THIỀN SƯ HÁM SƠN
THIỀN SƯ HÁM SƠN
3 bài
928 lượt xem/bài
Fanpage
Bài viết của tác giả (3)

CHÁNH HẠNH NIỆM PHẬT

Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng tưởng hàng ngày của chúng ta, các thứ nghiệp phiền não thương ghét, tham lam, giận hờn của chúng ta, nếu còn một mảy may không dứt thì tức là còn gốc...

THIỀN SƯ HÁM SƠN

HÁM SƠN NGỮ LỤC

Cái gọi là đốn ngộ tiệm tu chỉ người đã được “Ngộ” một cách triệt để, nhưng vẫn chưa tẩy trừ được một lần cho xong tất cả các tư tưởng tập tục trong mình. Người ấy phải cố đồng hóa cái “ngộ” của mình với tất cả những gì người ấy gặp phải trong hoạt động thường nhật, và phải sử dụng thực tiễn cái kiến giải của mình bằng cách hòa hợp nó với các biến cố khách quan. Hễ cứ một phần của tướng khách quan hòa hợp với “Ngộ”, thì một phần của Pháp Thân được khai mở; và cứ một phần của vọng tưởng tiêu tan thì một phần Trí Huệ phát hiện. Điểm cốt yếu của việc tu tập này là tinh tấn.

THIỀN SƯ HÁM SƠN

TIỂU SỬ THIỀN SƯ HÁM SƠN

Tôi sinh ở Toàn Tiêu thuộc quận Nam Kinh. Mẹ tôi một Phật tử mộ Đạo, suốt đời thờ Đức Đại Sĩ Quan Thế Âm. Một hôm bà nằm mộng thấy Đức Đại Sĩ dắt đến một đứa trẻ bà vui mừng ôm lấy. Sau đó bà mang thai, và tôi ra đời ngày 12 tháng 10, 1545. Vào năm 1574 tôi hai mươi chín tuổi. Tôi đã từng gặp khó khăn không hiểu nổi luận “Vật Bất Thiên” của Tăng Triệu, nhất là phần về Toàn Lam và Yển Nhạc mà tôi đã thắc mắc bao năm nay. Nhưng lần này khi xem đến chỗ vị Phạm Chí già trở về nhà sau khi làm tăng cả đời và nghe hàng xóm la, “Ồ, xem kìa cái người ngày xưa vẫn còn!” và vị Phạm Chí trả lời, “Không đâu, trông tôi có thể giống người xưa ấy nhưng thật ra tôi không phải là hắn”. Tôi hoát nhiên ngộ. Đoạn tôi tự nhủ, “Thật ra, vạn pháp nào có đến đi ! Ôi, chân lý này đúng biết nhường nào!”. Tôi lập tức rời chỗ ngồi ra lạy Phật. Đang khi đảnh lễ tôi cảm thấy, “Chẳng có động khởi”. Tôi bèn vẹt màn cửa và ra đứng ở bục bên ngoài. Một cơn gió bỗng thổi qua cây cối trong sân, cuốn lá bay lên trời. Tuy nhiên, trong khi nhìn lá bay, tôi chẳng cảm thấy có gì động cả. Tôi tự nhủ: “Đây chính là ý chỉ của Toàn Lam và Yển Nhạc. À giờ đây ta hiểu rồi!”. Từ đó trở đi, vấn đề sinh tử -mối nghi “sinh tùng hà lai, tử tùng hà khứ”- hoàn toàn thấu suốt. Tôi liền làm một bài kệ: Sinh tử ngày đêm, Nước trôi hoa tạ. Hôm nay mới biết, Lỗ mũi hướng hạ. (Sinh tử trú dạ, Thủy lưu hoa tạ. Kim nhật phương tri, Tỉ khổng hướng hạ.)

THIỀN SƯ HÁM SƠN