LYNETTE MONTERIRO
Trích: Phật Pháp Trong Đời Sống; Diệu Như Nguyễn Thúy Linh dịch; NXB Thiện Tri Thức.
Nếu ai đó trong đời sống của bạn rất hay chỉ trích hoặc đối kháng, người ấy có thể làm giảm giá trị của bản thân và khả năng hưởng thụ đời sống của bạn. Nhà tâm lý học Lynn Monteiro gợi ý bốn cách bạn có thể tự chăm sóc mình.
Vị quản lý nhóm của Jason ở nơi làm việc là người thường xuyên “đánh mất điều đó” và công khai trừng phạt anh. Khi Jason cố gắng nói chuyện với cô ấy về điều này, cô đã gạt đi những lo lắng của anh, và nói rằng cô chỉ đang cố gắng động viên Jason, người rõ ràng là “quá nhạy cảm”. Bỏ cuộc không phải là một lựa chọn đối với anh, nhưng ở lại dường như trở nên khó hơn mỗi ngày. Anh sợ rằng cuối cùng mình sẽ phản ứng giận dữ trước sự ngược đãi của sếp và bị sa thải.
Có nhiều người lo buồn, giống như Jason, bởi vì họ có đồng nghiệp, bạn đời hoặc bạn bè liên quan đến việc chỉ trích hạ thấp và lời nói hung hăng, buộc tội hoặc mỉa mai. Đối phó hiệu quả với những người đối kháng như vậy đòi hỏi sự tự chăm sóc bản thân, hiểu rõ tình huống và hành động một cách khéo léo.
“Không phải tất cả những người sử dụng chiến lược đối kháng đều như những con quái vật hoành hành một cách rập khuôn. Cách tiếp cận của họ có thể tinh tế.
Các tình huống đối kháng có thể liên quan đến những sự công kích trực tiếp hay tế nhị. Lời nói đối kháng trực tiếp bao gồm việc một người nào đó bỏ qua các ý tưởng của bạn, nghi ngờ các trải nghiệm của ban, phủ nhận các cảm xúc hoặc coi thường các nhu cầu của bạn. Quản lý mối quan hệ với một người thường xuyên sử dụng những cách này có thể khiến ta mệt mỏi, thậm chí sợ hãi. Khi ai đó liên tục đặt câu hỏi về tính phù hợp của hành động, suy nghĩ hoặc lời nói của bạn, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy không tự tin về bản thân và không an toàn trong mối quan hệ đó.
Lấy một ví dụ về Sumi. Cô là một tiến sĩ quay lại trường học khi con út của mình bắt đầu đi học toàn thời gian. Bạn đời của cô, một chuyên gia thành công được tôn trọng trong cộng đồng, bắt đầu xấu hổ và đổ lỗi cho cô. Nói với giọng chậm rãi, yên lặng, anh giải thích rằng Sumi không làm phần việc của cô ở nhà và vẻ ngoài căng thẳng của cô ấy đã làm hỏng danh tiếng của họ.
Sami cảm thấy bối rối. Cô nghi ngờ về khả năng chăm sóc gia đình và bỏ dở kỳ thực tập. Một mặt, cô tự tin rằng mình đang đóng góp cho gia đình, nhưng mặt khác, cảm thấy có lẽ mình đang tự đánh lừa bản thân và khiến mọi người thất vọng.
Như chúng ta có thể thấy trong trường hợp bạn đời của Sami, không phải tất cả những người sử dụng chiến lược đối kháng đều như những con quái vật hoành hành một cách rập khuôn. Cách tiếp cận của họ có thể tinh tế: lời nói của họ có vẻ ủng hộ và hành động có thể hữu ích.
Tuy nhiên, những cuộc trò chuyện trao đổi với họ cũng tương tự như với những người có tính đối kháng công khai mạnh hơn. Họ cũng gieo mầm thiếu tự tin, xấu hổ và kém cỏi. Bất kể điều gì được nêu trong những thay đổi và cách nói, nếu cảm giác để lại là cách tiếp cận của người ấy đang làm xói mòn sự tự tin của bạn, thì bạn cần xem xét ý định sâu xa hơn hơn của họ.
Những người như Jason và Sami – và nhiều người trong chúng ta – có thể làm gì để thay đổi vai trò của mình trong mối quan hệ với người đối kháng? Nó bạn đang giao tiếp với một người hay đối kháng, đây là bốn phương pháp có thể giúp bạn tạo ra cảm giác an toàn nếu kết thúc mối quan hệ đau đớn không thể là một lựa chọn ngay tức thì.
- Xác lập ranh giới
Giống như chính đời sống, các mối quan hệ cũng có lúc gây ra đau khổ. Điều tự nhiên là ta muốn các mối quan hệ của mình an toàn nhưng khi chúng không đáp ứng được kỳ vọng, chúng ta sẽ phản ứng lại. Đối kháng, rút lui hoặc ngừng hành động đều là những phản ứng phổ biến. Tuy nhiên, điều này không thật sự khéo léo vì chúng có thể leo thang theo chu kỳ.
Một chiến lược hữu ích và khéo léo hơn là thiết lập ranh giới trong mối quan hệ và thể hiện rõ ràng về cách bạn muốn được đối xử. Đặt ra các giới hạn có thể bao gồm việc nói với người đó rằng bạn sẽ không tham dự vào lúc này vì mình đang cảm thấy rất khó chịu.
Học cách nhận biết các tín hiệu bên trong cho thấy bạn đang khép mình lại. Giữa cuộc đối kháng, hãy sử dụng các bài thực tập về hơi thở và nương tựa cho đến khi bạn cảm thấy mình có thể rời khỏi tình huống đó.
Thực hành tiêu thụ có chánh niệm: bạn không cần phải nuốt vào mình những thông điệp được cho là không xứng đáng hoặc dính chặt với một tương tác không thể xử lý ở thời điểm này. Vì vậy, hãy đặt giới hạn tiếp xúc khi các cuộc thảo luận có thể gây ra tổn thương. Đề xuất một khoảng thời gian để lắng dịu trạng thái cảm xúc của bạn và đồng ý thảo luận vấn đề sau đó thường là hữu ích. Nếu người kia vẫn cố chấp, tốt nhất bạn nên rời khỏi tình huống này.
Những tương tác đối kháng nghiêm trọng hơn hoặc thường xuyên hơn có thể là một mối đe dọa thực sự, trong trường hợp đó, bạn cần phải tạo ra một ranh giới thậm chí còn phải mạnh mẽ hơn. Nếu bạn thấy không thể vận hành đời sống của mình hoặc có ý nghĩ tự làm hại bản thân, xin đừng chậm trễ trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ và một không gian an toàn cho bản thân.
- Bạn không phải là nguyên nhân.
Những trao đổi có tính đối kháng không phải bạn. Chúng phát sinh từ vô số nguyên nhân và điều kiện, rất ít trong số đó nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của bạn.
Nghĩ về hành vi khiêu khích, dù bằng lời nói hay hành động, như là cách để người ta cố gắng đón đầu sự khiêu khích mà họ nghĩ sẽ xảy ra. Đó là một nỗ lực để tạo ra sự an toàn cho họ với chi phí của bạn. Những người thích đối kháng coi thế giới là một nơi đầy đe dọa và chực chờ bị tấn công. Họ tạo ra sự an toàn cho bản thân bằng việc sử dụng cách tiếp cận “an toàn hơn là xin lỗi”. Họ tấn công để ngăn chặn các cuộc tấn công.
- Đừng nuôi dưỡng sự đối kháng
Hãy nhớ: “không có nhiên liệu, không có lửa”. Ta tạo ra một cuộc đối kháng bằng cách tranh luận những quan điểm được đưa ra về chúng ta. Ngay cả việc đưa ra những sự thật rõ ràng cũng có thể tiếp thêm lửa vì đối với người đối kháng, quan trọng là việc làm thay đổi cảm xúc chứ không phải giải quyết các vấn đề. Hãy xem những cuộc đối kháng như là những cơn sóng trong trận bão của người khác.
- Hãy dành cho bản thân tình yêu thương mà bạn xứng đáng có được
Giáo lý Phật giáo chủ trương không phản ứng với những trải nghiệm gây tổn thương bằng cách cũng gây tổn thương; tuy nhiên, điều này có thể bị hiểu sai là chấp nhận bị lạm dụng một cách thụ động. Yêu thương nỗi khổ của người đối kháng không phải là kìm nén cảm giác bị tổn thương và sợ hãi. Tình yêu thương là điều cốt yếu và những thực hành sau có thể giúp ích:
- Chánh niệm: Quan sát cảm xúc của bạn; chúng rất có giá trị.
- Tình yêu thương phổ quát: Biết rằng việc bạn cảm thấy như vậy là bình thường. Bạn không đơn độc khi cảm thấy tức giận, sợ hãi hay bất kỳ cảm xúc nào khác.
- Lòng tốt với bản thân: Bạn cần nhìn ra cách nào để vượt qua tình huống này? Ai có thể giúp bạn thực hiện cách này?