SỰ GHEN TỴ KHÔNG PHẢI LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG

JIDDU KRISHNAMURTI

Trích: Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình?; Huỳnh Hiếu Thuận dịch; NXB Hồng Đức.

“Nhưng chúng tôi yêu thương nhau kia mà.”

Thế tại sao bạn lại ghen tỵ nhỉ? Rất không may là chúng ta chẳng hề yêu thương nhau, bạn đang tận dụng chồng mình, cũng như anh ta đang tận dụng bạn để được hạnh phúc, để có người bầu bạn, để không cảm thấy cô đơn; bạn có thể không sở hữu nhiều thứ, nhưng ít nhất bạn có ai đó để tâm sự cùng. Đây là một nhu cầu có qua có lại được chúng ta gọi là tình yêu.

“Điều này nghe thật khủng khiếp.”

Đó là vì chúng ta chưa bao giờ nhìn nhận nó mà thôi; chúng ta kinh khiếp nó và gọi nó là điều đáng sợ rồi nhanh chóng chú ý đến chuyện khác, đó chính là điều bạn đã làm.

“Tôi biết, nhưng tôi không muốn nhìn vào đó. Tôi sẽ tiếp tục như thế này dù cho điều đó có nghĩa là tôi phải ghen tỵ vì tôi không thể tìm thấy bất kỳ điều gì khác trong đời.”

Nếu bạn tìm được một điều khác thì bạn sẽ không còn cảm thấy ghen tuông vì chồng mình nữa đúng không? Nhưng bạn sẽ bám lấy điều đó giống như cách bạn đang bám lấy chồng mình vậy, rốt cuộc bạn cũng sẽ ghen tuông. Đó là vì bạn kiếm một thứ có thể thay thế cho chồng mình, chứ bạn có đi tìm sự tự do khỏi thói ganh tỵ đâu. Chúng ta đều như thế: trước khi từ bỏ một điều, chúng ta phải nắm chắc trong tay một điều khác trước đã. Chỉ khi bạn tin rằng không có điều gì là chắc chắn thì lúc đó mới không còn chỗ cho lòng ham muốn trong bạn.Sự đố kỵ có mặt cùng lúc với sự chắc chắn, cũng như ham muốn sở hữu một thứ gì đó hay sự độc chiếm. Bạn sở hữu tức là bạn thèm muốn, và sự sở hữu đó dung dưỡng lòng căm ghét. Hóa ra chúng ta thực sự căm ghét thứ mà mình sở hữu, biểu hiện ra ở lòng ghen tỵ; nơi nào có sự chiếm hữu thì nơi đó không bao giờ tồn tại tình yêu thương, bạn chiếm hữu nghĩa là bạn đã hủy diệt tình yêu mất rồi.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. THIỀN ĐỊNH HÒA HỢP LÒNG BIẾT ƠN VÀ TÌNH YÊU
  2. TÌNH YÊU THƯƠNG

Bài viết khác của tác giả

  1. TÔI KHÔNG BIẾT
  2. BÀI CA VỀ CÁI THÂN YÊU
  3. TÌNH YÊU LÀ THỰC TẠI

Bài viết mới

  1. NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN THẦN THÁNH
  2. TRUNG ĐẠO
  3. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SIÊU NĂNG LỰC QUYỀN LỰC & TÁC ĐỘNG