SỨC MẠNH CỦA NHỮNG THÀNH TỰU MỖI NGÀY

Steven J.Kramer

Teresa M.Amabile

Trích: “Hạnh Phúc” Tác giả: Teresa M.Amabile & Steven J.Kramer Dịch: Hoài Thương Nhà Xuất Bản Công Thương – 2021

CẢM XÚC VÀ HIỆU SUẤT TRONG CÔNG VIỆC

Trong gần 15 năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu các trải nghiệm tâm lý học và hoạt động của những người làm các công việc phức tạp trong tổ chức. Không mất nhiều thời gian để chúng tôi nhận ra rằng yếu tố trọng tâm thúc đẩy hiệu suất sáng tạo chính là chất lượng của cảm xúc trong công việc, bao gồm sự kết hợp của cảm xúc, động lực và nhận thức diễn ra trong một ngày làm việc. Người lao động cảm thấy vui vẻ như thế nào; lợi ích căn bản trong công việc thúc đẩy họ ra sao; cách họ suy nghĩ tích cực về tổ chức, về đội ngũ quản lý, về nhóm của họ, về công việc và về bản thân. Tất cả các yếu tố kết hợp lại giúp họ nâng cao hoặc hạ thấp thành tích của mình.

Để hiểu được động lực bên trong một cách tốt hơn, chúng tôi đề nghị các thành viên của nhóm dự án trả lời cuộc điều tra bằng e-mail vào thời điểm cuối mỗi ngày trong suốt quá trình của dự án (trung bình kéo dài khoảng hơn bốn tháng). Ví dụ như các dự án về phát minh tiện ích nhà bếp, quản lý dòng sản phẩm của các công cụ dọn dẹp, và giải quyết các vấn đề công nghệ thông tin phức tạp cho một khách sạn, đề, yêu cầu sự sáng tạo. Khảo sát hằng ngày hỏi về cảm xúc, tâm trạng, mức độ động lực và nhận thức về môi trường làm việc ngày hôm đó của người tham gia, cũng như công việc họ đã làm và những sự kiện nổi bật trong tâm trí của họ.

26 nhóm dự án từ bảy công ty tham gia, bao gồm 238 cá nhân, giúp tạo ra gần 12.000 bản nhật ký. Đương nhiên, mỗi cá nhân tham gia nghiên cứu có các trải nghiệm lúc vui lúc buồn. Mục tiêu của chúng tôi là khám phá các trạng thái của cảm xúc trong công việc và sự kiện nào trong ngày có tương quan với mức độ cao nhất của sản phẩm sáng tạo. – Ngoài việc bác bỏ giả thuyết phổ biến cho rằng áp lực cao và nỗi sợ hãi thúc đẩy thành quả, chúng tôi thấy rằng, ít nhất là trong các lĩnh vực lao động tri thức, con người trở nên sáng tạo và làm việc năng suất hơn khi có cảm xúc tích cực, khi họ thấy hạnh phúc, có động lực trong công việc và được ghi nhận tích cực từ các đồng nghiệp và tổ chức. Hơn thế nữa, ở trạng thái tích cự, con người cũng dễ dàng gắn kết với công việc và có mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp xung quanh. Cảm xúc trong công việc, như chúng ta đã thấy, có thể trồi sụt tùy ngày, đôi lúc với biến độ vô cùng mạnh mẽ, kéo theo sự thay đổi về hiệu suất. Cảm xúc trong công việc của một người trong một ngày nhất định có thể tiếp thêm năng lượng cho hoạt động của ngày hôm ấy hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất của ngày hôm sau.

Khi hiệu ứng cảm xúc trong công việc trở nên rõ ràng, câu hỏi của chúng tôi là: liệu hành vi quản trị tạo ra động lực và bằng cách nào? Những sự kiện nào có thể gợi lên những cảm xúc, động lực và nhận thức tích cực hoặc tiêu cực? Câu trả lời đã được thể hiện trong kết quả nghiên cứu. Có những yếu tố có thể dự đoán được làm gia tăng hoặc xoa dịu cảm xúc trong công việc, và mặc dù có sự khác biệt giữa các cá nhân, chúng có sự tương đồng ở hầu hết mọi người.

SỨC MẠNH CỦA TIẾN BỘ

Việc theo đuổi vấn đề cảm xúc trong công việc đưa chúng tôi đến với nguyên tắc tiến bộ. Khi so sánh ngày làm việc tốt nhất và tồi tệ nhất của các cá nhân trong nghiên cứu (dựa trên tâm trạng tổng thể, cảm xúc cụ thể và mức độ động lực), chúng tôi thấy rằng các sự kiện tạo nên một “ngày làm việc tốt nhất , cứ sự tiến bộ nào trong công việc của cá nhân : nhóm. Và sự thụt lùi trong quy trình sẽ tạo nên “ làm việc tồi tệ nhất”.

Ví dụ, hãy cùng xem xét sự tiến bộ trong công việc liên quan thế nào đến một khía cạnh của cảm xúc trong công việc: tâm trạng. Sự tiến bộ hiện diện trong 76% số ngày làm việc tốt nhất của một nhân viên. (Xem biểu đồ “Điều gì xảy ra vào những ngày đẹp tốt đẹp và những ngày tồi tệ?”)

Hai yếu tố khác của cảm xúc trong công việc cũng xảy ra thường xuyên vào những ngày tốt nhất: chất xúc tác – những hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho công việc, trong đó có sự giúp đỡ từ một người hay một nhóm, và chất nuôi dưỡng – các sự kiện thể hiện sự tôn trọng và những lời động viên. Mỗi yếu tố đều có mặt đối lập: chất ức chế – hành động không hỗ trợ hoặc chủ động cản trở công việc, và chất hủy diệt – các sự kiện đóng vai trò ngăn cản hoặc phá hoại. Trong khi chất xúc tác và chất ức chế tác động trực tiếp tới dự án thì chất nuôi dưỡng và chất hủy diệt tác động trực tiếp tới các cá nhân. Giống như sự thụt lùi, chất ức chế và chất hủy diệt hiếm khi tạo ra cảm xúc tích cực đối với công việc.

Các sự kiện trong những ngày tâm trạng tồi tệ nhất gần như là hình ảnh đối nghịch của những ngày tâm trạng tốt nhất. Ở đây, thất bại chiếm ưu thế, xảy ra với tỷ lệ 67% trong những ngày này, và sự tiến bộ chỉ chiếm khoảng 25%. Các chất ức chế và hủy diệt góp phần vào những ngày làm việc có tâm trạng tồi tệ nhất, trong khi chất xúc tác và chất nuôi dưỡng hiếm khi xuất hiện.

Đây là nguyên tắc tiến bộ có thể nhìn thấy: biểu hiện cho thấy một người có tiến bộ là việc người đó cảm thấy vui vẻ vào cuối ngày làm việc. Nếu người này kết thúc ngày làm việc với tâm trạng không vui thì đó chính là nguyên do của sự thụt lùi trong công việc.

Khi phân tích tất cả 12.000 bản khảo sát hằng ngày của những người tham gia, chúng tôi phát hiện sự tiến bộ và thất bại ảnh hưởng đến cả ba khía cạnh của cảm xúc trong công việc. Vào những ngày đạt được sự tiến bộ, những người tham gia thể hiện cảm xúc tích cực hơn. Họ không chỉ có một tâm trạng lạc quan hơn nói chung mà còn thể hiện niềm vui, sự ấm áp và tự hào nhiều hơn. Khi thất bại, họ trải qua cảm xúc thất vọng, sợ hãi và buồn bã.

Động lực cũng bị ảnh hưởng vào những ngày có sự tiến bộ, những người tham gia được thúc đẩy nhiều hơn – nhờ sự quan tâm và thích thú với công việc. Vào những ngày thất bại, họ không chỉ trở nên ít năng động hơn mà còn không có động lực do thiếu sự công nhận từ bên ngoài. Rõ ràng, sự thụt lùi, vấp váp trong công việc có thể làm cho một người cảm thấy thờ ơ và không hứng thú làm việc.

 

Bình luận


Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP