RƠI VÀO ĐẤT CHẾT, SAU ĐÓ SẼ SỐNG

HÙNG TRUNG VŨ

Trích: Mưu Lược Tôn Tử; NXB Thanh Niên, THANHNGHIABOOKSTORE

Bắt đầu đọc một số câu trong “Tôn Tử binh pháp” tạ đã cảm thấy Tôn Tử luôn hiểu thấu con người, biết rõ nguy cơ ở các nơi, như binh pháp nói: “Tập trung toàn bộ binh lực, ném vào nơi nguy hiểm, buộc họ phải liều mình chiến đấu. Đó là công việc cần làm của tướng lĩnh”. Ông không chỉ cho rằng trách nhiệm của các tướng lĩnh là ném quân lính vào một hoàn cảnh nguy hiểm, còn thản nhiên nói rất lạnh lùng, đanh thép rằng: “Ở tử địa, ta cần phải biểu thị tinh thần bất tử”. Không phải không hiểu đạo lý ở trong đó. Khi ném quân đội vào “tuyệt địa”, họ sẽ không thể không hăng hái chiến đấu, không đánh tất sẽ chết, tử chiến có thể sống, cho nên “đưa quân đội vào nơi nguy vong mới có thể bảo tồn, đưa vào chỗ chết mới có thể sống”. Nhưng hiểu được lẽ này mà vẫn còn thấy run. “Đưa vào chỗ chết” biểu thị tinh thần “bất tử”. Cái lý có thể nói như thế nào? Suy nghĩ kỹ lại cảm thấy sách của mình tức đến buồn cười. Đạo lý là đạo lý, đã nói vui tại sao lại là đạo lý? Nếu đạo lý có tính tàn khốc nào đó, anh có thể bỏ qua đạo lý này không? Người thầy thuốc dùng dao để mổ cho bệnh nhân, tay cầm con dao mổ sáng loáng, vừa đặt dao rạch vào thịt, thế là cơ thể con người được rạch đôi như hai làn sóng. Anh có run cầm cập không? Nhưng vẫn phải tiếp tục mổ. Một bộ sử văn minh tức là sự “gạn đục khơi trong”. Một bộ lạc thân thể ốm yếu, dần dần bị nước lớn thôn tính. Những chủng tộc tự lực thấp kém dần dần bị diệt vong. Nếu anh không thể lao lên toa xe đang lao như bay về phía trước bằng trí tuệ và dũng khí của mình, thì anh sẽ bị nó quật ngã, thậm chí bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Anh sẽ run sợ và co chân chạy đi về phía đoàn xe đang xếp hàng ở kia.

Kỳ thực đạo lý không phải là một mặt của ý họa tình thơ. Nó giống như một con người có một khuôn mặt xinh đẹp, ấm áp, sinh động, cũng có mặt trái lạnh lùng không một chút cảm tình.

Trên văn đàn ngày nay, nhìn chung đều công nhận có hai loại tác giả có thành tựu tối cao. Một loại gọi là chiến sĩ “ngũ thất”. Đến năm 1957 bị qui là phái hữu thuộc giai cấp tư sản. Sau đó phải đi cải chính. Một loại được gọi là lớp tác giả trẻ có trí thức, đã làm Hồng vệ binh “vô pháp vô thiên”. Sau được đưa đến nơi “tiền đồ rộng mở” tiếp thu “giáo dục lại”. Nghiên cứu hiện tượng này, rất nhiều người cho rằng, chính sự từng trải không bình thường trong giai đoạn của từng cá nhân họ, làm cho những sáng tạo của họ đạt tới mức sâu sắc xưa nay chưa từng có. Cách nhìn này cũng là sự tự nhận biết của cuộc sống văn học. Họ cũng là người bị “ném vào nơi tử vong song sau đó mới tồn tại, đưa vào đất chết mới có thể sống” (Lịch sử có khi thật giống một danh hài, điều đó có thể đi ngược lại lúc ban đầu, ném họ vào với đất chết).

