XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI MÌNH – TUỔI 30 HOÀI BÃO

KEN HONDA

Trích: Sống không hối tiếc - Tuổi 30 hoài bão; Nguyễn Thanh Tâm chuyển ngữ; NXB. Văn hóa - Văn nghệ; Công ty Saigon books, 2017

Bạn đang sống vì điều gì?

Ở lứa tuổi 20, ta có xu hướng bị thu hút bởi những thứ thuộc về vật chất như: điện thoại, xe hơi, biệt thự, địa vị xã hội,… Ngay cả trong chuyện yêu đương, chúng ta cũng thường hay bị ngoại hình của đối phương làm cho lóa mắt và rối trí. Hẳn là có người đã từng kinh qua “đau thương” chi vì quá quan trọng sắc đẹp hay vẻ điển trai của người đối diện mà mù quáng nhảy vào mối quan hệ yêu đương, không kịp tìm hiểu tính cách và nỘi tâm của họ. Song đến độ tuổi 30, chúng ta sẽ dần thoát khỏi sự chi phối của những thứ thuộc vẻ bên ngoài và dành nhiều thời gian hơn để quan sát kỹ cái bên trong. Cách ngẫm về cuộc đời của ta cũng sẽ thay đối, ta sẽ thôi không còn nghĩ chi có thành công ngoài xã hội mới là  quan trọng, trái lại ta sẽ nhận ra những thứ mà thời 20 ta thường xao lãng như: gia đình, bè bạn, con cái,… mới chính là thứ tài sản quý giá nhất, không gì có thể thay thế được. Đứng trên quan điểm đó thì câu hỏi thường trực nhất của độ tuổi 30 sẽ là: “Ta đang sống vì điều gì?”. 

Có thể ở thuở đôi mươi chúng ta đã từng suy ngẫm về mục đích của cuộc đời mình nhưng chính sự non nớt cũng như bồng bột đã khiến ta không thể nào hiểu được tính triết lý của vấn đề này. Phải đến khi ta bước vào độ tuổi 30, trải qua những chuyện như kết hôn, sinh ly tử biệt với mẹ cha, sinh con đẻ cái,… thì tự nhiên chúng ta sẽ nghĩ nhiều hơn về cuộc đời, sinh mệnh. Sẽ có đôi lúc trong cuộc sống bận rộn này, ta bỗng cảm thấy thật trống rỗng và tu hỏi: “Rốt cuộc mình đang làm gì thế này?”. Mặt khác, ở độ tuổi này, cũng sẽ có những người tìm thấy công việc thực sự mình muốn làm và bắt đầu dốc súc vào mục tiêu mà mình đã vạch ra cùng với niềm đam mê cháy bỏng.

Tuổi 30 là thời điểm mà bạn sẽ phải đối mặt Với hiện thực của cuộc sống cũng như suy tư về mục đích sống của bản thân nhiều nhất từ trước tới nay.

“Mục đích của đời người” nghe có vẻ lớn lao nhưng nó đơn giản chỉ là những gì ta đang xem trọng mà thôi. Đó có thể là tình cảm gia đình, sự nghiệp hay là những ước mơ thầm kín của riêng ta,… Những điều quan trọng đến mức không gì có thể thay thế được đối với bản thân bạn sẽ chính là mục tiêu của đời bạn.

Dù đó là gì đi chăng nữa thì người xác định mục tiêu sống rõ ràng sẽ hạnh phúc hơn những người còn đang phải loay hoay tìm kiếm. Cảm giác mỗi buổi sáng thức dậy ta đều có việc mình muốn làm bằng cả trái tim thật hạnh phúc biết bao! Hãy tìm ra thứ bản thân ta thực sự muốn trân quý, bất chấp người đời có nghĩ gì đi nữa.

Dù điều đó có thể chỉ là thời gian được vui vẻ đầm ấm bên gia đình hay khát khao chinh phục đỉnh Everest, ý nguyện xây dựng trường học hoặc đơn giản hơn là được ăn ngon mỗi ngày thì đều tốt cả. Và sau đó, hãy sống mỗi ngày vì mục tiêu đó, chắc hẳn bạn sẽ có thể trở thành người may mắn và hạnh phúc nhất trên thế giới này.

Mục đích của đời người là sống theo cách riêng của mình và kết nối với người khác

Theo tôi, trên đời này có ba phong cách sống, đó là: Dựa trên nghĩa vụ, dựa trên động lực, và dựa trên cảm hứng. Lối sống dựa trên nghĩa vụ chỉ toàn làm những việc bắt buộc. Cứ thế danh sách những điều cần làm của ta với tư cách là cha mẹ, con cái, sếp, cấp dưới,… cứ dài ra mãi. Một lối sống khác là lối sống dựa trên động lực, tập trung dồn hết tâm sức vào điều ta muốn làm. Tuy nhiên, hễ nhiệt huyết bị giảm sút thì cần phải nâng cao động lực ngay lập tức, ví dụ bằng cách tự thưởng cho bản thân chång hạn. Vì nếu không liên tục chăm chút tinh thần thì nhuệ khí sẽ không thể kéo dài. Kiểu sống này nếu kéo dài sẽ xuất hiện tình trạng khiến cưỡng, quá sức.

Còn lại là lối sống dựa vào cảm hứng, nghĩa là cách sống dựa vào lòng nhiệt tâm tuy tĩnh lặng nhưng khởi nguồn từ sâu trong tâm hồn ta, Vì thế không có việc lòng nhiệt tình nhất thời dâng lên khiến ta chạy với toàn bộ sức lực rồi đến nửa chừng thì hết mất nhuệ khí và tinh thần. Người theo lối sống này luôn tin tưởng vào những giá trị cốt lõi nhất của đời mình nên không bao giờ bị hoang mang, nao núng, cũng không hề có lí do để trở nên nổi loạn. Họ rất điềm đạm, an nhiên song vẫn luôn tràn đầy năng lượng. Nếu gặp được người có lối sống dựa trên cảm hứng, chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra họ ngay lập tức.

Có lẽ sâu thẳm trong bản thân bất kỳ ai cũng luôn tồn tại suối nguồn cảm hứng. Nếu trong những năm tháng tuổi 30, chúng ta có thể tìm ra suối nguồn ấy thì từ đó những giá trị tốt lành như hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn, sự thịnh vượng sẽ tuôn chảy xuyên suốt cuộc đời ta. Tôi luôn tâm niệm rằng mục đích cuối cùng của đời người chính là có thể sống theo cách mình mong muốn và từ đó kết nối với những người khác. Khi ta đã có thể sống theo cách mình mong muốn thì việc “Cộng thêm” hay “trừ bót” thứ gì đó là không cần thiết. Một cuộc đời “giàu có” đúng nghĩa là cuộc đời mà ta có thể tự do ở cùng những người ta yêu thương và tại những nơi ta thích. Tôi không nghĩ ra còn có kiểu sống nào cao sang hơn thế. Để có một cuộc sống như vậy ta không cần phải tiêu tốn thật nhiều tiền bạc cũng không cần có tài năng gì đặc biệt. Ví dụ như đối với tôi hiện giờ mà nói, chuyện đi du lịch vòng quanh thế giới trên ghế máy bay hạng nhất cũng không thể sánh bằng việc cùng đi dạo với gia đình yêu thương dọc bờ sông mỗi ngày.

Để có thể sống như thế, chúng ta cần nhớ ra bản thân mình là ai và biết rõ bản thân muốn làm gì, nên làm gì để được vui vẻ, hạnh phúc. Để có thể sống như thế, trong nhiều lựa chọn trước mắt, ta phải chọn lấy những điều khiến mình phấn chấn, hứng khởi và làm những việc mình yêu thích mỗi ngày. Những việc làm đó chắc chắn sẽ dẫn lối cho ta tìm ra mục đích thực sự của cuộc đời mình.

Hãy bắt đầu thiên chức của đời ta

“Thiên chức” của đời ta là những điều mà với khả năng bẩm sinh của mình, bạn nên làm trong thế giới này. Có thế nó ở đâu đó xung quanh những điều bạn yêu thích. Nhiều người khám phá ra “thiên chức” của mình trong lúc gặp gỡ trò chuyện với mọi người, hay khi dồn súc làm việc nhà hoặc trong lúc nuôi dạy con cái,…

Nhưng “thiên chức” không nhất định phải được thể hiện dưới dạng nghề nghiệp mà đôi khi nó có thể chỉ là những hoạt động khiến bạn cảm thấy hứng khởi, vui thích khi thực hiện. Nếu bắt gặp những việc như thế, bạn hãy nghĩ đó là “thiên chức” của mình! “Thiên chức” là những việc mà ta càng làm càng thấy tự do và thỏa mãn hơn. Chỉ riêng việc ta có thể thoải mái chia sẻ năng lực của bản thân thôi cũng đã cho ta cảm giác phấn khởi lắm rồi. Một khi đã khám phá ra “thiên chức” của bản thân, cuộc đời của con người ta sẽ có sự thay đổi vô cùng lớn lao. Bởi lẽ, họ sẽ ý thức được rằng tất cả những gì mình đã làm, đã trải nghiệm đều phục vụ cho “thiên chức” trong hiện tại.

Chính khoảnh khắc nhận ra rằng tất thảy những vất vả, nhọc nhằn, những niềm vui nỗi buồn đã qua đều là để đưa ta đến với “thiên chức” của mình, ta sẽ cảm thấy như được an ủi bởi dòng suối nguồn mát lành, dâng lên từ sâu thẩm lòng mình. Để hoàn thành “thiên chức” của đời mình, chúng ta phải trải qua những cay đáng, nhọc nhằn nhất, thế nên cần phải có giai đoạn chuẩn bị thật kỹ lưỡng bạn nhé!

Tuổi 30 là cơ hội cuối cùng để khám phá tài năng của bản thân

Tài năng của bạn sẽ ở gần đâu đó bên cạnh “thiên chức” của bạn và là một thứ thật kỳ bí. Nó có thể được “khai hoa” chi nhờ một cơ duyên nho nhỏ nào đó. Ví dụ từ việc được người quen khuyến khích làm thử hay ngẫu nhiên được công ty giao việc mà bạn nhận ra mình có thể hoàn thành việc đó với kết quá tốt gấp mấy lần người khác. Chi cần ta bỏ ra chút tâm huyết thì thành tích thu được sẽ làm cho mọi người xung quanh đều phải ngạc nhiên. Nhưng có lẽ người ngạc nhiên nhất chính là bản thân bạn.

Nói một cách ví von, tài năng giống như một quặng vàng được chôn dưới lòng đất. Tùy từng người mà có khi quặng vàng này nằm gần với mặt đất, lại có lúc bị chôn sâu đến tận đáy. Nếu ta không cố hết sức đào lên thì phải nhờ những tính đột phá như động đất hay núi biến cố mang lửa thì mỏ vàng kia mới lộ ra. Chính trong độ tuổi 30, những việc ta tưởng như đã phải bỏ cuộc ở tuổi 20 đột nhiên lại có thể biến thành hiện thực, những năng lực cứ ngỡ như không có lại tự dưng xuất hiện.

Sau khi đã khám phá ra tài năng của mình, việc bạn hành động tiếp theo như thế nào sẽ quyết định cuộc đời về sau của bạn. Có thể bạn sẽ nghĩ “Đó chỉ là hòn đá thô thiển, nên vứt đi cho xong”, hoặc “Dù chưa rõ lắm nhưng mình cứ thử mài giũa thêm tí nữa xem thế nào”. Đừng vội vứt bỏ viên đá mình đã mất công tìm thấy mà hãy bắt tay vào công đoạn mài giữa nó. Điều đó sẽ khiến cuộc đời của bạn thay đổi hoàn toàn đấy! 

Bước sang độ tuổi 40, những thành kiến trong đầu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và thế là cơ hội để ta phát hiện tài năng của mình sẽ dần bị thu hẹp lại. Ngày ngày gặp gỡ những người nhất định, làm các công việc có nội dung hao hao giống nhau có thể sẽ khiến bạn dù cho có ngẫu nhiên tìm thấy “viên đá tài năng” của bản thân đi nữa thì cũng sẽ mặc kệ, lờ đi. Khi bản thân nhân vật chính đã không chịu thừa nhận mình thì dù đó là tài năng có triển vọng như thế nào đi nữa cũng tiếp tục bị chôn vùi mà thôi.

Thế giới này có rất nhiều người tài hoa, tuy nhiên số người có thể vận dụng tốt tài năng của mình vào cuộc sống thì lại vô cùng ít ỏi. Ở độ tuổi 30, người nào vẫn chưa khám phá hết các khả năng của mình thì sau đó sẽ rất khó có thể sử dụng tài năng đó vào thực tiễn. Hãy nhớ rằng, độ tuổi 30 chính là cơ hội cuối cùng để giúp tài năng của con người được “đơm hoa kết trái”.

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. XÁC ĐỊNH RÕ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA BẢN THÂN
  2. SỐNG ĐỂ CHO CÁI GÌ? – ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH

Bài viết khác của tác giả

  1. 5 KỸ NĂNG ĐỀ TỰ XOAY CHUYỂN CHÍNH MÌNH
  2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGƯỜI CỘNG SỰ VÀ TIỀN
  3. TIỀN LÀ GÌ? QUAN ĐIỂM VỀ ĐỒNG TIỀN

Bài viết mới

  1. KIÊN TRÌ ĐẾN LÚC THÀNH CÔNG
  2. BẢN TÁNH TỐI HẬU CỦA TÂM
  3. BA CON ĐƯỜNG