giao tiếp tốt bạn phải hiểu được ngôn từ. Hãy hiểu rằng ngôn từ có sức mạnh thần thánh. Trước kia chúng ta nói rằng ngôn từ cũng giống như bánh mì. Nó có sức mạnh phi thường và do đó chúng ta phải học chúng. Không ngôn ngữ nào phong phú như tiếng Anh. Chúng ta có những từ để thuyết phục, truyền cảm hứng, xây dựng và vẽ nên lời hứa của tương lai.
Một nhà tiên tri cổ xưa nói rằng, “Ngôn từ là Chúa. Và Chúa chính là ngôn từ”. Tôi hiểu câu này là từ ngữ có sức mạnh thần thánh. Câu chuyện Kinh thánh về sự sáng tạo rất đặc biệt: nó nói về những từ ngữ tạo ra ánh sáng. Mọi người thường nói: “Tôi đã ở trong bóng tối nhưng giờ tôi đã thấy” ? Hoặc “Trong khi bạn đang nói, thì nó lóe lên trong tâm trí tôi”?
Tôi đang đề nghị bạn đừng trò chuyện tẻ nhạt, và hãy trở thành một người chăm chỉ học hỏi ngôn từ. Ngôn từ rất có sức mạnh trong việc tạo dựng ý tưởng. Ở nước Mỹ, những người sáng lập cùng nhau đưa ra tuyên ngôn độc lập, điều được coi là hành động phản bội. Họ cần một văn kiện có sức mạnh để thể hiện đường lối cho một quốc gia mới. Khi văn kiện này được hoàn thành, họ nói rằng, “Với ý tưởng này thì giờ chúng ta cam kết cuộc sống, vận mệnh và danh dự thiêng liêng của chúng ta”. Đó là một ví dụ về sức mạnh ngôn từ.
Những khả năng của ngôn ngữ rất hấp dẫn. Với tương lai của bạn, gia đình bạn và vận mệnh của bạn. Ngôn từ có thể thúc đẩy một người thay đổi cách sống, vượt qua những sai lầm, thoát khỏi nghèo khó. Tôi đã gặp một người chỉ học đến lớp chín nhưng ông được trời phú khả năng ngôn ngữ theo một cách rất đơn giản. Ông ấy bảo tôi là tôi đã “phạm sai lầm”. Nhưng ông đã không nói với tôi những từ đó. Ông đã thêm vào những từ khích lệ tôi thay đổi cuộc đời. Những từ của ông đã khiến tôi thức trắng nhiều đêm. Trong gia đình bạn, điều bạn nói là rất quan trọng. Trong quản lý, bán hàng và kinh doanh, không có công cụ nào có sức mạnh hơn lời nói.
Giao tiếp đang ảnh hưởng đến những người khác qua ngôn từ. đây là những gì tôi đang làm trong 34 năm. Tôi muốn những lời nói của mình tạo ra cuộc sống và tầm nhìn, để phát triển câu trả lời, để khuyến khích, diễn tả, giảng giải. Tôi muốn những độc giả của mình và các sinh viên thấy được những sắc thái, ý nghĩa và những khả năng. Và trong những năm qua tôi đã tìm ra rằng có bốn bước dẫn đến giao tiếp.
1. Có điều hay để nói
Điều đó là hiển nhiên rồi. Nhưng thành công là một quá trình học tập tinh tế về sự hiển nhiên; nếu bạn xem xét lại những điều hiển nhiên, bạn có thể bắt đầu tiến đến gia tài của minh. Có một số yếu tố trong việc có điều gì đó thú vị để chia sẻ. Trước hết bạn phải chuẩn bị. Và để chuẩn bị tốt, bạn cần chuẩn bị có mục đích và chủ tâm. Một mục đích đủ chủ tâm – để tạo ra một công việc bán hàng, để trở thành một doanh nhân, phát triển triển vọng của gia đình vì tương lại – sẽ khiến bạn có sự chuẩn bị thích hợp và nó có nghĩa là bạn cân nhắc và kiên định với quá trình học tập của mình.
Việc chuẩn bị cũng cần thời gian. Chúng ta không giống với loài linh dương, loài phải đứng lên đi trong vòng vài phút sau khi chào đời, và nó có thể chạy với bầy một giờ sau đó. Con người cần thời gian để chuẩn bị; điều đáng buồn là nhiều người vẫn không sẵn sàng sau tuổi 17 hoặc hơn.
Chuẩn bị có nghĩa là bạn sẽ có sẵn những “tấm séc miệng” để đổi thành “tiền mặt” khi bạn bắt đầu cuộc trò chuyện. Bạn không thể rút từ một tài khoản không tồn tại, nói về những kinh nghiệm mà bạn không có hoặc sự chuẩn bị mà bạn chưa thực hiện. Nếu bạn chuẩn bị kĩ, bạn sẽ có điều gì đó thu hút khi nói. Và nếu bạn chỉ nói phần cô đọng của những gì bạn đã chuẩn bị, thì bạn sẽ giao tiếp rất tốt. Mọi người sẽ có cảm giác là bạn có thể nói chuyện trong một giờ, rằng bạn có cả trăm hình ảnh mình họa. Bạn không cần phải nói hết những gì đã chuẩn bị, nhưng mọi người sẽ có cảm giác rằng bạn có cả kho tàng để nói.
Hãy quan tâm đến cuộc sống và mọi người
Tìm hiểu mọi người và xem điều gì khiến họ khó chịu. Tìm hiểu nguồn gốc, phong cách, tính khí của họ. Hãy học hỏi đời sống kinh doanh và đời sống chính trị, của mọi người và hệ thống. Hãy đọc báo và tạp chí; hãy quan tâm đến cả thế giới chứ không chỉ một góc của bạn. Hãy có khả năng thảo luận những vấn đề chính của cuộc sống và những xung đột chính trị. Bạn sẽ có thể đóng góp tranh luận ở nơi làm việc và trong gia đình nếu bạn được thông tin và bản thân bạn cũng quan tâm. Để là một người giao tiếp tốt, bạn phải cập nhật những sự kiện hiện tại. Ở nơi bạn sống, hãy biết gì đang diễn ra ở trường của bạn. Họ đang dạy gì cho lũ trẻ? Họ theo tu tưởng chính trị nào? Khi tôi bắt đầu diễn thuyết ở một số trường, các giáo viên đã nghi ngờ về việc nói về chủ nghĩa tư bản và đấy là ở một xã hội tư bản chủ nghĩa đấy! Họ vẫn chưa thể hiểu rằng tư bản nằm trong tầm tay học sinh của họ. Điều gì đang xảy ra ở nơi bạn sống? Hãy cập nhật thông tin, hãy quan tâm đến nó.
Phấn khích
Phấn khích vượt xa sự quan tâm. Những người quan tâm sẽ hỏi, “Nó có hiệu quả không” nhưng người phấn khích sẽ hỏi, “Nó hoạt động như thế nào?” Hãy hỏi những câu hỏi sâu hơn. Trẻ em lúc nào cũng phấn khách một cách ngây thơ và do đó chúng học được rất nhiều trong bảy năm đầu đời. Học cách phấn khích với những gì bạn nhìn thấy, nghe thấy và đọc được. Hãy có thái độ rằng bạn phải biết! Hãy nói, “Điều gì khiến mọi người hành động như vậy?” “Làm thế nào tôi phản ứng lại được như vậy?” Kiểu tò mò này, mong muốn học hỏi này sẽ mang bạn đến với những hiểu biết quý báu.
Hãy biến sự thất vọng thành phấn khích: Bạn sẽ học được nhiều hơn. Khi bạn bị mắc kẹt trên đường cao tốc và bạn có một chuyến bay cần tới cho kịp giờ, đừng thất vọng, hãy cảm thấy phấn khích với điều đó. Tất nhiên, không thể lúc nào cũng cảm nhận được như vậy, nhưng bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ kinh nghiệm sống đó nếu bạn phấn khích, chứ không nản lòng. Thậm chí bạn có thể phấn khích với kiểu thất vọng của riêng bạn. Tôi thường thất vọng với Kinh thánh nhưng giờ tôi để nó khiến tôi phấn khích. Có những thứ tôi đã từng không hiểu được; nhưng giờ tôi học được từ chúng. Câu chuyện của Job là một ví dụ. Nó bắt đầu với cảnh Chúa và quỷ Sa-tăng đang nói chuyện, và Sa-tăng đã đưa ra với Chúa một thỏa thuận để thử lòng trung thành của Job. Sa-tăng có rằng Job sẽ nguyền rủa Chúa khi Sa-tăng hành hạ ông ta. Sa-tăng bắt đầu bằng cách lấy đi gia đình của Job, sau đó là đến của cải, rồi đến sức khỏe. Job cuối cùng ngồi trên đống tro tàn đá cạo vào vết thương nhưng bất chấp những nỗ lực của vợ ông khiến ông nguyền rủa Chúa, ông vẫn không làm vậy. Chúa thắng cược. Và sau đó Chúa đã bù đắp mọi thứ cho Job và tăng gấp đôi phước lành. Câu chuyện này đã khiến tôi phấn khích, dù tôi không chắc là mình hiểu hết nó.
