XÁC ĐỊNH RÕ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA BẢN THÂN

TAKESHI FURUKAWA

Trích: Mình Là Cá, Việc Của Mình Là Bơi; Nguyên tác: Nine Ways to Stop Thinking Negatively; Việt dịch: Như Nữ; NXB. Thế Giới

Những người tự đánh giá thấp bản thân thường so sánh bản thân với người khác. Bởi chỉ khi so sánh với người khác, họ mới khẳng định được sự tồn tại của mình. Họ an tâm bằng cách dựa trên sự đánh giá bởi các tiêu chuẩn xã hội hoặc quan điểm của người khác.

Tuy nhiên, càng so sánh họ lại càng chìm trong cảm giác tự ti mặc cảm khi nhận thấy người khác thật tuyệt vời còn bản thân thật vô dụng.

Mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn tránh được việc bị so sánh với người khác theo các giá trị hay các tiêu chuẩn xã hội đề ra, nhưng nếu chúng ta chỉ có thể tự đánh gia bản thân bằng cách so sánh với người khác thì ngay cả sống với đúng với con người mình, chúng ta cũng không thể làm được.

Vậy chúng ta nên làm thế nào?

Có một cách chúng ta có thể thực hiện là xác định rõ phương hướng của bản thân. Bạn hãy xác định rõ “bạn muốn làm người như thế nào”, “bạn muốn làm gì”, “bạn có giá trị quan như thế nào”.

Sau đó, giống như cách mà vận động viên Arakawa đã làm, bạn hãy so sánh bản thân với chính mình trong quá khứ, từng bước trưởng thành hơn, từng bước tiến gần tới con người mà bạn mong muốn. Qua đó, bạn cũng sẽ yêu quý bản thân mình hơn.

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH RÕ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA BẢN THÂN

1. Đặt mục tiêu mà bạn muốn hướng đến

Điều quan trọng khi xác định mục tiêu hay con người mà bạn muốn hướng đến chính là phải bỏ qua suy nghĩ “mình có làm được không”.

Trong một cuốn sách khác của tôi mang tên Ba thói quen để tìm ra việc muốn làm, tôi đã viết về việc suy nghĩ điều mình muốn làm ở cấp độ một ngày, một năm, một đời và các bạn có thể tham khảo trong cuốn sách này. Thông thường, để xác định được phương hướng của bản thân, chúng ta phải xác định mục tiêu của chính mình.

Nếu bạn có thần tượng, bạn hãy làm rõ bạn muốn những điều gì ở họ. Ví dụ, ước mơ của tôi là được như cô Makiko Esumi ở điểm “có tuổi rồi mà vẫn xinh đẹp”, “phong cách”, “có thể nói lên ý kiến của bản thân”… Đó chính là những điều mà bạn muốn đạt được. Hãy nhớ, điều quan trọng là bạn muốn trở nên như thế nào.

2. Làm rõ nhu cầu của bản thân

Nhu cầu của bản thân chính là “bản thân mình muốn điều gì”. Bạn nên liệt kê danh sách những điều bạn thấy hào hứng và tìm hiểu kỹ xem lý do gì thôi thúc bạn luôn nghĩ đến những điều ấy.

Có rất nhiều nhu cầu của bản thân bạn đang ngủ quên như “mạo hiểm”, “sáng tạo”, “dạy học”, “sưu tập”, “học tập”, “tự do”, “thay đổi”… Biết được những nhu cầu của mình một cách chính xác, bạn sẽ làm rõ được bản thân mình muốn làm gì. Về nhu cầu của bản thân, tôi cũng đã giới thiệu kỹ trong cuốn sách tôi vừa nêu, các bạn có thể tham khảo thêm nếu muốn có những gợi ý cụ thể hơn.

Hãy quyết chiến với chính mình trong quá khứ!

Mục tiêu hoặc con người mà bạn muốn hướng đến là gì?

Bạn thấy háo hức với điều gì?

——- ??? ——-

Quý đọc giả có thể theo dõi các bài viết trong cùng chủ đề này theo các liên kết dưới đây:

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. HẠNH PHÚC VỚI CHÍNH BẢN THÂN ĐANG TRƯỞNG THÀNH
  2. NHÌN LẠI QUY TẮC CỦA BẢN THÂN
  3. BAO DUNG VỚI BẢN THÂN

Bài viết khác của tác giả

  1. TIN TƯỞNG RẰNG NHỮNG THỬ THÁCH ĐỀU CÓ THỂ VƯỢT QUA
  2. SUY NGHĨ TỪ LẬP TRƯỜNG CỦA NGƯỜI KHÁC
  3. ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI

Bài viết mới

  1. SỰ KHIÊM TỐN THUYẾT PHỤC
  2. TU TẬP THIỀN BẰNG CÁCH QUÁN TÂM TRONG TĨNH LẶNG
  3. TRAO MỘT LỜI KHEN