VÍ DỤ VỀ TỔN THƯƠNG BẤT CÔNG ĐƯỢC KÍCH HOẠT

LISE BOURBEAU

Trích: Chữa Lành 5 Tổn Thương; NXB Dân Trí, Cty Sách Thiện Trí Thức

Bây giờ, chúng ta hãy chuyển sự chú ý sang một ví dụ về sự bất công. Hãy giả sử bạn là một người phụ nữ. Mẹ của bạn đang sống một mình và bất chấp việc đã ly hôn được vài năm mẹ bạn không bao giờ chấp nhận điều đó. Bà thường chơi lá bài nạn nhân để thu hút sự chú ý của bạn bằng cách nói với bạn rằng bà bị ốm hoặc đang gặp một loạt các vấn đề chẳng bao giờ giải quyết được. Bà phàn nàn về mọi thứ: sức khỏe, thời tiết, hàng xóm, chồng cũ, người đã lừa dối bà, bà thiếu tiền, những đứa con không thường xuyên ghé thăm bà… và ti tỉ các vấn đề khác nữa.

Bạn là con gái duy nhất của bà, và hai người anh trai của bạn luôn luôn có đủ lý do để không về gặp bà. Bạn thấy thương bà và, giống như bất kỳ một cô con gái ngoan ngoãn hiếu thảo nào khác, bạn coi việc gọi điện cho bà thường xuyên và về thăm bà ít nhất một tuần mỗi lần là bổn phận, trách nhiệm của bạn. Ngay khi bà bắt đầu phàn nàn, bạn không thể dằn lòng được – bạn muốn giúp bà với những giải pháp có sẵn.

Thật không may, bà không chịu nghe ý kiến của bạn và bạn trở nên mất kiên nhẫn. Bạn thấy bà thật bất công khi không chịu đánh giá cao những nỗ lực của bạn. Bạn thậm chí còn cư xử thô bạo, và cuối cùng bạn tìm được lý do để rời đi càng sớm càng tốt. Những cuộc ghé thăm này đã trở thành cực hình với bạn và mỗi khi rời nhà mẹ, bạn lại thấy nghẹn ngào. Khi bạn hành xử kiểu này, Canta (tên gọi cho cái tôi) đang kiểm soát những hành vi của bạn.

Nếu bạn sợ sẽ cư xử bất công với mẹ của mình và quyết định không đi gặp bà nữa, Canta sẽ nói những điều sau: Cậu phải đi gặp mẹ cậu đi. Cuối cùng thì cậu vẫn là con gái duy nhất của bà cơ mà. Cậu thật tệ khi cư xử mất bình tĩnh với bà. Cậu sẽ không muốn bị cư xử theo cách đấy đúng không? Cậu thật vô cảm khi thể hiện quá ít sự thấu cảm với những đau khổ mà bà đang phải chịu đựng.

Nếu bạn xác định rằng mẹ chính là người đã đối xử bất công với bạn, Canta sẽ đưa ra những nhận xét kiểu kiểu như sau: Bà ấy chẳng bao giờ công bằng đâu! Chẳng nhẽ bà ấy không thể thấy cậu đã dành thời gian để gọi điện hoặc ghé thăm bà đẹp thêm nữa, bà ấy thậm chí còn không hỏi xem dạo này cậu thế nào! Tất cả những gì bà ấy làm là nói về bản thân bà ấy. Vì luôn kêu ca phàn nàn nên bà ấy ngày càng coi mình là trung tâm. Bà ấy thậm chí còn không thêm làng nghe những gì cậu đang nói và liên tục cắt ngang lời cậu. Nếu ít nhất bà ấy chịu nghe một vài lời khuyên của cậu, cuộc sống của bà ấy bản đã dễ chịu hơn rất nhiều.

Bạn có thấy được mức độ đau khổ ngày càng lớn mà mẹ bạn có thể sẽ phải chịu đựng bởi sự bất công mà bạn đang thể hiện trong tình huống này không? Bà ấy có thể phải chịu đựng sự bất công mà bạn đang thể hiện với bà ấy có cùng mức độ mà bạn đang cư xử bất công với chính bản thân bạn bằng cách cảm thấy có trách nhiệm phải khiến mẹ bạn cảm thấy hạnh phúc.

