DƯ HẠO - TRỊNH LÊ NHẬM CHI ĐƯỜNG
Trước đây khi nói đến chương trình học Đông y, cụ thể là âm dương ngũ hành, làm thế nào để hệ thống hóa những thứ trừu tượng trở nên dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn, thật sự vô cùng quan trọng. Cũng giống như việc chúng ta đã biết từ Bắc Kinh đến Thiểm Tây là đi về hướng Tây, nhưng chỉ như thế là chưa đủ, còn phải biết con đường đến đó phải đi qua những tỉnh nào, thành phố nào thì mới thuận lợi đến được Thiểm Tây.
Đồng thời, chỉ khi hiểu được nội hàm âm dương thì chặng đường học tập của chúng ta mới có thể thực sự được coi là bắt đầu.
I. Tầm quan trọng của âm dương
Trong Tố Vấn – Âm dương ứng tượng đại luận có viết:
“Hoàng đế viết: Âm dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi kỷ cương, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy, thần minh chi phủ dã, trị bệnh tất cầu kỳ bản.”
Đạo trong trời đất, chính là quy luật của vạn vật, là nguồn gốc của sự thay đổi, là bản chất của sinh tử, nơi trú ngụ của thần minh, người xưa đã mang tầm quan trọng của âm dương đưa đến vị trí cao như vậy, để thấy rằng hiểu biết về âm dương đối với học Đông y và dưỡng sinh quan trọng đến mức nào. Ở đây nhấn mạnh tầm quan trọng của âm dương, đồng thời cũng khuyên răn thế hệ sau, học y thuật buộc phải bắt đầu từ âm dương, trị bệnh mới có thể “tất cầu kỳ bản”, không hiểu được âm dương, sẽ giống như thầy bói xem voi vậy, sẽ không thể từ tổng thể mà hiểu toàn bộ cơ thể, nhận biết được bệnh.
Trịnh Khâm An, người sáng lập “Hỏa thần phải”, có nền tảng học thuật thâm sâu, về lý luận ông đều dựa trên nền tảng của Nội kinh, còn trong lâm sàng thì ông tuân theo nguyên tắc điều trị của Trương Trọng Cảnh. Theo Nội kinh chú trọng “làm sáng tỏ lý luận âm dương”, theo Trương Trọng Cảnh thì nhấn mạnh “công phu toàn bộ đều được tính toán trên âm dương”, do vậy chân truyền của Trịnh Khâm An chính là “nhận chứng chỉ phân âm dương”, “Sự biến hóa khôn lường của bệnh lý, chỉ xem xét trên một phương diện thì không thể tường tận ngọn ngành, vạn biến vạn hóa, đều không ngoài âm dương lưỡng pháp.”
Vậy âm dương là gì, tại sao nó lại quan trọng như thế? Chúng ta cùng xem mô tả trong Nội kinh.
II. Tính phổ biến của âm dương
“Tích dương vi thiên, tích âm vi địa, âm tĩnh dương táo, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng. Dương hóa khí, âm thành hình. Hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn, hàn khí sinh trọc, nhiệt khí sinh thanh. Thanh khí tại hạ, tắc sinh sôn tiết; trọc khí tại thượng, tắc sinh di trưởng, thử âm dương phản tác, bệnh chi nghịch từ dã.”
Đoạn trên có thể giải thích như sau: dương khi tập hợp thượng thăng lên trời, âm khí tập hợp hạ giáng xuống đất, đặc tính của âm là tĩnh, đặc tính của dương là động. Dương khí chi phối sinh phát, âm khí chi phối trưởng dưỡng, dương khí chỉ phổi tác sát, âm khí chi phối bế tàng, hóa khí thượng thăng là dương, hóa vật thành hình là âm. Hàn tả đạt đến cực hạn sẽ chuyển thành nhiệt, nhiệt tà đạt cực hạn sẽ chuyển thành hàn; hàn tà trong cơ thể sẽ hóa sinh ra trọc tà, nhiệt tà trong cơ thể có thể hóa sinh ra thanh khí, thanh khi thuộc dương vốn nên thăng lên thượng tiêu, nếu tích trệ ở hạ tiêu thì sẽ sinh ra sôn tiết; trọc khí vốn nên hạ giáng xuống hạ tiêu, nếu xâm chiếm thượng tiêu, thì sẽ xuất hiện sưng phù vùng đầu mặt vv. Đây đều là những mô tả cụ thể của cổ nhân được tiến hành bắt đầu từ trời đất, từ đặc tính và chuyển đổi của âm dương, từ âm dương trong trời đất, chúng ta có thể nhìn thấy âm dương trong cơ thể mình. Từ đặc tính “động và tĩnh”, “thăng và giáng”, “sinh và trưởng”, “sát và tàng”, “hóa khí và thành hình” của âm dương trong giới tự nhiên, diễn giải ra “hàn và nhiệt”, “sinh thanh và sinh trọc” của âm dương trong cơ thể đến sự đảo lộn của âm dương dẫn đến hình thành bệnh v.v.
Đọc được những điều văn này trong Nội kinh, chúng ta nên nghĩ đến điều gì tiếp theo?
Từ câu trên chúng ta nhìn ra được “thiên”, “địa”, “nhân” đều nằm trong âm dương, nghĩ đến sinh lão bệnh tử trong vạn vật đều không tách rời sự biến hóa của âm dương! Để hiểu được càng rõ hơn âm dương trong cơ thể, từ góc độ của âm dương chúng ta quan sát cơ thể:
“Phu ngôn nhân chi Âm dương, tắc ngoại vi dương, nội vi âm. Ngôn nhân thân chi Âm dương, tắc bối vi dương, phúc vi âm. Ngôn nhân thân tạng phủ trung Âm dương, tắc tạng vi âm, phủ vi dương.”
Từ góc độ âm dương để thảo luận về cơ thể, thì phần bên ngoài cơ thể là dương, phần bên trong cơ thể là âm; phần lưng cơ thể là dương, phần ngực bụng là âm. Phần trên cơ thể là dương, đầu là nơi hội tụ của dương khí, dương khí toàn bộ cơ thể đều thượng thăng tập trung ở vùng đầu, vì thế đầu cũng được gọi là “thanh không chi phủ”, thanh dương trong cơ thể đi lên, xuất ra ở thượng khiếu v.v. Phần dưới cơ thể là âm, âm khí hạ trầm, trọc âm hạ giáng, đại tiểu tiện xuất hạ khiếu v.v.
Đởm, tiểu trường, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu là lục phủ. Lục phủ thường tả mà không tàng, thực mà không mãn. Lục phủ là dương, chủ động, cho nên tác dụng của lục phủ là thông, chuyển hóa vật chất chứ không tàng v.v.
Nếu như lục phủ không thông, mà lại tàng, thì sẽ sinh ra bệnh. Ví dụ như đởm trấp (tức dịch mật) uất tích hình thành sỏi túi mật; tiểu trường không thông hình thành chứng tắc ruột; thức ăn trong dạ dày đình trệ lại sẽ gây nên chứng tích thực (khó tiêu); đại trường không thông sướng hình thành táo bón; bàng quang không thông sướng hình thành nên lâm chứng (tiểu rắt); tam tiêu không thông dẫn đến thủy dịch nội đình, hình thành phù nước v.v.
Can, tâm, tỳ, phế, thận là ngũ tạng. Ngũ tạng tàng chứ không tả, mãn mà không thực. Ngũ tạng là âm, chủ tĩnh, công năng là dùng để tàng, cố tàng tinh khí mà không tả, mãn mà không thực. Nếu ngũ tạng không tàng được, cũng sẽ sinh bệnh v.v.
Khí trong cơ thể là dương, huyết là âm. Khí có thể thúc đẩy huyết dịch toàn thân vận hành, tư dưỡng ngũ tạng lục phủ v.v. Xét góc độ, từ lớn đến toàn bộ cơ thể, từ nhỏ đến ngũ tạng, lục phủ, nhỏ hơn nữa là kinh lạc, huyết mạch, không nơi nào không hàm chứa lý luận của âm dương v.v.
Tính phổ biến của âm dương luôn nhắc nhở chúng ta, chữa bệnh buộc phải tìm về bản chất, chữa bệnh nhất định phải phân âm dương!
III. Vận dụng biện chứng âm dương trong lâm sàng
Kinh thư có nói: “Phàm âm dương chi yếu, dương mật nãi có lưỡng giả bất hòa, nhã xuân vô thu, nhã đông vô hạ, nhân nhi hòa chi, thị vi thánh độ. Cố dương cường bất năng mật, âm khí nổi tuyệt, âm bình dương mật, tinh thần nãi trị, âm dương li quyết, tinh khí nãi tuyệt.”
“Âm dương chi yếu, dương mật nãi cố”, nghĩa là điều quan trọng nhất của âm dương là ở sự bảo vệ chặt chẽ của dương khí ở bên ngoài. Mặc dù chỉ vài từ, nhưng lại nói ra được thiên cơ, ngụ ý lại vô cùng sâu xa. Khi trị liệu bệnh trên lâm sàng, mục đích của điều trị chính là “nhân nhi hòa chỉ”, tức điều hòa âm dương, đạt đến trạng thái “Âm bình dương mật” (âm dương cân bằng), thì sẽ không xảy ra vấn đề âm dương ly quyết. Lập luận về âm dương trong Nội kinh, có thể cho chúng ta rất nhiều gợi ý, đưa lại nhiều sự sáng tạo, mở rộng tư duy trong điều trị lâm sàng. Ví dụ: “âm tĩnh dương táo”, câu này trên lâm sàng mang ý nghĩa chỉ đạo rất nhiều, nhìn bên ngoài thì chính là nói dương động mà âm tĩnh, thực tế nó phản ánh đặc tính phổ biến của âm dương, khi dương khí cường thịnh, sự vật sẽ ở trạng thái táo động, mà khi âm khí quá cường thịnh, sự vật sẽ ở trạng thái an tĩnh.
Bởi có được cân bằng âm dương, thì mới có được cân bằng động và tĩnh, sinh mệnh mới có sinh lực mà cũng không đến mức quá xáo động. Trên lâm sàng, khi chúng ta nhìn thấy những đứa trẻ hiếu động, chúng ta nên nghĩ đến “dương táo”, dương khí của trẻ thường rất dồi dào, nếu uất tích không thông thì sẽ hóa hỏa, xuất hiện nội nhiệt quá nặng, táo động bất an; còn khi ta nhìn thấy đứa trẻ không thích hoạt động, quá trầm lắng, thì chúng ta nên nghĩ đến “âm tĩnh”, cơ thể đứa trẻ dương khí không đủ, âm khí quá thịnh. “Âm tĩnh dương táo” phản ánh đặc tính của âm dương, nhưng nếu âm dương mất cân bằng quả nghiêm trọng, đã xuất hiện “trọng âm”, “trọng dương”, thì đây là tình trạng như thế nào?
“Trọng dương tất cuồng”, “trọng âm tất điên”. Đây chính là kết cục sau khi mất cân bằng âm dương, lại nặng thêm một bậc nữa. Điều trị “chứng cuồng” quan trọng là tiết tả được phần dương đang cường thịnh, nâng cao phần âm đang bị tổn hại. Điều trị “chứng điên”, thì cần phải nâng phần dương đang bị khuy hư, tiết tả phần âm đang bị uất tích.
Lại xem nguyên văn trong Nội kinh: “Âm bất thắng kỳ dương, tắc mạch lưu bạc bệnh, bĩnh nãi cuồng”, như vậy sẽ hiểu biết rõ ràng hơn về điên cuồng. Cho nên Nội kinh có nói: “Thiện chẩn giả, sát sắc ăn mạch, tiên biệt Âm dương; thẩm thanh trọc, nhi tri bộ phận; thị suyễn tức, thỉnh thanh âm, nhi tri sở khổ; quan quyền hành quy củ, mà tri bệnh sở chủ; án xích thốn quan phủ trần hoạt sáp, nhi tri bệnh sở sinh. Dĩ trị vô quá, dĩ chẩn tắc bất thất hĩ.”
Tính chỉ đạo, định hướng của từng câu từng chữ ở đây có thể gọi là châu ngọc, chỉ có người làm lâm sàng lâu năm, lật đi lật lại Nội kinh mới có thể lĩnh hội sâu sắc vì sao Nội kinh lại dùng phần lớn các chương để nói về âm dương. Trong các chương sau, chúng ta sẽ kết hợp với lâm sàng, học kĩ hơn về âm dương.
Lời khuyên cho hành trình: Thông qua đọc chương này, bạn đã ý thức được tầm quan trọng của âm dương chưa? Nếu muốn đi sâu vào hiểu rõ âm dương, bạn có thể đọc đi đọc lại chương ba đến chương bảy trong Nội kinh sẽ từ từ lĩnh ngộ được tầm quan trọng của âm dương. Sau khi đọc xong Nội kinh, bạn có thể đọc thêm cuốn Y lý chân truyền, để xem một bậc đại sư làm thế nào thông qua biện chứng âm dương để hiểu được cơ chế bệnh.