NHỮNG CÂU NÓI VỀ THÀNH CÔNG CỦA NAPOLEON HILL

NAPOLEON HILL

Napoleon Hill (Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1883 – mất ngày 8 tháng 11 năm 1970) là một tác giả người Mỹ, một trong những người sáng lập nên một thể loại văn học hiện đại đó là môn “thành công học” (là khoa học về sự thành công của cá nhân).[1] Tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông có tên “Nghĩ giàu và làm giàu” (Think and Grow Rich) là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.[2]

Trong sự nghiệp của mình, ông cũng từng được trở thành một cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng của ông là Điều gì mà tâm trí có thể nhận thức và tin tưởng thì tâm trí có thể hoàn thànhNapoleon Hill được xem là người có ảnh hưởng rộng rãi nhất, mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực thành công cá nhân.

Cuốn sách kinh điển suy nghĩ và làm giàu của ông đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới thành công và nó có một ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của rất nhiều người thành công như W.Clement StoneOg Mandino

——–*——–

Giáo dục đến từ bên trong; bạn có nó bằng phấn đấu và nỗ lực và ý tưởng.

Bất cứ cái gì tâm con người có thể quan niệm ra và tin tưởng, nó có thể hoàn thành.

Bạn cần nhớ rõ ràng rằng không có cái gì có thể mang đến cho bạn thành công ngoại trừ chính bạn.

Một người trốn chạy không bao giờ chiến thắng và một người chiến thắng không bao giờ trốn chạy.

Cần nửa cuộc đời của bạn trước khi bạn khám phá đời sống là một kế hoạch do chính bạn làm.

Nếu bạn không chinh phục được bản ngã mình, bạn sẽ bị nó chinh phục.

Thất bại không thể đương đầu với kiên trì.

Mỗi người là cái nó là, bởi vì những ý tưởng thống trị mà nó cho phép chiếm ngự tâm trí nó.

Nhiều vàng đã được đào lên từ tâm trí con người hơn là từ đất.

Không có những giới hạn cho tâm trí ngoại trừ những giới hạn chúng ta đã biết.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. NIỀM TIN LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA MỌI THÀNH CÔNG VĨ ĐẠI
  2. NHỮNG NGUYÊN TẮC PHỔ BIẾN ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẢN THÂN
  3. THÀNH CÔNG HỌC

Bài viết mới

  1. CHINH PHỤC MỤC TIÊU
  2. CHÁNH NIỆM
  3. BỚT SỢ HÃI