Hãy biết cảm thông
Bạn phải biết cảm thông với mọi người và hoàn cảnh của họ. Hãy cảm thông với những người không ưa bạn. Nếu bạn nghèo, bạn hãy cảm thông với người giàu, và nếu bạn là người giàu thì hãy cảm thông với người nghèo. Hãy cảm thông với những bi kịch của mọi người.
Tôi đã phải liên tục làm việc này vì tôi chưa từng gặp bi kịch nào trong cuộc đời cả. Tôi là con một, hư hỏng và tôi đã tìm được người thầy ở tuổi 23, người đã giúp tôi trở nên giàu có. Tôi đã buộc mình đi đến San Francisco và dành thời gian trên con phố của những tâm hồn sa ngã để học về bi kịch. Tất nhiên, bạn không thể nào biết được nó như thế nào trừ khi bạn gặp phải bi kịch đó, nhưng bạn có thể thử. Việc này sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn.
Có một sự thật trong câu ngạn ngữ, “Bạn không thể hiểu được một người cho đến khi bạn ở trong hoàn cảnh của họ”. Khi tôi dành thời gian ở Tenderloin, nơi dành cho những tâm hồn sa ngã của San Francisco, tôi đã nói chuyện với một người phục vụ quầy rượu, người đã cho tôi thấy nhiều bi kịch trong một tuần hơn hầu hết mọi người thấy trong cả cuộc đời. Anh ấy đã kể cho tôi tất cả những câu chuyện bi kịch của những người trong quán rượu của anh. Tôi đã học được rất nhiều từ anh ấy và điều đó đã khiến cách giao tiếp thẳng thắn của tôi trở nên ý nhị hơn. Nếu bạn biết cảm thông, bạn sẽ tìm thấy lòng thương cảm hơn là khinh thường khi bạn đứng lên nói chuyện.
Hãy am hiểu
Bạn cũng phải có tri thức nếu bạn muốn có những điều hấp dẫn để chia sẻ. Hãy tiếp tục học hỏi, lắng nghe, tham gia vào những lớp học. Hãy dành một phần thu nhập của bạn cho việc tiếp tục tự học. Một nhà sản xuất dành riêng một khoản trên để thay mới máy móc; bạn cũng phải làm tương tự với tri thức và những ý tưởng của bạn.
Giờ thì, đối với việc giao tiếp tốt, có bốn “yếu tố chính” khiến cho cuộc sống có ý nghĩa.
i. Cuộc sống có ý nghĩa nếu bạn tiếp tục học hỏi
Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm tri thức. Hãy học hỏi những hệ thống, sự cân bằng và những khả năng như mối nguy hiểm và cạm bẫy.
ii. Cuộc sống có ý nghĩa nếu bạn cố gắng
Hãy đặt tay của bạn lên đó. Tro cho sự nghiệp học hành của bạn một cơ hội để thực hiện chức năng của nó. Và đừng chỉ cố gắng một lần; hãy tiếp tục cho đến khi thành công! Một đứa trẻ cố gắng bao lâu để đi được? Câu trả lời là cho đến khi… nó đi được! Bạn không biết bạn có thể nhảy cao bao nhiêu hoặc bạn có thể chạy xa bao nhiêu nếu bạn không tiếp tục cho đến khi thành công. Bạn không biết liệu bạn có những phẩm chất để thành công không cho đến khi bạn thành công.
iii. Cuộc sống có ý nghĩa nếu bạn kiên trì
Một số người không chờ đợi nhìn các mùa qua đi. Một số người thì dành cuộc đời họ tạo dựng nền móng nhưng không bao giờ đủ kiên nhẫn để xây tường và lợp mái. Hãy nhìn thấu suốt những điều này. Nếu bạn đăng ký tham gia trò chơi, hãy chơi đến khi nó kết thúc. Hãy tập nó mọi nơi. Nếu bạn mua vé xem một trận đấu, hãy ở lại cho đến khi trận đấu kết thúc. Tinh thần người chơi sẽ không được tốt nếu khán giả bỏ về trước khi trận đấu kết thúc!
Khi biết mình sắp qua đời, một vị lãnh đạo Cơ đốc đã viết, “Tôi đã chiến đấu một trận hết mình”. Hãy chiến đấu vì gia đình, sức khỏe và công việc của bạn.
Ông cũng nói “Tôi đã đi hết con đường này”. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ. Ông đã không từ bỏ, và bạn cũng không nên từ bỏ.
“Tôi đã giữ được đức tin”, ông nói thêm. Đó là danh tiếng quan trọng cần có. Hãy giữ đức tin với gia đình, tư tưởng và niềm tin của bạn.
Cuối cùng, ông nói “Tôi đã sẵn sàng nhận chiếc vương miệng”. Ông biết ông xứng đáng với phần thưởng đó.
iv. Cuộc sống có ý nghĩa nếu bạn biết quan tâm
Nếu bạn chẳng quan tâm chút nào, bạn sẽ chỉ có được một vài thành quả. Nếu bạn quan tâm đúng mức, bạn sẽ có được những thành quả khó tin.
Bước tiếp theo để giao tiếp tốt là:
2. Hãy truyền đạt tốt
Nếu bạn có mọi kiến thức nhưng bạn không thể truyền tải nó tốt thì không ai hiểu được bạn cả.
Khía cạnh quan trọng đầu tiên của việc truyền đạt tốt là sự chân thành. Bạn cũng cần thực hành lặp đi lặp lại. Bạn phải tập truyền tải trong mọi lĩnh vực giao tiếp dù bạn đang nói với khách hàng hay nói với các con của bạn. Đầu tiên tôi đã lo lắng khi nói trước đám đông, nhưng tôi không để nỗi sợ ngăn cản, và giờ, sau vài ngàn bài diễn thuyết, tôi có thể nói hàng giờ mà không cần giấy tờ gì. Việc luyện tập của bạn phải đi đôi với suy nghĩ có chủ đích. Bạn luyện tập để trở nên giỏi hơn, sắc sảo hơn, nổi bật hơn. Bằng cách luyện tập, bạn sẽ học cách chọn được những từ chuẩn xác cho bài nói của mình. Hãy nhớ, những sai sót trong ngôn ngữ có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Bạn có thể nó lắp, do dự, hoặc diễn đạt vụng về lúng túng khi mới bắt đầu, nhưng qua việc tập đi tập lại, đó sẽ không còn là vấn đề nếu bạn làm trong nhiều năm – bạn sẽ nói hay hơn.
Và trong tất cả những cuộc trò chuyện, tính khúc chiết là rất quan trọng. Đôi khi thông tin càng ngắn gọn thì càng có trọng tâm hơn. Đừng dài dòng. Trẻ em sẽ dạy bạn điều này: sau ba mươi giây, chúng sẽ chỉ quan trâm bạn sẽ tiếp tục bao lâu nữa! Chúa là bậc thầy trong vấn đề này. Với một số người, tất cả những gì Chúa phải nói là, “Hãy theo ta”. Làm thế nào Chúa có thể khúc chiết như vậy? Vì Chúa là vậy. Danh tiếng của Chúa đi trước Chúa, để khi ở đó, người không phải nói nhiều. Do đó chúng ta tập trung vào phát triển cá nhân: Nếu bạn có được danh tiếng tốt, bạn có thể không cần đến nhiều từ ngữ.
Để diễn thuyết được tốt, bạn phải có phong cách. Tất nhiên phong cách của bạn có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh – ở Ý, mọi người nói chuyện bằng đôi tay! Hãy học các phong cách ấn tượng nhưng đừng bắt chước người khác. Hãy xem những điệu bộ cử chỉ, cách biểu đạt của những diễn giả khác và hãy kết hợp những gì bạn học được để tạo thành phong cách của riêng bạn. Hãy có phong cách riêng. Tôi đã “nhặt ra” nhiều điểm từ những diễn giả khác và bị ảnh hưởng bởi chúng, nhưng tôi không bắt chước.
Trong đào tạo bán hàng, chúng tôi dạy rằng cách thức quan trọng hơn vấn đề. Bạn không muốn phong cách tẻ nhạt chen vào con đường giao tiếp tốt, nó có thể hữu ích nếu có hướng dẫn nhỏ trong lĩnh vực này. Tất cả chúng ta đều nhớ những giáo viên pha trò cho chúng ta theo phong cách của họ. Chúng ta tiếp thu thông tin vì chúng được truyền đạt nhiệt tình, và điệu bộ cử chỉ cũng như sự thể hiện của họ thu hút chúng ta.
Hãy có một vốn từ vựng tốt. Một nghiên cứu về những tù nhân cho thấy rằng chắc chắn có một mối liên hệ giữa từ vựng và hành vi. Tại sao lại như vậy? Vì từ vựng là cách nhìn nhận. Bạn không thể thay đổi bức tranh trong đầu nếu từ ngữ của bạn bị giới hạn: bạn giống như một họa sĩ với bảng màu bị giới hạn. Chúng ta chỉ có thể nhìn nhận được vấn đề hoặc có câu trả lời hay kinh nghiệm với vốn từ vựng sẵn có. Trong mối quan tâm đến tương lai thú vị của riêng bạn, hãy chuẩn bị cho mình một vốn từ vựng để bạn sẽ có thể hiểu được vẻ đẹp, sự thi vị và sự cân đối của cuộc sống.
