TÂM ĐỒNG KHỞI

Trích: Những Điểm Thiết Yếu Của Đại Ấn - Nhìn Thẳng Tâm; Ban Dịch Thuật Thiện Tri Thức, 2014

Những hiện tướng cho tâm, bản thân tâm, và sự vô tự tánh của tâm đi cùng nhau trong cái chúng ta gọi là đồng khởi.

Thrangu Rinpoche sinh năm 1933 ở Kham, Tây tạng. Lúc năm tuổi sư đã được đức Karmapa thứ Mười Sáu và Situ Rinpoche tiền nhiệm chính thứcthừa nhận là nhục thân của đại Thrangu tulku. Khi nhập vào tự viện Thrangu, từ năm bảy tuổi đến năm mười sáu tuổi, sư đã học đọc, viết, ngữ pháp, thi ca, và chiêm tinh học, đã nhớ thuộc lòng những bản văn nghi thức, và hoàn thành hai khóa ẩn tu dự bị. Vào năm mười sáu tuổi, dưới sự hướng dẫn của Khenpo Lodro Rabsel, sư bắt đầu nghiên cứu ba thừa của Phật giáo trong khi ở lại nơi ẩn tu. Vào năm hai mươi ba tuổi, sư thọ cụ túc giới từ đức Karmapa thứ Mười Sáu.

Vào lúc quân đội Trung quốc nắm lấy chính quyền của Tây tạng, khi sư hai mươi bảy tuổi, Rinpoche đã rời bỏ Tây tạng sang Ấn độ. Sư được gọi đến Rumtek, Sikkim, nơi đức Karmapa có chỗ trú trong cuộc lưu vong. Vào năm ba mươi lăm tuổi, sư dự thi lấy bằng geshe trước 1.500 tăng chúng và nhận được bằng Geshe Lharampa [học vị cao nhất của mật giáo]. Trên đường trở về Rumtek, sư được bổ nhiệmlàm Viện trưởng của tu viện Rumtek và Học viện Nalandā cho những Nghiên cứu Cao đẳng Phật học. Sư là thầy riêng của bốn tulku (hóa thân) chính của phái Karma Kagyu: Shamar Rinpoche, Situ Rinpoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche, và Gyaltsab Rinpoche vàgần đây hơn, Karmapa thứ 17.

Thrangu Rinpoche đã du hành rộng rãi khắp châu Âu, Bắc Mỹ, và Viễn Đông. Vào năm 1994, sư đã sống nhiều tháng ở Tây tạng, tại tự viện của sư nơi sư đã làm lễ thọ giới cho hơn 100 tăng ni và cũng đã viếng nhiều tự viện. Ở Nepal, Rinpoche đã sáng lập Thrangu Tashi Choling ở Bhodanath cho trẻ em và những tăng nhân trẻ. Sư cũng đã xây dựngTara Abbey cống hiến sự giáo dục đầy đủ về pháp cho ni giớihoàn thành một tự việnđẹp ở Sarnath, Ấn độ. Ở Bắc Mỹ, Rinpoche có những trung tâm ở Vancouver, Toronto, Colorado, Maine, và California.

?????

? Những hiện tướng cho tâm, bản thân tâm, và sự vô tự tánh của tâm đi cùng nhau trong cái chúng ta gọi là đồng khởi. Chúng ta có thể nghĩ rằng hiện hữu quy ước của cái gì và sự không hiện hữu tối hậu của cái đó là khác nhau. Thật ra, chúng không phải như vậy, và hiện hữu của chúng cùng nhau là đồng khởi.

? Nói rằng tâm thì thoát khỏi sanh, trụ và diệt không có nghĩa nó như một xác chết. Kinh nói rằng tâm là sự hợp nhất của quang minh và tánh Không. Bởi vì quang minh này có một phương diện lạc, trong những tantra nói rằng có một sự hợp nhất của lạc và tánh Không. Trong ngữ cảnh kinh, chúng ta nói về một hợp nhất của hai chân lý – chân lý tương đối và chân lý tối hậu. Tất cả điều này liên hệ với cách trong đó bản thân tâm là đồng khởi.

? Để tiếp cận đồng khởi, chúng ta an trụ vào thiền chỉ và tâm nhìn vào chính nó. Không dừng tư tưởng mà chỉ tịnh hóa chính nó và trở nên bình an. Ở điểm này, tâm không thể được nhận thức như cái gì cả. Nó an trụ sống động và trong sáng trong một trạng thái tỉnh giác không thoái hóa thành nặng đục hay mờ tối. Tâm không lang thang mà vẫn trong sáng và quang minh. Trong Ánh trăng Đại Ấn, Tashi Namgyal nói, “Bản thân tâm vẫn quang minh và không dừng cái hiểu”. Tâm không mất thông minh mà tỉnh biết và tự chiếu sáng. Không thể giải thích đầy đủ điều này, phải kinh nghiệm lấy. Dù không thể diễn tả trạng thái này bằng lời, chúng ta có thể nói rằng nó là một kinh nghiệm biết sự vật như chúng là. Kinh nghiệm này sanh ra sự chắc chắn đích thực. Kinh nghiệm này gọi là thiền quán.

? Chúng ta bắt đầu tham thiền này khi tâm không chìm đắm và loạn động. Chúng ta nghĩ ngơi theo một cách rất thư giản. Chỉ bằng cách nhìn chính nó, tư tưởng được bình lặng. Điều này nêu bật kinh nghiệm thiền chỉ trong bối cảnh đại ấn. Từ trong thiền chỉ, chúng ta nghiên tầm những phẩm tính của quang minh và tánh Không. Nếu tâm ta xuất hiện là quang minh và sống động, chúng ta nhìn vào đó. Cái sống động ấy là gì? Nếu tâm ta có vẻ trống không, chúng ta nghiên tầm tánh Không này. Tánh Không ấy là gì? Nó trống không như thế nào? Chúng ta không cần đặt những câu hỏi này với ai khác; chúng ta cần trả lời chúng từ kinh nghiệm riêng.

? Trong kinh nghiệm ấy, sự vững chắc được gọi là thiền chỉ và trí thông minh chứng ngộ bản tánh của sự vật là thiền quán. Tên của chúng khác nhau, nhưng ở điểm này, thiền chỉ và thiền quán không tách lìa, đúng ra chúng là hai phương diện của một sự việc. Chúng được thống nhất và hòa nhập.

? Khi kinh nghiệm của chúng ta về điều này an định, đó là tâm đồng khởi.

—–*—–
Những Điểm Thiết Yếu Của Đại Ấn: Nhìn Thẳng Tâm
Tác giả: Khenchen Thrangu Rinpoche.
Ban Dịch Thuật Thiện Tri Thức, 2014

Bình luận


Bài viết mới

  1. GIẢM THIỂU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA BẢN NGÃ VÀ NHỮNG TỔN THƯƠNG
  2. LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH CHỮA LÀNH – PHẦN 1
  3. LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH CHỮA LÀNH – P2: NHỮNG LỢI ÍCH THỂ CHẤT