THIỀN SƯ ĐẠO NGUYÊN

Dù có cái hiện tại của thân và hiện tại của tâm, nó là một viên ngọc sáng. Nó không phải là cỏ và cây của ở đây và ngay tại, không phải là núi và sông của trời và đất – nó là một viên ngọc sáng. Một học trò hiểu cái ấy như thế nào? Về câu nói này, mặc dù có vẻ nhà sư đang nằm trong thức, nó là đại dụng biểu lộ là một đại phép tắc. Tiến tới, người ta cần đề cao một thước nước, một thước sóng . Đây là cái gọi là mười thước ngọc, mười thước sáng. Để diễn đạt điều muốn nói, Huyền Sa nói, “Toàn thể thế giới trong tất cả mười phương là một viên ngọc sáng – nó có dính dáng gì đến chuyện hiểu?

Trích “Chánh Pháp Nhãn Tạng”.

NI SƯ DIỆU TỔNG :

– Tông thừa một phen xướng lên, thì Ba tạng hết đường dẫn giải. Tổ lệnh thi hành ra, mười phương yên dứt, hàng nhị thừa nghe đến hoảng hồn chạy mất, Thập Địa đến chỗ này vẫn còn nghi. Nếu là bậc tuấn kiệt, thì chưa nói ra đã rõ. Giả sử có thủ đoạn dời sao, đổi Bắc Đẩu, bày bố trương cờ gióng trống thì cũng bỏ công, nào có thật nghĩa ! Một đường hướng thượng, ngàn thánh chẳng truyền, người học nhọc công, như vượn bắt bóng ! Linh Sơn phó chúc, rủ lòng thuận với thời cơ mà diễn nói ba thừa, mỗi tùy theo căn khí, bắt đầu ở vườn Lộc Uyển, chuyển pháp luân Tứ Đế, độ trăm ngàn vạn chúng.

– Ngày nay, sơn tăng cùng với địa phương nơi này, cũng Phật cũng Tổ, sông núi, đất đai, cỏ cây, rừng bụi, bốn chúng ngay đây, mỗi mỗi đều chuyển đại pháp luân , ánh sáng giao nhau thành lưới báu. Nếu mỗi một cọng cỏ, mỗi một cội cây không chuyển đại pháp luân thì chẳng gọi được là chuyển pháp luân lớn. Bởi thế mà nói nơi đầu một mảy lông hiện ra cõi nước Chư Phật, ngồi nơi một vi trần, chuyển bánh xe pháp lớn. Ở trong thời gian không gian ấy mà làm ra vô lượng vô biên Phật sự rộng lớn, khắp cùng pháp giới, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện lớn ,trong lớn hiện nhỏ. Chẳng động bước mà chơi lầu các Di Lặc. Chẳng xoay lại cái nghe mà nhập vào cửa mở khắp của Quan Âm. TÌnh với vô tình, Tánh Tướng bình đẳng, chẳng phải là Thần thông diệu dụng, cũng chẳng phải pháp vốn như thế.

Trích “Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông”.

Bình luận


Bài viết mới

  1. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU
  2. ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU HƠN CHỈ VỚI NỖ LỰC TỐI THIỂU
  3. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM