NẾU MỘT THẤT BẠI KHÔNG MANG TỚI CẢM GIÁC ĐAU ĐỚN, KHÓ CHỊU GÌ, NÓ SẼ BỊ LỜ ĐI

JAMES CLEAR

Trích: Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon Hiệu Quả Bất Ngờ; dịch giả: Vũ Phi Yên- Trần Quỳnh Như dịch; NXB Thế Giới, Cty sách Phương Nam

Sau thời gian phục vụ trong quân ngũ với vai trò là một phi công trong Thế Chiến Thứ II, Roger Fisher theo học tại Đại học Luật Harvard và suốt 34 năm ông là chuyên gia trong lĩnh vực thương thuyết và giải quyết xung đột. Ông đã sáng lập nên dự án Harvard Negotiaton Project và làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo cuả các quốc gia và thế giới về các giải pháp hòa bình, khủng hoảng con tin, và hiệp ước ngoại giao. Nhưng vào những năm 1970 và 1980, khi hiểm họa chiến tranh hạt nhân leo thang, những gì mà Fisher đã làm được có lẽ là ý tưởng hấp dẫn nhất của ông.

Vào thời gian đó, Fisher tập trung vào thiết kế ra những chiến lược có thể ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, và ông cũng lưu ý tới tới một vấn đề thực tế. Bất kỳ vị tổng thống đương nhiệm nào cũng có thể tiếp cận mã phóng có thể giết chết hàng triệu người nhưng ông ta lại không bao giờ thực sự nhìn thấy ai thiệt mạng cả bởi vì ông ta luôn luôn ở cách xa hàng nghìn dặm.Ông đã viết vào năm 1981, “Tôi có một gợi ý hết sức đơn giản”. “Hãy đặt những mã phóng hạt nhân vào trong những viên nang nhỏ, và sau đó cấy những viên nang này kề ngay tim của một người tình nguyện.

Người tình nguyện này sẽ mang bên mình con dao cắt bơ to và nặng khi người này đồng hành cùng với tổng thống. Bất cứ khi nào tổng thống muốn phóng vũ khí hạt nhân, cách duy nhất người đó có thể làm là làm hại người của mình trước tiên, bằng chính đôi bàn tay của mình, giết một con người bằng xương bằng thịt. Ngài tổng thống nói, ‘George, tôi xin lỗi nhưng mười triệu con người phải chết”. Ngài ấy phải nhìn vào một con người và nhận ra rằng cái chết là gì – một cái chết vô tội là gì. Máu nhuộm lên tấm rèm của Nhà Trắng. Đây là cách để nhận ra hiện thực.Khi tôi đưa ra ý kiến này với những người bạn làm việc tại Lầu Năm Góc, họ đã nói rằng: “Trời ơi, việc đó thật kinh khủng. Phải giết một ai đó sẽ làm méo mó quyết định của tổng thống. Có lẽ ngài ấy sẽ không bao giờ bấm nút đó”.

Xuyên suốt chương viết về Qui luật số 4 trong thay đổi hành vi chúng ta đã nói về tầm quan trọng của việc khiến những thói quen tốt mang tính thỏa mãn tức thời. Lời gợi ý của Fisher là bản đảo ngược của Qui luật số 4: Khiến việc đó mang tính không thoải mái ngay lập tức. Chúng ta thường có xu hướng lặp lại một trải nghiệm mang lại cảm giác thỏa mãn, dễ chịu khi kết thúc, chúng ta cũng có xu hướng lảng tránh bớt những trải nghiệm mang lại cảm giác tổn thương khó chịu khi kết thúc. Nỗi đau là một người thầy hiệu quả. Nếu một thất bại mang tới cảm giác tổn thương, nó sẽ được chữa lành.

Nếu một thất bại không mang tới cảm giác đau đớn, khó chịu gì, nó sẽ bị lờ đi. Sai lầm phải trả giá càng sớm và càng nhiều, bạn học từ sai lầm đó càng nhanh. Mối đe dọa của những lời nhận xét tồi tệ bắt buộc một thợ ống nước phải làm tốt công việc của mình. Khả năng một khách hàng không bao giờ quay trở lại khiến các nhà hàng phải phục vụ những món ăn ngon. Cái giá phải trả cho việc cắt nhầm mạch máu dẫn tới sự ra đời của chuyên khoa giải phẫu người và phẫu thuật rất thận trọng.

Khi phải trả giá nặng nề, con người học rất nhanh. Nỗi đau đến càng nhanh thì hành động đó càng ít khả năng được thực hiện. Nếu bạn muốn ngăn chặn thói quen xấu và loại bỏ những hành vi không lành mạnh, vậy thì hãy gán một cái giá phải trả ngay tức thì cho hành vi đó, đây là cách rất hay để loại bỏ những khả năng. Chúng ta lặp lại những thói quen xấu bởi vì chúng đem lại cho ta lợi ích ở một số mặt, và việc này khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc từ bỏ chúng. Cách tốt nhất tôi biết để khắc phục được việc này là tăng tốc của sự trừng phạt gắn liền với hành vi đó. Không có khoảng cách, hậu quả đến ngay sau hành động. Ngay khi hành động nhận lãnh một hậu quả ngay tức thì, hành động đó bắt đầu thay đổi.

Khách hàng chi trả hóa đơn đúng hạn khi họ bị tính phí trả chậm. Sinh viên đến lớp đủ khi điểm chuyên cần tính vào điểm số. Chúng ta sẽ nhảy qua rất nhiều hố nhằm tránh những nỗi đau tức thời.Đương nhiên là cũng có giới hạn cho việc này. Nếu như bạn lệ thuộc vào việc trừng phạt để thay đổi hành vi, thì tiếp theo sức mạnh của sự trừng phạt phải cân xứng với sức mạnh của hành động mà nó đang cố gắng sửa đổi. Để làm việc có hiệu quả, cái giá của sự trì hoãn phải lớn hơn cái giá của việc hành động.

Để khỏe mạnh, cái giá của sự lười biếng phải lớn hơn cái giá của việc tập luyện. Bị phạt khi hút thuốc trong nhà hàng hoặc thất bại trong việc tái chế mang tới những hậu quả cho việc làm đó. Hành vi chỉ biến chuyển nếu sự trừng phạt gây ra đủ tổn thương và có tính thúc ép chắc chắn.Nói chung, hậu quả càng cục bộ, rõ ràng, chắc chắn, và tức thời, thì nó càng có khả năng tác động tới hành vi cá nhân. Hậu quả càng chung chung, không rõ ràng, mơ hồ, và đến sau, thì nó càng ít có khả năng tác động lên hành vi cá nhân.May mắn là có một cách dễ dàng để thêm những hậu quả tức thời vào bất kỳ thói quen xấu nào: tạo ra một hợp đồng thói quen.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TIẾN TRÌNH HAI BƯỚC ĐỂ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH CỦA BẠN
  2. TÍNH TRÁCH NHIỆM CỦA HỢP ĐỒNG THÓI QUEN
  3. CÁCH GIỮ TẬP TRUNG KHI BẠN BẮT ĐẦU CHÁN MỤC TIÊU CỦA MÌNH

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP