CON ĐƯỜNG CỦA SỰ HÀI LÒNG

VENERABLE THUBTEN CHODRON

Trích: Lòng Rộng Mở, tâm Trong Sáng (Sự thực hành Phật giáo trong cuộc sống hàng ngày); Người dịch: Ban dịch thuật Thiện Tri Thức; NXB Thiện Tri Thức, 2009

 

Sự quan tâm thành thật đến người khác, mong muốn đem đến cho họ hạnh phúc và làm cho họ tránh thoát khỏi khổ đau có thể trở thành một động cơ rất mạnh mẽ trong cuộc đời chúng ta.

Thượng tọa Thubten Chodron là một vị ni Hoa Kỳ đã xuất gia từ hơn hai mươi năm trong truyền thống Gelug của Phật Giáo Tây Tạng. Bà cũng là một thầy dạy lâu nhất của F.P.M.T (Hội Giữ Gìn Truyền Thống Đại Thừa). Sáng lập bởi hai vị thầy quan trọng, Lama Thubten Ye’she’ và Lama Thubten Zopa Rinpoche. Hội này – mà trái tim nằm ở Kopan, Nepal – ngày nay đã có hơn tám mươi tu viện và trung tâm thực hành trên thế giới.

Bằng thẩm quyền và sự trong sáng của mình, Thubten Chodron là một thầy dạy pháp rất được yêu chuộng ở Tây phương cũng như Đông phương. Bà cũng trải qua một thời gian ở Pháp trong một tu viện quốc tế.

Hiện giờ bà trú ngụ ở Hoa Kỳ, nơi bà dạy triết học, tâm lý học và thiền định Phật giáo ở trung tâm thực hành mà bà đã phát khởi ở Seatle, “Hội Bạn Pháp”, và từ đó bà tiếp tục cho xứ Bắc Mỹ và thế giới những cuộc tu hành nhập thất và những buổi giảng thuyết.

???

Tham luyến là căn cứ của sự không toại nguyện. Thật vậy, bất kể tài sản của chúng ta nhiều bao nhiêu, luôn luôn chúng ta phải muốn có thêm. Xã hội chúng ta khai thác sự tham lam và không toại nguyện: người ta nói với chúng ta rằng áo quần mùa trước đã lỗi thời, rằng máy móc chúng ta đang dùng là chưa đạt đến tiêu chuẩn mới… Nhưng có phải khi chúng ta luôn luôn nghĩ đến chuyện mua sắm thêm, khi đó chúng ta đang sống trong bất an thường trực.

Ngược lại, khi nói rằng: “Như vậy là đủ cho tôi rồi”, chúng ta thư thả hơn. Điều đó không có nghĩa là chẳng hề mua cái gì cả hay xã hội phải đừng tiến bộ về kỹ thuật nữa. Nhưng khi mua sắm cái gì cần thiết hay không làm việc đó, người ta có một tâm thức bình an bởi vì người ta bằng lòng với cái người ta đang có. Đức Phật đã nói:

Nếu anh muốn niềm vui

Hãy từ bỏ hoàn toàn mọi bám luyến

Khi từ bỏ hoàn toàn mọi bám luyến

Niềm an vui sẽ nhân rộng khắp nơi

Chừng nào anh còn ở trong tham luyến

Anh sẽ không tìm thấy thỏa mãn

Người nào dùng trí huệ nuốt chửng tham luyến

Người ấy sẽ đạt đến sự hài lòng tối hậu

Thoát khỏi mọi bám giữ, chiếm lấy, chúng ta có thể tiếp tục phát triển kinh tế và kỹ thuật cho sự lợi ích của tất cả. Chúng ta phát triển để bình an, hòa bình càng lớn hơn chứ không phải để xung đột, chiến tranh càng có dịp bộc phát.

Một người thấy trong danh từ “từ bỏ, tách khỏi” một ý nghĩ tiêu cực, như cái gì khổ hạnh, ác cảm hay vô cảm. Sự tách lìa trong Phật giáo chẳng có nghĩa gì như vậy. Danh từ đó để chỉ một trạng thái tâm thức quân bình khi người ta không bám trụ vào những sự vật, điều này cho chúng ta sự tự do để tập trung vào cái gì xứng đáng nhọc công hơn. Chính là sự tự do với tham luyến mà chúng ta hưởng thụ thật sự những đồ vật.

Chiến thắng sự tham luyến không có nghĩa là tước bỏ hết mọi động cơ và trở nên lãnh đạm. Mới nghe thì người ta tưởng như vậy, chỉ vì chúng ta đã quá quen với bám luyến. Thật ra có một số thái độ tích cực có thể làm động cơ cho chúng ta. Sự quan tâm thành thật đến người khác, mong muốn đem đến cho họ hạnh phúc và làm cho họ tránh thoát khỏi khổ đau có thể trở thành một động cơ rất mạnh mẽ trong cuộc đời chúng ta. Thế nên, khi tránh thoát tham luyến, chúng ta mở cánh cửa cho một tiếp thông đích thực với người khác, cho tình thương và lòng bi.

???

Bình luận

[…] CON ĐƯỜNG CỦA SỰ HÀI LÒNG […]


Bài viết khác của tác giả

  1. MỘT CÁI NHÌN RÕ RÀNG VỀ CHÍNH MÌNH: NHỮNG ĐỐI TRỊ VỚI SỰ KIÊU MẠN
  2. PHẬT PHÁP VÀ GIA ĐÌNH
  3. CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT VÀ SỰ LAN TỎA CỦA PHẬT GIÁO

Bài viết mới

  1. SỰ KHIÊM TỐN THUYẾT PHỤC
  2. TU TẬP THIỀN BẰNG CÁCH QUÁN TÂM TRONG TĨNH LẶNG
  3. TRAO MỘT LỜI KHEN