Tất nhiên đó chỉ là nói từ đời sống văn học. Có người hỏi Trương Hiền Lượng: “Anh không qua mấy lần “trượt tầng” mấy độ “lưu manh” thì anh không viết được tác phẩm “Cây Xanh” phải không?”. Trương đáp: “Đúng!”. Rồi hỏi vậy thì anh bình luận thế nào về quá trình ấy. Trả lời của Trương là tôi có thể không vừa lòng vì viết cuốn tiểu thuyết này mà phải hy sinh hai mươi năm tuổi xuân. Một ký giả nước ngoài hỏi Lương Hiển Thanh: “Không có đại cách mạng văn hoá thì cũng không có sáng tác của anh hôm nay, đúng không?”. Lương đáp: “Đúng!”. Rồi lại hỏi: “Anh đánh giá thế nào về đại cách mạng văn hoá?”. Trả lời của Lương là nêu lên một câu hỏi: “Nếu không có hai cuộc đại chiến thế giới, thì không có toàn bộ sự phong phú của nền văn hoá hiện đại Âu Mỹ. Như vậy anh đánh giá thế nào về hai cuộc đại chiến?”. Nói về ý nghĩa của những cái đó là bản chất đối với “đưa vào đất chết” là không dễ gì phê phán được.

Đó là một câu hỏi hóc búa “con gà có trước hay quả trứng có trước”, là lý luận sai trái, sự phê phán lúc này cần phải vượt qua. Không phải con gà có trước, cũng không phải quả trứng có trước, mà là con gà vốn đã có trước. Không phải rơi vào nơi đất chết đã tốt, cũng không phải rơi vào đất chết là không tốt, mà quan trọng nhất là: lựa chọn. Những điều mà các nhà văn đáng được tôn kính là: trong hoàn cảnh tuyệt vọng họ đã làm được việc lựa chọn của mình. Thời gian sau này kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, có người xuống biển kiếm được nhiều tiền; có người cam chịu cuộc sống thanh bần theo đường học vấn. Người có văn hoá thì tiếng gió, tiếng mưa, tiếng đọc sách… mọi âm thanh đều dễ nghe; việc nhà, việc nước, việc thiên hạ… mọi việc đều quan tâm. Nhưng người làm học vấn làm sao lại không nghe thấy tiếng triều lên xuống? Cá và chân gấu không thể là một, tâm lý người có học không thăng bằng vì tuyên truyền một loại tình cảm này. Thế là tôi nghe được một lý luận kỳ diệu tên là “ếch nước ấm”. Nghe nói ném con ếch vào nước sôi, con ếch tất sẽ sống. Nó vừa động vào nước nóng đã lập tức phát hiện đây là “đất chết”. Thế là nó nhảy phốc ra ngoài. Nó đã sống. Ném con ếch vào nước ấm, con ếch sẽ chết. Vì khi nó vào nơi nước ấm, cảm thấy rất ấm áp, mềm mại, vô cùng dễ chịu, nằm chơi thoải mái ở đó. Nước ấm dần dần tăng nhiệt độ, con ếch phát hiện ra điều nguy hiểm. Nhưng đã muộn, nó không động đậy được nữa. Thế là nó chết. Những người làm học vấn nói: họ chính là “ếch nước ấm”. Đó là nói: “Rơi vào đất sống, sau đó chết”.

Kỳ thực, “xuống biển” cũng được, làm học vấn cũng xong. Xét từ ý nghĩa này, đều là đất sống; nói từ góc độ kia, đều là “đất diệt vong”. “Xuống biển” đòi hỏi phải có dũng khí để lặn xuống nước; làm học vấn đòi hỏi phải có đầy đủ tinh thần “dám làm đắm thuyền”. Nói về giá trị nhân sinh đều là đất sống, chết, tồn vong. Vậy thì thử xem anh chọn cái gì? Chọn như thế nào?

Bình luận


Bài viết mới

  1. HÀO PHÓNG – VẼ LẠI NHỮNG LẰN RANH
  2. NHỮNG KẺ ĐỊCH THÂN CẬN
  3. KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG