THỰC PHẨM TỰ DO, HÃY NGHĨ ĐẾN PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT

KANG SANG WOOK

LEE JUN YOUNG

Trích: Đừng chết bởi hóa chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng; Thu Hà Lim dịch Việt; NXB. Thế Giới; Công ty CP sách Thái Hà; 2018

Trong cuốn sách kinh điển Animal Liberation (Giải phóng động vật), Peter Albert David Singer đã chỉ trích rằng “Giống như hành vi không công nhận địa vị bình đẳng của người da đen hay phụ nữ dựa vào nhân chủng hay giới tính, hành vi phủ nhận và coi thường giá trị của động vật với lý do động vật không cùng giống loài với con người cũng là hành vi không chính đáng về mặt đạo đức”. Con người thường cố gắng ngoảnh mặt làm ngơ việc thịt ba chỉ hoặc xúc xích trải qua những công đoạn như thế nào trước khi được đặt lên bàn ăn. Thế nhưng, người tiêu dùng không nên chỉ tìm kiếm thịt ngon và rẻ vô điều kiện, mà còn phải cân nhắc kỹ lưỡng khía cạnh đạo đức.

Hội đồng Phúc lợi động vật (FAWC) của Anh đã đề xuất tiêu chí cơ bản đảm bảo phúc lợi vật nuôi, gọi là “Năm tự do”

  1. Tự do – Không bị đói khát
  2. Tự do – Không bị ức chế
  3. Tự do – Không bị đau đớn, thương tích, bệnh tật
  4. Tự do – Thể hiện các hành vi bản năng
  5. Tự do – Không bị sợ hãi và căng thẳng

Giáo sư danh dự Khoa quản trị kinh doanh thuộc Đại học Sung Kong Hoe, Park Chang Gil – đại diện của Diễn đàn ngăn chặn bạo lực sinh vật sống đã gọi việc chăn nuôi gia súc gia cầm công nghiệp là “hệ thống tàn độc nhất trên Trái đất”. Từ năm 2012, Liên minh Châu Âu (EU) đã phá bỏ triệt để ngành chăn nuôi gia súc gia cầm công nghiệp. Tình hình khác nhau tùy theo từng nước nhưng ở Anh, phương thức chăn nuôi gà lấy thịt kiểu giam cầm đã bị xóa sổ.

Trong bối cảnh mang tính thời đại này, thực phẩm tự do (Freedom Food) là phương án tuyệt đối cần thiết. Đây là sản phẩm đến từ các trang trại được chứng nhận là đảm bảo phúc lợi động vật và thân thiện với môi trường. Rút kinh nghiệm từ đại dịch bò điên. Hiệp hội phòng tránh bạo hành động vật Hoàng gia Anh Quốc hoạt động với phương châm chăn nuôi lấy thịt đúng với bản tính của động vật trong tự nhiên. Anh Quốc thực hiện chứng nhận thực phẩm tự do từ năm 1994, còn Thụy Điển đã thông qua Luật Phúc lợi động vật đầu thập niên 1990 và hiện cấm nuôi lấy thịt và giết mổ đối với gà và lợn. Từ năm 2012 tới nay, ngành chăn nuôi công nghiệp Hàn Quốc đã thực hiện cấp giấy chứng nhận thực phẩm tự do với trang trại nuôi gà lấy thịt, bò Hàn Quốc, bò sữa, dê, vịt. Nhưng tỉ trọng sản phẩm gia súc gia cầm được chứng nhận phúc lợi động vật ở Hàn Quốc vẫn chưa vượt quá 40% theo tiêu chuẩn năm 2016. Trong tương lai, tỉ lệ này sẽ còn tăng thêm nữa.

Nicolette Hahn Niman – nhà hoạt động môi trường người Mỹ, tác giả của cuốn Righteous Porkchop: Finding a Life anh Good Food Beyond factory Farms (Sườn lợn đúng nghĩa: Đi tìm cuộc sống và thức ăn ngon bên ngoài các trang trại nhà máy – đã tố cáo vấn đề chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp rốt cuộc đều đổi sang cách thức chăn nuôi đó, biến ngành này thành ngành phụ thuộc vào kỹ thuật, ngành công nghiệp gây ô nhiễm, ngành công nghiệp nhẫn tâm đối với gia súc, gia cầm”. Nếu cố chấp giải quyết vấn đề bằng kỹ thuật, một vấn đề đơn giản cũng trở nên phức tạp hơn, đồng thời những vấn đề mới mà con người không tài nào lường trước được sẽ không ngừng xuất hiện.

Nếu các doanh nghiệp này thực hiện phúc lợi động vật, sức khỏe con người cũng được đảm bảo hơn. Giờ đây trên thế giới, tư tưởng “một sức khỏe” (One Health) xem sức khỏe của động vật và con người là một; và tư tưởng “một phúc lợi” (One Wefare) không phân chia rạch ròi phúc lợi động vật và con người mà chủ trương liên kết thành một đang ngày càng phát triển. Nếu chăn nuôi lấy thịt bằng phương pháp dã man, phi đạo đức và động vật uống các loại thuốc kháng sinh để tăng năng suất, quả báo giáng xuống con người là không thể tránh khỏi. Suy nghĩ nhân loại và thiên nhiên, con người và động vật không phân chia riêng rẽ mà được liên kết như một khối thống nhất làm cho con người có thái độ khiêm nhường khi đứng trước thiên nhiên. Với tư cách là con người có trách nhiệm, đây là thời điểm chúng ta phải thực hiện đạo lý đúng đắn với môi trường và thiên nhiên, tự suy xét nghiêm túc xem con đường để có thể sống lành mạnh thực sự là gì.

Bình luận


Bài viết mới

  1. ĐI QUA ĐỪNG CÓ ĐỐT CẦU, ĐỂ NGÀY CẦN ĐẾN CÓ CẦU MÀ ĐI
  2. BỔN PHẬN
  3. ĐỔ LỖI CHO AI ?