TỪ TRONG CỐNG HIẾN SẼ CÓ ĐƯỢC NIỀM VUI

Trích: "Pháp Môn Hạnh Phúc- Sự Nghiệp"; Dịch giả: Nguyễn Phố; NXB Lao Động.

Sáng sớm, tôi gặp cô Tăng Thục Phương ở quầy hàng, cô tốt nghiệp trường văn học ngoại ngữ của Thiên Chúa giáo. Tôi hỏi cô: “Cô phục vụ ở đây, đối với Phật giáo, cô có niềm tin hay không có niềm tin? Bởi vì cô được giáo dục khá lâu trong môi trường đạo Cơ Đốc, nay tiếp xúc với Phật giáo, cô có cảm tưởng như thế nào?” Cô nói:“Tôi không có niềm tin đối với Thiên Chúa giáo, trái lại là đằng khác, tôi rất tin ở Phật giáo. Nhưng ở Thiên Chúa giáo, tôi nhận được một thứ gợi ý, đó là các mẹ và các xơ rất coi trọng sự cống hiến, họ rất lạc quan đối với cuộc sống, mà niềm lạc quan của họ có được là từ trong sự cống hiến”.

Chúng ta mong muốn sự nghiệp tương lai có thể thành công, trước tiên cần nuôi dưỡng một quan niệm, đó là từ trong cống hiến sẽ có được niềm vui. Con người nói chung là do lòng ham muốn mà
theo đuổi khoái lạc, là do ích kỷ cá nhân mà chiếm hữu khoái lạc, là do sự hưởng thụ vật chất mà tìm
kiểm khoái lạc. Nhưng muốn có được sự quân bình chân chính của nội tâm, ắt hẳn phải từ bỏ quan niệm tự tư ích kỷ, tẩy sạch thân tâm của chính mình, thay đổi khí chất của chính mình, chỉnh lý tư tưởng của chính mình, từ trong cống hiến sẽ có được niềm vui.

Giúp người là gốc rễ của niềm vui. Trong Phật giáo, cống hiến cũng là cái gốc của sự hoan hỷ. Một tín đồ tôn giáo nếu không biết cống hiến thì về căn bản không đủ tư cách tiếp cận với tôn giáo ấy. Ông Tồn Trung Sơn từng nói: “Phật giáo lấy hy sinh làm chủ thuyết”, hy sinh tức là cống hiến. Nếu chúng ta muốn nắm chắc tinh thần cơ bản của Phật giáo, thì cần bắt đầu từ sự cống hiến.

Hiện nay, các bạn có gì để cống hiến cho người khác? Nếu bạn nói:” Tôi có năng lực vì đại chúng phục vụ”,”Tôi có trí tuệ cống hiến cho mọi người”, điều đó đương nhiên rất tốt; nhưng nếu bạn không
có năng lực, cũng không có trí tuệ, thì làm thế nào nhỉ? Thực ra vẫn còn có một cách cống hiến, đó là
bạn thấy người khác thành công, ít nhất bạn có thể khởi cái tâm tùy hỷ, nói một lời khen ngợi, hoặc
nở một nụ cười, hoặc kể cả một cái gật đầu đối với người thành công ấy, tức là bạn đang dâng tặng
niềm vui cho người khác… bấy nhiêu cũng có thể được xem là cống hiến.

Cho nên cống hiến không nhất thiết phải chú trọng đến sự ban cấp vật chất, mà chỉ cần bày tỏ một tấm lòng chân thật là cũng đủ rồi. Chúng ta đối với việc cứu độ chúng sinh, cần có khí phách gánh vác phù hợp với sức vóc của mình, đối đãi bạn bè, thầy giáo, cha mẹ cũng cần có tấm lòng chân thành khẩn thiết, đối với tôn giáo tín ngưỡng lại càng phải có lòng tin của trí năng. Cho nên gọi là cống hiến tức là không ngoài sự cống hiến bằng cả một tấm lòng từ bi chân thành thanh tịnh của chúng ta, đó chính là điều trân quý nhất.

Ngoài ra, chúng ta cũng thấy trong xã hội còn bao nhiêu người có danh vọng khác nữa – xưa gọi là “viên ngoại lang”, nay gọi là “nhà từ thiện”, “thân thái bình”. Trong xã hội, họ được mọi người khen
ngợi, vì danh tiếng. Danh tiếng của họ không phải từ trên trời rơi xuống, mà phải trải qua bao nhiêu
hy sinh cống hiến, ví như quyên tiền làm việc công ích, chẩn tế xã hội, hoặc cúng dường phúc điền giúp đỡ đại chúng. Do họ đã gieo hạt giống dâng tặng niềm vui cho mọi người, nên qua thời gian tích lũy, mới có được quả ngọt thanh danh cao vời.

Như vậy, tất cả đều cần có nhân mới có quả. Người lấy sự cống hiến làm niềm vui có thể nói là người có tính cách của vị Bồ tát, việc nâng cao nhân cách tự ngã ấy không những nhanh chóng hơn so với người bình thường, mà trong lòng còn có được pháp hỷ hơn so với người bình thường. Mọi người, nếu có thể phát nguyện như cây đèn sáp chiếu sáng người khác, cống hiến khả năng của mình, lấy việc giúp người làm vui, hy sinh, phục vụ, dâng hiến trong mọi công việc, thì đây không chỉ là nguyên nhân của mọi thuận lợi mà còn là một trợ duyên lớn của việc thành công sự nghiệp trong tương lai.

——–********———

Trích dẫn từ sách Thái căn đàm
Mặt trời vì tỏa ra sức nóng mà mọi người ấm áp,
Bông hoa vì tỏa hương thơm mà làm cho mọi
người vui thích,
Biển cả vì bao bọc vạn hữu mà được con người
xem trọng,
Con người vì tích lũy từ bi mà được mọi người
tôn kính.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BẠN SẼ CỐNG HIẾN NHỮNG GÌ
  2. BẢN CHẤT CỦA CÔNG VIỆC LÀ CỐNG HIẾN
  3. CHUYỂN THAM MUỐN TƯ LỢI THÀNH ƯỚC VỌNG CỐNG HIẾN

Bài viết mới

  1. PHẬT TỬ CÓ HIẾU THUẬN VỚI CHA MẸ KHÔNG ?
  2. LÒNG BIẾT ƠN – TRÍCH SÁCH TRÍ HUỆ, NHỮNG HIỂU BIẾT THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
  3. RÈN LUYỆN ĐỂ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC