SỨC MẠNH THAY ĐỔI CUỘC SỐNG – GYALWA DOKHAMPA

ĐỨC GYALWA DOKHAMPA

Trích: TÂM AN LẠC ; Gyalwa Dokhampa; Nhà xuất bản Tôn giáo 2023 ; dẫn từ Thuvienhoasen.org

SỨC MẠNH THAY ĐỔI CUỘC SỐNG

Khi một người không cùng nhịp bước với chúng bạn đồng hành, có lẽ là do anh ta đang nghe một nhịp trống khác. Hãy để người đó bước theo âm thanh mình nghe được, dù rõ ràng hay xa xôi.

Henry David Thoreau

Động cơ nào ẩn giấu sau mỗi hành động, việc làm của chúng ta? Điều gì ngăn cản chúng ta theo đuổi ước mơ của mình? Ngay khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta cũng tìm thấy cốt tuỷ của tâm an lạc.

Điều gì là lý do đằng sau những hành động, việc làm của chúng ta? Câu hỏi đơn giản là vậy nhưng lại bị che mờ, khuất lấp bởi biết bao yếu tố ngoại cảnh, khi cuộc sống bộn bề, gấp gáp chi phối và lôi cuốn chúng ta đi. Trong những năm đầu đời, lúc còn thơ bé, những gì chúng ta làm đơn giản chỉ là để được chăm bẵm và yêu thương, để được hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho mọi người: chúng ta bi bô nói cười khiến cha mẹ vui sướng và âu yếm nhìn ta với nét mặt rạng rỡ, chúng ta đáp lại bằng những lời bi bô nói cười nhiều hơn nữa. Chúng ta thoả thích vui chơi, vô tư không sợ hãi, háo hức khám phá tìm tòi mọi thứ. Chẳng suy tính, phỏng đoán trước điều gì, chúng ta hồn nhiên sống trọn vẹn từng ngày, và sẵn sàng đón nhận ngày mai với nhiều điều ngạc nhiên mới mẻ.

Lớn lên, chúng ta bắt đầu nghĩ nhiều hơn về những nguồn cảm hứng trong cuộc sống, trong học tập, hay về những tiềm năng, thiên hướng của bản thân. Chúng ta học hỏi, rèn giũa kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn. Phía trước là chân trời mênh mông với vô vàn cơ hội. Và khi đó, chúng ta băn khoăn trăn trở rất nhiều về động cơ, mục đích những gì mình làm.

  • Để có hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho mọi người
  • Để nuôi sống bản thân và những người khác
  • Để quan tâm, chăm sóc mọi người
  • Để bảo vệ trái đất
  • Để tạo ra sự khác biệt.

Hầu hết chúng ta đều muốn có một cuộc sống tốt đẹp. Ước muốn này ở mỗi người có thể khác nhau và tựu chung vô cùng đa dạng: hoặc muốn quan tâm tới mọi người theo một cách nào đó, hoặc muốn mang lại hiểu biết và niềm vui cho mọi người; song chúng ta cũng có thể bị mắc kẹt trong những cạm bẫy của cuộc sống và mải mê theo đuổi các giá trị vật chất như nhà lầu, xe hơi. Dù thế nào đi nữa, sâu thẳm bên trong, vẫn có một động cơ khiến chúng ta hành động. Dù không dễ lý giải sự hiện diện của bản thân trên cõi đời, chúng ta vẫn biết mình ít nhiều có thể kiểm soát và định hướng cho cuộc đời mình.

Vậy tại sao chúng ta vẫn thấy cuộc sống không được như ý muốn? Điều gì ngăn trở chúng ta có được hạnh phúc? Chúng ta đổ lỗi cho người khác, cho rằng ngoại cảnh vượt tầm kiểm soát khiến ta không thể làm gì khác, hay viện dẫn những trách nhiệm cá nhân ràng buộc, chẳng hạn như ta không thể từ bỏ một công việc có thù lao tốt (để đảm bảo đời sống gia đình) để theo đuổi niềm mơ ước thực sự của mình (dù hàng ngày ta phải miễn cưỡng bước đến cơ quan một cách vô cảm).

Vì sao chúng ta cứ trì hoãn đủ thứ việc? Chúng ta có thể nhận ra một việc tốt cần làm nhưng cứ chần chừ, lần lữa để sau đó sống với những dày vò, tiếc nuối, cảm giác như chính ta đang mắc lỗi với bản thân. Khi đã “bắt nhịp” được với điều gì, ta thấy vui vẻ hứng khởi, hài lòng, tập trung và tràn đầy sinh lực. Dẫu thế, chúng ta cũng rất dễ để nguồn năng lượng của tâm đi nhầm hướng, thay vì hướng vào nội tâm nơi ta có thể làm chủ sự thay đổi, chúng ta lại thường chú tâm hướng hết năng lượng vào những điều không thể thay đổi ở bên ngoài.

Chúng ta cần luôn nhớ về động cơ hành động, việc làm của bản thân, để ta có thể kết nối với bản chất tự nhiên hay tự tính tâm của chính mình. Từ đó, ta sẽ được tiếp thêm sức mạnh và niềm cảm hứng cũng như thấu hiểu rằng dù không thể thay đổi ngoại cảnh song chúng ta lại có năng lực chuyển hóa nội tâm.

PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC

Có nhiều phương pháp giúp chúng ta rèn luyện tâm nhằm đạt được an bìnhhạnh phúc, sự tự tin và định hướng đúng đắn.

1. Quán niệm hơi thở hàng ngày
2. Thiền quán về Tri ân
3. Thiền quán về Vô thường
4. Thiền định về hồi quang phản chiếu
5. Thiền chỉ: tâm là chủ thể phóng chiếu
6. Tỉnh thức của cảm xúc
7. Buông xả
8. Trở về hiện tại
9. Nuôi dưỡng thân để trưởng dưỡng tâm

Để rèn luyện tâm, điều đầu tiên mà ta cần làm là kết nối với thân, đặc biệt là với hơi thởChú tâm vào hơi thở trong vài phút là phương pháp thư giãn hiệu quả tức thì đối trị tâm bất an. Ngay khi hơi thở được điều hòa ở một mức độ nhất định, tâm sẽ dần chuyển sang an tĩnh. Làm như vậy dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thay đổi hoàn toàn trạng thái từ tâm bất an chuyển sang tâm an lạc giống như là bấm nút “bật/tắt”. Chú tâm vào hơi thở cũng giúp ta trở về với thân và sống với giây phút hiện tại. Đó là cách dùng thân để hỗ trợ tâm an định rất hữu hiệu. Chúng ta có thể bắt đầu nương theo hơi thở để quán tưởng, khi hít vào, bạn quán tưởng những cảm xúc tích cực theo hơi thở đi vào trong tâm và cũng như thế khi thở ra, bạn quán tưởng những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực được hơi thở đẩy ra ngoài. Mỗi ngày chỉ cần thực hành Thiền định quán niệm Hơi thở vài phút, bạn sẽ sớm giảm được sự căng thẳng và tăng khả năng an định hơn.

Thiền quán về Tri ân và Thiền quán về Vô thường được thực hành đồng thời, đó là cách tuyệt vời để khởi đầu một ngày mới. Chỉ đơn giản là suy niệm về những gì bạn đang có, những con người đang hiện diện trong cuộc sống của bạn, tri ân và biết ơn tất cả sẽ là một phương pháp hữu hiệu nhất vì nó đem lại cho bạn rất nhiều điều tốt đẹp khác, như tâm yêu thương, rộng mở, nhiều cảm hứng, động cơ thiện lành và nhân ái hơn. Mặt khác, suy ngẫm về vô thường cũng là cách giúp chúng ta không bám chấp, tham đắm vào bất kỳ đối tượng nào. Điều này không có nghĩa chúng ta thiếu sự quan tâm chân thành sâu sắc mà bạn cần ý thức rằng quan tâm không có nghĩa là kiểm soát và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong cuộc sống. Những gì ta trân quý cũng có thể thay đổi. Bởi vậy, chúng ta không nên áp đặt bất cứ điều gì và cũng không nên trông chờ mọi thứ ta thích sẽ bất biến thường hằng để chiều lòng ta mãi mãi.

Tiếp đó, chúng ta quán chiếu về bản thân để nhìn sâu hơn vào trong tâm. Chúng ta nhìn nhận lại tính cáchthói quen cũng như cơ chế tâm lý, tình cảm của bản thân. Làm như vậy không phải để “bắt lỗi”, hay tìm ra những điểm bất mãn về bản thân mà là cách chúng ta trưởng dưỡng năng lực quán chiếu nội tâm để thực sự hiểu và chấp nhận chính mình, nhờ đó bạn có thể thực sự sống hài hoà với một thái độ hết sức tích cực.

Một nội dung nữa mà bạn có thể thực hành quán chiếu là việc học cách tư duy và đặt câu hỏi về những nhãn mác được chúng ta xây dựng và củng cố từ rất lâu – những nhãn mác này dần hạn chế tầm nhìn của chúng ta, khiến tâm ta gò bó và căng thẳngChúng ta tìm cách phá vỡ hay thay đổi những quan kiến, lối suy nghĩ cố định của mình về bản thân và mọi người. Làm như vậy sẽ giúp tâm rộng mở, khoáng đạt hơn, đồng thời giúp bạn phát triển những phẩm tính tích cực như kiên nhẫnbao dung và mềm dẻo, tất cả đều là những khía cạnh căn bản của tâm an lạctự tại. Ngay khi tìm cách thay đổi lối suy nghĩ và nhìn nhận thông thường, bạn cũng đồng thời khám phá những cảm nhận của bản thânquán chiếu về những xúc tình phát khởi trong tâm, và từ đó rút ra những bài học cho chính mình.

Tất cả những phương pháp rèn luyện tâm sẽ giúp chúng ta giải phóng khỏi suy nghĩ vẩn vơvọng tưởng khiến chúng ta luôn lo âubất mãn và tự ti về mình. Tâm bất an luôn câu thúc bạn với vô vàn suy nghĩ và giả định khiến bạn bị lấn lướt và trở nên rối bời. Những suy tư vọng tưởng rối ren làm bạn liên tục bị phân tâm và không thể hoàn thành nhiều việc trong một ngày. Trong bạn không còn chỗ cho sự tập trung, điều đó khiến tinh thần trở nên hết sức mệt mỏi. Những dằn vặt hay nuối tiếc về quá khứ che mờ khoảnh khắc hiện tại ngay ở đây và lúc này. Cũng có thể bạn chỉ cần buông bỏ những định kiến và tiêu chuẩn cứng nhắc mà bạn luôn bám chấp về bản thân và mọi ngườiChúng ta cần sống một cách tự nhiên, biết trân trọng lẫn nhau và đồng thời ít trói buộc hơn. Nếu biết buông xả, để mọi thứ diễn ra tự nhiên, cuộc sống sẽ trở thành một hành trình đầy bất ngờ thú vị.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ ĐAU VÀ BẤT AN – HH GYALWA DOKHAMPA

Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