Bởi tổn thương do bị phủ nhận cũng được kích hoạt khi bạn chịu đựng sự bất công, Canta có thể sẽ nói những lời này sau khi bạn gọi điện hoặc ghé thăm mẹ bạn: Cậu là một đứa con gái thật tệ đấy! Cậu thậm chí còn chẳng có đủ khả năng để cư xử tử tế. Tại sao cậu không thể giữ im lặng và để yên cho bà ấy phàn nàn? Cậu biết là nếu cậu không đến thăm hoặc không chăm sóc bà ấy, cậu sẽ cảm thấy ân hận trong suốt phần đời còn lại của mình. Bà ấy sẽ không yêu thương cậu nữa và thậm chí có thể sẽ quyết định không bao giờ gặp lại cậu nữa. Hãy nhớ cậu đã phải chịu đựng cảm giác như thế nào khi bà phớt lờ cậu trong suốt ba tháng và không muốn nói chuyện với cậu thêm một chút nào nữa.

Tôi chắc chắn là mẹ của bạn cũng cảm thấy bị phủ nhận hoàn toàn bởi những hành vi của bạn, đặc biệt là khi bạn đến với một lý do để nhanh chóng rời đi. Trong khi đó, bạn cảm thấy bị phủ nhận khi bà thậm chí còn không hỏi xem tình hình bạn dạo này thế nào, khi bà quá bận rộn với việc nói về những vấn đề của bà.

Những ví dụ trên đã minh họa rất rõ tầm quan trọng của việc có một cuộc trò chuyện với Canta. Với nhận thức rõ ràng hơn, bạn sẽ có đủ khả năng để phát hiện ra những nhận xét của nó nhanh hơn và nhận ra rằng cái giọng nói thì thầm mà bạn đang nghe chính là của Canta. Bạn nghĩ bạn đang làm chủ cuộc sống của mình, nhưng thực tế không phải vậy.

Để thay đổi, bạn có thể nói với bản ngã của bạn: lại là cậu à, Canta. Cậu vẫn không chịu dừng lại, đúng không? Tôi biết cậu có ý định tốt khi nói với tôi điều đó và cố gắng thuyết phục tôi tin những gì cậu tin. Tôi biết cậu nghĩ rằng cậu đang giúp tôi, nhưng việc đó không giúp ích gì cho tôi. Tôi muốn nhắc cậu, một lần nữa, rằng tôi muốn có đủ khả năng để cho phép tôi thỉnh thoảng được thiếu kiên nhẫn và không phải lúc nào cũng có cảm giác muốn gặp mẹ. Tôi biết cậu sợ tôi sẽ đau khổ, nhưng giờ đây tôi muốn kiểm soát cuộc đời mình và học cách chấp nhận hậu quả, chẳng hạn như nếu mẹ tôi không muốn gặp tôi. Tôi không muốn bị thao túng bởi nỗi sợ mất kiểm soát và sau đó lại cảm thấy tồi tệ. Tôi đề nghị cậu nghỉ ngơi đi, và cậu sẽ thấy giờ đây tôi có thể tự mình làm chủ cuộc sống của mình và chấp nhận những hậu quả sẽ xảy ra.

Bằng cách nhận diện cảm giác bị bản ngã kiểm soát việc làm theo tiếng gọi của trái tim ngày càng dễ dàng hơn. Chúng ta học cách trải nghiệm các tình huống bằng cách quan sát chúng. Ngay sau khi phản ứng với những đau khổ do các tổn thương gây ra, chúng ta có thể hít một hơi thật sâu và nói: Tôi nhận ra tình huống này hoặc con người này đã bị kích hoạt bởi tổn thương do bị phủ nhận và hoặc bị cư xử bất công. Tôi thừa nhận rằng tôi là một con người và rằng tôi vẫn có những tổn thương cần được chữa lãnh. Ngay lúc này, tôi cảm thấy bị phủ nhận và/hoặc tôi cảm thấy bị cư xử bất công. Một ngày, tôi sẽ đạt được đến mức những tình huống kiểu như thế này sẽ không còn khiến tôi đau đớn đến thế nữa.

Với cách thức mới quản lý những tổn thương này, bạn quan sát những gì bạn trải nghiệm và nhận thấy rằng nó không tốt mà cũng chẳng xấu. Đây đơn giản là trải nghiệm khi làm người. Thay vì phán xét, chỉ trích bản thân và phán xét những người khác, bạn có thể cho phép bản thân có những tổn thương, giống như tất cả những người khác trên thế giới.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. GIẢM THIỂU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA BẢN NGÃ VÀ NHỮNG TỔN THƯƠNG
  2. BỊ BỎ RƠI
  3. CHỮA LÀNH VÀ NHỮNG LỢI ÍCH

Bài viết mới

  1. TÌNH CỜ PHÁT HIỆN KHẢ NĂNG NGOẠI CẢM
  2. SỰ LỰA CHỌN
  3. LỰA CHỌN ĐỂ NHÌN MỌI NGƯỜI BẰNG ĐÔI MẮT TỬ TẾ