Nếu bạn có vốn từ vựng ít ỏi, thì bạn cũng chỉ có một thế giới nhỏ bé mà thôi. Bạn đang nhìn cuộc sống qua một cái lỗ nhỏ. Hãy thêm một cuốn từ điển vào thư viện của bạn và tiếp tục thêm từ ngữ vào cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu nguồn gốc của từ; bạn sẽ thấy chúng rất thú vị. Đừng lười biếng trong việc học ngôn ngữ của riêng bạn.
Ngôn ngữ là công cụ bạn sử dụng để làm đẹp các mối quan hệ và tương lại tài chính của bạn.
3. Hãy hiểu người nghe của bạn
Nếu người nghe của bạn là một đứa trẻ, hãy nhìn khuôn mặt của đứa trẻ đó để biết cách trò chuyện. Nếu bạn không hiểu được người nghe của mình, bạn sẽ tiên sai hướng. Nếu bạn quên không “đọc” người nghe bạn có thể gặp khó khăn khi đến lúc rút lui. Tôi nói với Zig Ziglar rằng một ngày tôi nói với 10 nghìn người, và Zig đã nói với tôi rằng tôi phải hiểu được khán giả. Ông nói rằng, “Nếu 10 nghìn người quay lưng lại với anh, thì anh gặp rắc rối đấy!”
Lần đầu đi giảng, tôi đã quá chú ý vào tài liệu và ghi chú đến nỗi nó khiến tôi mất một lúc để ngẩng lên và xem phản ứng của khán giả.
Trong việc “đọc” người nghe, hãy “đọc” những gì bạn có thể nhìn thấy, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể. Nếu người nghe của bạn khoanh tay, cau mày và cúi gằm xuống, bạn sẽ phải lược bỏ bớt bài nói. Nếu mọi người nhìn đồng hồ hoặc nhìn ra ngoài cửa, bạn phải kết thúc, bạn không thể nói lâu thêm được nữa.
Sau đó là “đọc” những gì bạn nghe được. Để là một người giao tiếp tốt, bạn phải là một người biết lắng nghe. Lắng nghe câu hỏi, những sắc thái trong giọng nói và ý nghĩa cảm xúc. Bằng cách lắng nghe, bạn có thể biết liệu bạn có phải thay đổi chiều hướng hoặc mức độ của những gì bạn đang nói không.
Cuối cùng hãy “đọc” những gì bạn cảm nhận được. Hãy nắm bắt cảm xúc của người nghe, vì nếu không làm vậy bạn có thể gây ra nhiều điều tai hại khi tiếp tục cuộc nói chuyện. Phụ nữ thường giỏi ở điểm này; họ nắm bắt được ý nghĩa hoặc tâm trạng khi chưa có hành động hoặc lời nói nào. Nam giới cũng có thể học được điều này, dù họ phải cố gắng nhiều hơn. Khi tôi tuyển nhân viên vào những ngày đầu công ty mới thành lập, tôi luôn sắp xếp một nữ giới ngồi ở bàn phỏng vấn. Tôi có thể nắm bắt được những gì tôi nhìn thấy hoặc nghe thấy nhưng tôi luôn quay sang người phụ nữ ngồi cạnh để hỏi, “Cô thấy thế nào?” Tôi luôn tính đến cảm nhận này. Không phải lúc nào tôi cũng quyết định dựa vào đó, nhưng tôi luôn tính đến cả những cảm nhận đó.
4. Hãy thể hiện cảm xúc mãnh liệt
Sự mãnh liệt là cảm xúc của giao tiếp. Nó khiến cuộc trò chuyện của bạn có tác động mạnh – lời nói đi liền với cảm xúc. Hãy thể hiện lòng dũng cảm, đam mê, yêu, ghét rõ ràng trong cách bạn truyền đạt. Cảm xúc có thể hoàn toàn thay đổi tác động của lời nói.
Nếu tôi ném một chiếc kẹp áo vào bạn, bạn sẽ cảm thấy nói đau. Nếu tôi gắn chiếc kẹp vào đầu thanh sắt và ném nó và bạn, tôi có thể khiến nó xuyên qua tim bạn. Đó là sức mạnh của cảm xúc đằng sau lời nói. Bạn thấy khía cạnh giao tiếp tốt này trên phim ảnh và trên sân khấu – một sự kết hợp của kịch bản và thái độ. Đó là những gì khuấy đảo chúng ta và tạo ra một buổi biểu diễn thực sự.
Những cảm xúc của bạn phải được xử lí tốt. Đừng dùng quá nhiều cảm xúc cho một vấn đề nhỏ. Đừng dùng súng đại bác săn thỏ! Bạn không cần hỏa lực nhiều như vậy. Bạn đã bao giờ nghe lũ trẻ phàn nàn về việc người lớn thường làm ầm lên chỉ vì một chuyện cỏn con? Là bậc cha mẹ tinh tế, hãy tránh làm điều đó. Nó thật lố bịch. Hãy dành cảm xúc mãnh liệt cho những việc lớn lại. Ông Shoaff đã nói rằng, “Hãy hào phóng với tiền boa, nhưng đừng lố bịch. Boa 5 đô la chứ không phải là 500 đô la.” Đừng vượt quá giới hạn cảm xúc của bạn.
Với trường hợp đặc biệt, dù bạn phải chạm tới sâu thẳm bên trong và trao đi tất cả những gì bạn có, nhưng hãy hào phóng với cảm xúc của mình. Đôi khi bạn sẽ cần đặt cả cảm xúc yêu và ghét vào cùng một câu. Một người cha, người mẹ có thể nói, “Bố/mẹ yêu con nhưng bố/mẹ không thích những gì con đang làm”. Những đứa trẻ cần biết điều đó. Bạn phải yêu thành công và ghét thất bạn, quý trọng sức khỏe và ghét ốm đau, yêu việc tốt và ghét điều xấu. Đừng ngại bày tỏ những thái cực này trong cảm xúc và không chỉ là bày tỏ bằng từ vựng. Hãy giữ những cảm xúc mãnh liệt ở ngoài để có thể sử dụng nó ngay lập tức và truyền tải chính xác những gì bạn muốn.
Mục tiêu các nhân của tôi là trở thành một người truyền đạt ấn tượng. Nếu bạn cũng có mục tiêu như vậy cũng như bắt đầu có điều hấp dẫn để chia sẻ và học cách chia sẻ điều đó một cách thu hút mãnh liệt đến một người nghe mà bạn có thể hiểu được, bạn sẽ có được những kết quả nổi bật.
5. Hãy đồng cảm với người nghe
Hãy xây một cây cầu nhận thức và hiểu biết giữa bạn và người nghe. Điều đó khá dễ dang nếu người khác cũng giống bạn, nhưng sẽ khó hơn nếu họ không giống bạn. Nữ giới và nam giới, người giàu và người nghèo, người lớn và trẻ em, hãy loại bỏ bớt công việc của họ để cố gắng tạo mối quan hệ và hiểu nhau. Nếu bạn là một người trưởng thành và đang cố gắng trò chuyện với một đứa trẻ thì ít nhất bạn có thể quay lại thời thơ ấu của mình và tìm trải nghiệm nào đó có liên quan. Đặc biệt là tác động cảm xúc của những trải nghiệm đó.
6. Những công cụ cuối cùng
Đây là những khía cạnh giao tiếp mà bạn có thể sử dụng khi không còn phương án nào nữa. Sẽ tốt hơn nếu bạn không phải dùng chúng, nhưng đôi khi bạn không thể tránh được.
i. Công kích trực tiếp
Tiếp cận gián tiếp thì tốt hơn là trực diện. Kể câu chuyện về một người không có thực, từ đó, người nghe có thể học từ câu chuyện. Cách tiếp cận bên thứ ba mang lại kết quả tốt hơn. Nhưng đôi khi tiếp cận trực diện là cần thiết. Hãy nhớ nó có thể hữu ích nhưng cũng có thể hủy hoại mọi thứ.
ii. Trách mắng
Cách này rất nghiêm trọng, nó ngụ ý rất nhiều. Hãy chắc chắn rằng trường hợp đó thực sự cần trách mắng. Với trẻ em, nếu bị trách mắng hàng ngày, cả ngày, cuối cung chúng sẽ mang những vết sẹo trong tim. Lời mắng có thể hằn sau. Đừng mang cả chiếc rìu vào trái tim, thứ vống quá mong manh. Hãy nhớ rằng bạn muốn xử lý vấn đề mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người đó. Điều này đòi hỏi bạn phải thật tinh tế. Nếu định trách mắng, hãy chắc chắn rằng điều đó là hoàn toàn cần thiết.
iii. Mỉa mai
Đây có thể là một công cụ hữu dụng, nhưng nó quá lỗ mãng trong hầu hết các trường hợp. Sự mỉa mai liên tục không dễ chịu chút nào.
iv. Chửi rủa
Thi thoảng được sử dụng thì có thể có hiệu quả. Nhưng nếu bạn luôn sử dụng cách này thì mọi người sẽ không quan tâm, giống như một người mẹ không ngừng hết lên với những đứa con. Người không bao giờ chửi thề sẽ có được sự chú ý ngay lập tức nếu anh ta hoặc cô ta đột ngột sử dụng một câu tục để truyền đạt ý mình.
Cuối cùng, về chủ đề giao tiếp, tôi muốn xem xét:
Nghệ thuật thuyết phục
Trong đào tạo bán hàng, chúng tôi dạy rằng có sự khác biệt giữa trình bày và thuyết phục. Ở thời cổ đại có hai nhà hùng biện kiệt xuất là Cicero và Demosthenes. Người ta nói rằng khi Cicero diễn thuyết thì mọi người đều nói, “Một bài phát biểu tuyệt vời”. Nhưng khi Demosthenes diễn thuyết thì họ nói “Hãy để chúng tôi đi!” Đó là sự khác biệt giữa trình bày và thuyết phục.
Để nắm được nghệ thuật thuyết phục, hãy trở thành một người kể chuyện giỏi
Bạn sẽ cần sưu tập các câu chuyện – về mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh để có các câu chuyện kể cho mọi tình huống. Thường thì cách tốt nhất để truyền đạt ý mình kể chuyện. Một câu chuyện có thể mở rộng và làm sáng tỏ. Chúa là một người kể chuyện bậc thầy. Người nói, “thiên đường giống như…” Bối cảnh của Thiên đường là ngoài sức tưởng tượng nhưng chúng ta có thể liên tưởng nó sẽ trông như thế nào trong một câu chuyện.
Hãy học cách kể câu chuyện của chính bạn
Hãy kể điều gì đó mà bạn đã từng trải qua, bạn cảm thấy ra sao, điều gì đã xảy ra với bạn để minh họa cho một ý. Hãy vươn về quá khứ và sử dụng trải nghiệm của chính bạn. Đôi khi sau những trải nghiệm bi kịch, mọi người sẽ cần thời gian trước khi có thể nói về nó. Nhiều người sống sót sau cuộc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã đã không thể kể về câu chuyện của họ, những gì họ nhìn thấy và trải qua trong rất, rất nhiều năm, nhưng những câu chuyện của họ rất quan trọng với chúng ta.
Có những sự kiện chính xác
Hãy chắc chắn câu chuyện thực sự có thật nếu đó là tuyên bố bạn đang đưa ra. Bạn có thể kể một câu chuyện “giả định” – giới thiệu nó với những từ “Đây là một người”, hoặc “Giả sử một người…” Sự thật không cần thêm thắt. Bạn không bao giờ biết khi nào sẽ có người kiểm tra lại tính xác thực của câu chuyện bạn kể.
Mọi người hỏi tôi liệu ông Shoaff có thật không, và liệu những câu chuyện tôi đã kể về ông ấy có thật không. Tại sao? Vì họ đã được nghe kể những câu chuyện không có thật. Đừng phóng đại cảm xúc hay những dữ kiện của câu chuyện. Phóng đại là một nỗ lực ngớ ngẩn tạo nên sự thiếu tự tin. Chúng ta phóng đại nếu chúng ta cảm thấy bản thân không xứng đáng. Đừng làm vậy, vì sự thật sẽ bắt kịp bạn và dù sao thì bạn cũng không cần cảm thấy tồi tệ. Tại tòa án, việc phóng đại sẽ khiến toàn bộ lời khai bị nghi ngờ. Bằng cách phóng đại, bạn đã gây nguy hiểm cho toàn bộ bài thuyết trình của mình. Mọi người sẽ biết tin vào cái gì?
Hãy sử dụng và bày tỏ cảm ơn tới những câu trích dẫn
Hay mượn những câu trích dẫn từ khắp nơi. Tôi dùng Kinh thánh và lời các bài hát của ban nhạc the BeaHe, cũng như những bài diễn văn của Winston Churchill. Tôi đã tìm được rất nhiều câu trích dẫn thể hiện chính xác những gì tôi muốn nói, và tôi rất vui khi sử dụng những gì người khác đã nói rất hay.
Nhưng bạn đừng có lúc nào cũng mượn lời người khác. Bạn phải tập biến mọi thứ thành lời của riêng bạn. Hãy sử dụng mọi cơ hội vì có những lúc hành động không thể cho lời nói. Nam giới có thể thấy khó biến mọi thứ thành lời. Nam giới thường dựa vào hoa, nhưng hoa có vốn từ giới hạn. Chúng không nói đúng ý bạn! Hoa chỉ có thể nói, “Tôi nhớ”. Chúng không thể nói, “Em đã làm những điều tuyệt vời cho tôi! Không có ai trên thế giới này khiến tôi xúc động như em”. Khi hoa tàn, tấm thiệp cùng với lời nói của bạn vẫn được lưu giữ và nhớ đến. Hãy tận dụng ngày sinh nhật, lễ kỉ niệm và bất cứ cơ hội nào để tập dùng ngôn từ của chính bạn.
Nói thẳng
Hãy nói thẳng nói thật và đừng giấu giếm vấn đề. Hãy đề cập đến vấn đề thẳng thắn, chân thành và rõ ràng. Đừng vòng vo. Đôi khi sự thật gây tổn thương – trong trường hợp của tôi, việc từ bỏ danh sách đổ lỗi liên quan đến việc tại sao tôi không có niềm vui, lòng tự trọng và tiền bạc ở tuổi 25 dẫn đến triệu chứng vật vã – nhưng mọi người cần bạn nói cho họ sự thật. Ông Shoaff đã nói thẳng. Ông đã chĩa thẳng vào tôi. Tôi đã may mắn khi gặp được người không do dự nói thẳng đó đã thay đổi cả cuộc đời tôi. Đừng để mọi người lạc trong bóng tối, hãy cho họ biết vấn đề thực sự là gì.
Đưa ra giải đáp
Chỉ nói thôi thì chưa đủ, bạn phải có một vài câu trả lời. Đừng chỉ kết thúc cuộc nói chuyện của bạn với nhân viên, một đứa trẻ, đồng nghiệp hoặc với một nhóm bằng những gì đã xảy ra trong quá khứ, những gì sai lầm hoặc đã được thực hiện sai sót. Hãy đưa người nghe đến tương lai – và bằng lời nói, hãy cho họ thấy những giải pháp khả thi, tiềm năng.
Đặt ra thử thách
Tất cả chúng ta đều phản ứng với thử thách. Một phần thử thách của ông Shoaff là tầm nhìn về những gì tôi có thể trở thành. Ông đã từng nói rằng, “Tôi có thể hiểu cậu như cậu hiểu chính cậu vậy, Rohn ạ”. Hãy cố gắng mô tả cho người khác một người tốt hơn mà họ có thể trở thành. Họ có thể không thấy được bản thân tốt hơn trong tương lại, nhưng bạn có thể dạy cho họ nhìn về tương lai, nhưng bạn có thể dạy cho họ nhìn về tương lại và về những người họ có thể trở thành. Đặc biệt là trẻ em cần nhìn thấy chúng tốt hơn bản thân chúng hiện tại. Là cha mẹ, bạn nên giúp chúng có được tầm nhìn đó. Đó là một thử thách tuyệt vời.
Thử thách tuyệt vời nhất bạn có thể nói ra bằng lời là, “Hãy đi và làm thôi!” “Hãy…” là từ đầy sức mạnh. Ngạn ngữ cổ xưa đã nói rằng “nếu hai hoặc ba người đồng lòng thì không gì là không thể”. Sự thật là hai hoặc ba người có thể thống trị một lĩnh vực; khi các bậc cha mẹ thống nhất lại, họ tạo ra một nhóm mạnh mẽ. Hai người tạo ra sự cam kết và cống hiến có sức mạnh nhiều gấp đôi. Nó có thể nhân động lực lên gấp mười lần! Không cần đến cả triệu người để tạo ra thứ gì đó có giá trị ảnh hưởng đến xã hội hoặc lĩnh vực nào đó. Chinh phục thế giới là một việc khá lớn nếu bạn thử làm một mình, nhưng nếu có những người hợp tác, đáp lại lời kêu gọi “Hãy cùng làm việc đó!” thì có thể thay đổi mọi thứ.
Về phương diện cá nhân, tất cả công ty của tôi đều có đối tác, ít nhất là năm người trở lên. Tôi đã học được sức mạnh của đối tác và tôi đánh giá cao nó. Tất nhiên, đối tác có thể ranh ma, như trong một cuộc hôn nhân, nhưng như thế không có nghĩa là họ không thể là động lực mạnh mẽ cho thành công.
Hãy có niềm tin mãnh liệt
Bạn có thể không cần đưa niềm tin của bạn vào bài trình bày nhưng bạn nên có điều gì đó trong cuộc sống khuấy động bên trong bản thân. Câu chuyện của Saul xứ Tarsus trong kinh Tân ước kể về một người đàn ông có nhiệt huyết bức hại những tín đồ Cơ Đốc và sau đó ông đã thay đổi trên đường đến Damascus. Ông đã chuyển nhiệt huyết đó vào việc đi theo Chúa và trở thành một lãnh đạo Cơ Đốc vĩ đại.