TRANH THỦ THỜI GIAN, SỐNG TRONG HIỆN TẠI

HT. THÍCH THÁNH NGHIÊM

Trích: Tu Trong Công Việc; Sư Thích Quang Định dịch

Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà người hiện đại càng ý thức, càng quý trọng thời gian.

Nhưng trong tình hình bất ổn của cuộc sống hiện nay, những tình huống bất ngờ xảy ra ngày càng nhiều hơn. Với sự phiền nhiễu của những nhân tố bên trong và bên ngoài, thời gian bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ vụn, vô hình chung đã khiến cho chúng ta cảm thấy áp lực ngày càng lớn.

Cuộc sống của con người hiện đại hoàn toàn khác với cuộc sống của con người 200, 300 năm trước. Con người trước đây có quan niệm về thời gian rất đơn giản, đầu óc họ cũng chất phác. Người có học vấn thì trong đầu họ chứa đầy Tứ Thư Ngũ Kinhlịch sử cổ đại, những người ít học biết nhiều nhất cũng chỉ vài ba chuyện nhỏ nhặt xảy ra lúc đó, sống đến vài chục tuổi họ đã cảm thấy trưởng thành. Nhưng đối với con người hiện đại, lúc nào cũng cảm thấy thời gian quá ít ỏi, bởi các phương tiện truyền thông hiện đại rất đa dạng, như báo chí, truyền hình, mạng… Những sự việc lớn nhỏ xảy ra mỗi ngày trên trái đất đều có thể được biết trong thời gian ngắn. Những sự kiện mới không ngừng tăng lên, các hiện tượng xảy ra cũng không ít, mãi mãi không thể xem hết, học hết. Con người có cảm giác môi trường càng ngày càng nhỏ dần, tầng lớp mà chúng ta được tiếp xúc ngày càng phức tạp, nhưng thời gian thì không bao giờ khống chế được.

Ngoài ra, sự bùng nổ thông tin đã khiến đầu óc chúng ta chứa đầy những loại người, sự vật, sự việc khác nhau. Chúng ta luôn có cảm giác không thể nắm bắt, tiếp nhận hết thông tin. Vốn tri thức ngày càng phong phúnăng lực quan sát ngày càng nhạy bén, có thể đưa ra những phán đoán chính xác, nhưng đôi khi đó chỉ là vẻ ngoài chứ thực chất không hẳn đã vậy. Vì có những thông tin không liên quan, không giúp ích gì, ngược lại còn gây nhiễu, khiến chúng ta do dựnghi hoặc, không biết nên quyết định thế nào, làm chúng ta lãng phí thêm nhiều thời gian quý báuđặc biệt là việc giải quyết những vấn đề của bản thân, ví dụ như việc chọn nghề, thậm chí cả việc chọn đối tượng giao tiếp. Chúng ta đều là người trong cuộc nên luôn mê muội, khó đưa ra sự lựa chọn thích hợp. Trước tình huống khẩn cấp, chúng ta càng mất phương hướng, nhiều lúc chỉ nhờ vào vận may của mình.

Vì vậy, trong việc sử dụng thời gianchúng ta còn phải học nhiều điều, dường như ai cũng bận rộn, mọi người không chỉ thấy thân thể mình bận rộn, đầu óc cũng bận đến nỗi không thể gỡ nổi, trong trường hợp như thế thời gian đương nhiên không bao giờ đủ với họ.

Tôi từng đưa ra một quan niệm: “Người bận rộn là người có nhiều thời gian nhất”. Cũng có thể nói vì thời gian có hạn, nên chúng ta cần biết sử dụng thời gian sao cho hiệu quả nhất, không nên lãng phí thời gian. Dù đó là việc tranh thủ thời gian từng giây, từng phút trong một ngày cũng cần phải sử dụng một cách hiệu quả.

Ví dụ, khi chúng ta bị kẹt xe, chiếc xe bị lọt giữa một hàng xe không thể di chuyển được, trường hợp đó cần tranh thủ thời gian thế nào? Lúc đó đầu óc của bạn vẫn có những khoảng không gian có thể tranh thủ được. Dù sao thì bạn cũng đã bị kẹt vào trong hàng trăm ngàn chiếc xe khác, nóng vội cũng vô ích, vậy hãy tận dụng thời gian để thư giãn cơ thể mình, để cho đầu óc được nghỉ ngơi. Nếu không suy nghĩ như thế, bạn không những cảm thấy lo lắng, tệ hại hơn có thể cáu gắt, điều đó thật không đáng? Đã kẹt xe thì hãy biết tận dụng thời gian đó để đầu óc nghỉ ngơi.

Thiền dạy chúng ta cần phải sống ngay trong giây phút hiện tạigánh vác trách nhiệm cũng có thể là một cách giải thích khác về cách quản lý thời gian. “Gấp gáp” chính là thời gian hiệu quả nhất, cần giữ gìn đầu óc tỉnh táo, hãy biết hưởng thụ nó, thưởng thức nó, sử dụng nó, đó là điều hợp lý nhất. Chẳng hạn, khi ăn cơm, hãy tập trung vào việc ăn cơm, không nên nghĩ đến chuyện khác, khi đọc sách, đầu óc không nên để các tình tiết trong bộ phim dài tập ảnh hưởng đến. Tương tự, nói chuyện với người khác, cần chú ý đến những lời họ nói, không nên phân tâm nghĩ đến bộ phim vừa mới xem. Nếu không, cùng một câu chuyện được nói hai ba lần bạn vẫn không nghe rõ. Hơn nữa, việc yêu cầu họ nhắc lại không những lãng phí thời gian của hai bên mà còn thể hiện bạn là người không tôn trọng, không lịch sự với họ.

Cho dù cần phải biết tranh thủ thời gian, vẫn cần phải có thời gian để nghỉ ngơi. Chỉ có vậy, chúng ta mới cảm thấy thời gian đầy đủ, cuộc sống vui vẻý nghĩa hơn.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  2. LIỆU CÓ “ĐOÁN” ĐƯỢC “MỆNH” KHÔNG? – HT. THÁNH NGHIÊM
  3. THUẬN CẢNH, NGHỊCH CẢNH

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH