TRAO TRUYỀN TÌNH YÊU THƯƠNG HÒA HỢP
Ueshiba Morihei là bậc khai tổ của Aikido. Thời trai trẻ, ông từng là bộ binh trong cuộc chiến Nga – Nhật (1904-1905), sau đó từng chiến đấu với hải tặc và bọn cướp trong chuyến phiêu lưu đến Mông Cổ. Khi đã tinh thông võ thuật, ông làm huấn luyện viên cao cấp trong các học viện quân sự Nhật Bản. Nhiều hoàn cảnh buộc phải giao tranh đã đến với cuộc đời ông. Và ông tìm cách thoát ra khỏi bạo lực, toan tính đối kháng bằng cách đào sâu phương pháp hiệp khí đạo (Aikido) như một thiền sư.
Nghệ thuật hòa bình – Những lời dạy của khai tổ Aikido – Ueshiba Morihei do Nghi Thủy dịch và chú thích,
Ueshiba Morihei là bậc khai tổ của Aikido. Thời trai trẻ, ông từng là bộ binh trong cuộc chiến Nga – Nhật (1904-1905), sau đó từng chiến đấu với hải tặc và bọn cướp trong chuyến phiêu lưu đến Mông Cổ. Khi đã tinh thông võ thuật, ông làm huấn luyện viên cao cấp trong các học viện quân sự Nhật Bản. Nhiều hoàn cảnh buộc phải giao tranh đã đến với cuộc đời ông. Và ông tìm cách thoát ra khỏi bạo lực, toan tính đối kháng bằng cách đào sâu phương pháp hiệp khí đạo (Aikido) như một thiền sư.
Nghệ thuật hòa bình – Những lời dạy của khai tổ Aikido – Ueshiba Morihei do Nghi Thủy dịch và chú thích, Phanbook và NXB Hồng Đức ấn hành. Tinh thần bất bạo động được thể hiện rõ trong tác phẩm, gây chú ý trong võ phái Aikido và làng võ nói chung. Sách truyền trao một triết lý hòa ái, không bạo lực – điều rất cần được lan tỏa trong một bối cảnh xã hội nhiều giới tuyến và giao tranh.
Ueshiba Morihei đề xuất một thứ võ học đạt tới sự tương giao thiên-địa-nhân, hướng con người đến sự hoàn thiện chân-thiện-mỹ. Điều này dường như có tính cách cảnh tỉnh đối với những ai coi võ thuật thuần túy là là các đòn thế giao đấu để giành chiến thắng tha nhân và phô trương công phu bản thân.
—–

—–



Thế giới sách kỳ này có cuộc trao đổi với võ sư Phạm Duy Khoa (tam đẳng Aikikai (hệ phái ban đầu của Aikido), chủ nhiệm Kansha Dojo, ủy viên chuyên trách kỹ thuật Liên đoàn Aikido Thành Phố Hồ Chí Minh) về cuốn sách này.
——-

——-





Sau một thời gian dài tập luyện Aikido (26 năm), có những điều tôi đã ngộ ra và khi đọc những lời dạy của tổ sư Ueshiba Morihei giúp tôi vững tin về con đường mình đang đi. Khi tập luyện Aikido bạn sẽ hiểu rằng: “Chiến thắng thực sự là chiến thắng chính bản thân mình chứ không phải người khác” và “Thái độ và cách bạn cư xử với mọi người xung quanh quan trọng hơn là kỹ thuật bạn lĩnh hội”. Nếu tinh thần bạn chỉ muốn làm tổn hại người khác, chiến thắng người khác, phô trương vũ lực bản thân, kỹ thuật của bạn sẽ đầy bạo lực, thô cứng; khí lực của bạn sẽ không phát triển mạnh mẽ, tinh tế. Bạn sẽ không đạt được sự hòa hợp ngay chính trong thâm tâm và cũng không thể hòa hợp với tha nhân và vũ trụ.


Như ở trang 101, tổ sư dạy rằng: “Đang Thấy ta trước, hắn kẻ địch tấn công, nhưng ngay lúc đó ta đã đứng an toàn phía sau hắn”. Những ai tập luyện Aikido đều biết đó là kỹ thuật irimi, hay còn gọi là kỹ thuật 20 năm (có nghĩa là khoảng thời gian cần để lĩnh hội kỹ thuật này).
Irimi có nghĩa là nhập vào, tiến sâu vào, tinh thần không có ý đối kháng hay cố ngăn lại sự tấn công của đối thủ. Người thực hiện kỹ thuật cảm nhận đúng thời điểm, vị trí, khoảng cách và nhập vào phía sau người tấn công trong một tích tắc. Ở vị trí đó chúng ta sẽ an toàn và hoàn toàn kiểm soát được trọng tâm cũng như tinh thần của đối thủ.
Qua đó tôi nhận ra rằng tác phẩm này cũng giống như “kim chỉ nam” giúp người tập Aikido định hướng được con đường mà mình đang đi.


—–

—–





