TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC

THOMAS ARMSTRONG

Trích: 7 Loại Hình Thông Minh; Mạnh Hải, Thu Hiền dịch; NXB Lao Động – Xã Hội.

Những câu chuyện vụ án cùng với những điều bí ẩn đầy phức tạp là yếu tố cơ bản để làm nên nhân vật thám tử Sherlock Holmes huyền thoại và nổi tiếng của nhà văn Arthur Conan Doyle. Và thậm chí đôi khi thám tử Holmes còn gặp phải những tình huống khó giải quyết, đòi hỏi phải có nỗ lực đặt biệt. Những lúc đó ông lấy chiếc violon và chơi. Âm nhạc dường như mở ra mọi cánh cổng cho việc điều tra, cho phép ông giải quyết được vấn đề phức tạp mà trước đây nó là một đống hỗn độn. Các tác phẩm trinh thám hư cấu có thể giúp cho chúng ta biết nhiều đầu mối quan trọng trong việc sử dụng âm nhạc để tư duy hiệu quả. Người ta thường nói rằng âm nhạc có sức hấp dẫn, làm dịu đi tậm trạng căng thẳng, cũng thật chính xác khi nói âm nhạc có thể điều chỉnh
tư tưởng.
Vào một hôm, vai trò của âm nhạc trong quá trình suy nghĩ hàng ngày trở nên sáng tỏ với sự hiểu biết của tôi, khi có người thợ mộc đến lắp ống khói trên trần nhà, trong phòng ăn của gia đình tôi. Anh ta đi vào trong phòng, xác định vị trí lắp đặt, và miệng anh ta bắt đầu phát ra những âm thanh khe khẽ, có nhịp điệu “Uh – huh – uh – huh – uh – huh”. Anh ta hát ngâm nga trong khi anh ta đang xem xét và suy nghĩ một cách thận trọng về công việc. Dường như anh ta đang nghĩ xem cái lỗ sẽ rộng bao nhiêu và quan sát xem dụng cụ nào cần dùng cho công việc. Sau đó anh ta giờ tay lên về phía trần nhà giống như một người chỉ huy bản giao hưởng và gõ những âm thanh lách cách vui nhộn, như thể anh ta nhấn mạnh lại những ý tưởng chuyên môn đã được suy nghĩ chắc chắn và sẽ được tiến hành. Cuối cùng có thể thực sự nói rằng, toàn bộ công việc đã được giải quyết xong ở trong tư duy, suy nghĩ của anh ta. Anh ta kết thúc công việc khi đang lẩm nhẩm một bài hát nổi tiếng có giai điệu vui tươi. Sau đó tôi phát hiện ra rằng anh ta đã từng là nhà soạn nhạc jazz trước khi là một thợ mộc tự do. Nhưng trong khi anh ta đã để lại chiếc kèn saxophone ở phía sau thì anh tiếp tục sử dụng sự hiểu biết về âm nhạc trong công việc mới của mình.

Bạn không cần phải là một nhà soạn nhạc chuyên nghiệp để nghĩ về âm nhạc. Hầu hết chúng ta đều sử dụng tư duy âm nhạc trong mọi ứng xử và công việc trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta bị âm nhạc bao quanh từ tối tới sáng. Chúng ta thức dậy bằng các đồng hồ báo thức âm nhạc, nghe các bài hát trên đài trong khi đi làm, làm việc trong các toà nhà văn phòng có các bản nhạc
nhẹ, và sau một ngày làm việc chúng ta thư giãn ở nhà bằng cách nghe đĩa CD và chương trình MTV. Các nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống của chúng ta như đám cưới và lễ tang luôn được tổ chức với sự có mặt của âm nhạc. Chúng ta luyện tập chơi nhạc, sùng bái âm nhạc và mua sản phẩm âm nhạc để thưởng thức. Nền giáo dục âm nhạc không chính thống này không chỉ
giúp chúng ta trong tư duy mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách suy nghĩ của chúng ta. Chương này sẽ giúp bạn tìm hiểu sự ảnh hưởng của âm nhạc đến các thành phần tạo nên tư duy của bạn, có trí nhớ, sự tưởng tượng và tính sáng tạo.

CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC CỦA BẠN
1. Hãy hát ngay cả khi bạn đang tắm hoặc đang đi lại.
2. Chơi trò Name that Tune (Gọi tên giai điệu) hoặc những trò chơi âm nhạc khác với bạn bè.
3. Đến tham dự những buổi hòa nhạc hoặc những buổi biểu diễn ca nhạc.
4. Tích cực sưu tầm những bản nhạc yêu thích và nghe chúng hàng ngày.
5. Tham gia vào đội hợp xướng của nhà thờ hoặc đội hợp xướng của khu phố.
6. Thực hiện những bài học nhạc tiêu chuẩn bằng nhạc cụ nào đó.
7. Làm việc với các bác sỹ chuyên chữa bệnh bằng âm nhạc.
8. Mỗi tuần dành ra một giờ để lắng nghe những thể loại âm nhạc lạ tai như nhạc jazz, nhạc đồng quê, nhạc cổ điển, dân ca, nhạc quốc tế hoặc các dòng nhạc khác.
9. Hình thành thói quen ca hát trong thời gian sinh hoạt gia đình.
10. Mua một cây đàn organ điện tử, học những giai điệu và những hợp âm đơn giản.
11. Mua những nhạc cụ gõ nhịp tại các cửa hàng đồ chơi và chơi theo nhịp điệu để có một nền tảng âm nhạc ban đầu.
12. Tham gia một khóa học thẩm định âm nhạc hoặc lý thuyết nhạc tại một trường đại học nơi bạn sinh sống.
13. Đọc các bài phê bình âm nhạc trên các báo, tạp chí và tạp chí chuyên ngành.
14. Tình nguyện hát ở nhà dưỡng lão, ở bệnh viện hoặc ở trung tâm chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
15. Tạo một bối cảnh âm nhạc trong quá trình học tập, làm việc, khi dùng bữa hoặc vào một số khoảng thời gian khác tương đối yên tĩnh trong ngày.
16. Có những cuộc thảo luận với bạn bè về đề tài âm nhạc.
17. Đọc tiểu sử của những nhà soạn nhạc và ca sỹ nổi tiếng
18. Lắng nghe các giai điệu trữ tình xuất hiện một cách tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng ồn ào của máy giặt hoặc những nhịp chân bước.
19. Khám phá lại các thể loại âm nhạc mà bạn yêu thích khi bạn còn là một đứa trẻ.
20. Sáng tạo ra những giai điệu của riêng bạn.
21. Làm những cuốn tự truyện âm nhạc của bạn bằng cách sưu tập những đoạn băng ghi âm các giai điệu từng phổ biến rộng rãi vào các thời kỳ khác nhau trong cuộc đời bạn. Lập danh sách tất cả các bản nhạc bạn nghe được trong thời gian một ngày, từ bản nhạc nền nhẹ được phát ở siêu thị cho đến chương trình âm nhạc trên truyền hình hoặc đài phát thanh.
22. Mua những thiết bị công nghệ cao (như thiết bị âm nhạc giao tiếp với máy tính MIDI, phần mềm máy tính). Những thứ đó cho phép bạn có thể tự học lý thuyết âm nhạc hoặc có thể chơi các nhạc cụ ngay trên máy tính.
23. Thường xuyên ca hát với gia đình hoặc bạn bè từ một đến hai giờ mỗi ngày, trong những buổi gặp mặt, vui chơi.
24. Tham gia học các chương trình đặc biệt đào tạo ngắn hạn về âm nhạc của hãng
Suzuki, Kodasly, Orff-Schulwerk và các hệ thống của Dalcroze.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BẢY LOẠI HÌNH THÔNG MINH

Bài viết khác của tác giả

  1. KHÁM PHÁ BẢY LOẠI HÌNH THÔNG MINH CỦA BẠN
  2. PHÁT TRIỂN NHỮNG TRÍ THÔNG MINH BỊ LÃNG QUÊN
  3. BẢY LOẠI HÌNH THÔNG MINH

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP