TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT: CHUYỆN GIÓ THỔI (TIỀN THÂN MALUTA)

KINH TIỂU BỘ

Trích: Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya), Nguyên tác: “The Short Passages”, Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch Việt

Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư kể về hai Tỷ-kheo xuất gia đã lớn tuổi. Truyền thuyết kể rằng, tại quốc độ Kosala, họ sống tại một khu rừng, một trưởng lão tên Tối, và một trưởng lão tên là Sáng. Một hôm, Tối hỏi Sáng:

– Thưa Tôn giả, thời nào gọi là lạnh?

Sáng nói:
– Trong thời tối trăng.

Một hôm, Sáng hỏi Tối:
– Thưa Tôn giả, thời nào gọi là lạnh?

Tối nói:
– Trong thời sáng trăng.

Cả hai không thể tự giaûi quyết sự phân vân, bèn đi đến bậc Ðạo Sư, đảnh lễ Ngài rồi hỏi:
– Bạch Thế Tôn, thời nào gọi là lạnh?

Bậc Ðạo Sư, lắng nghe câu chuyện của họ xong, liền nói:
– Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, Ta đã trả lời câu hỏi này cho các ông. Do nhiều đời sống chất chứa, nên các ông nhận định không rõ ràng nữa. Nói xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Một thời dưới chân núi, một con sư tử và một con hổ làm bạn với nhau, cùng ở trong một cái hang. Lúc bấy giờ, Bồ-tát xuất gia làm một ẩn sĩ, cũng ở dưới chân núi ấy. Một hôm, một cuộc tranh cãi khởi lên giữa hai con vật ấy về vấn đề lạnh. Con cọp nói trời lạnh trong thời mặt trăng tối. Con suu tử lại nói trời lạnh trong thời mặt trăng sáng. Chúng không thể tự giải quyết sự phân vân, bèn đến hỏi Bồ-tát. Ngài nói lên bài kệ:

Nếu là tối hay sáng
Khi nào có gió thổi,
Có gió thổi, trời lạnh
Cả hai, không ai thua.
Như vậy, Bồ-tát giải hòa đôi bạn.

Bậc Ðạo Sư nói:
– Này các Tỷ-kheo, thuở trước, Ta đã trả lời cho các ông câu hỏi này Thuyết pháp thoại này xong, Ngài thuyết giảng Bốn Sự thật. Cuối bài giảng ấy, hai vị Trưởng lão chứng quả Dự lưu. Sau khi kết hợp hai chuyện, bậc Ðạo Sư kết luận với sự nhận diện Tiền thân:
– Lúc ấy, con cọp là Sáng, con sư tử là Tối, còn Ta là người khổ hạnh đã trả lời câu hỏi

Bình luận


Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP