BỔN PHẬN

GURU DEV SRI SRI RAVI SHANKAR

Trích: Ngợi Ca Tình Yêu Thương; Bill Hayden và Anne Elixhauser biên tập; Người dịch: Thảo Trần; NXB Hà Nội; Công ty sách Thái Hà, 2022

Cảm giác thuộc về có thể mang đến hàng loạt hành vi tiêu cực: đòi hỏi, ghen tỵ, thiếu sáng suốt và vô ơn. Hãy nhìn vào cuộc sống của bạn! Bạn thường tử tế hơn với người xa lạ, thấy biết ơn hơn và dành cho họ nhiều sự quan tâm hơn những người mà bạn nghĩ là “thuộc về” mình. Cảm giác thuộc về làm giảm lòng biết ơn và sự sáng suốt, và làm tăng những đòi hỏi gây tổn hại đến tình yêu thương. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất trong các mối quan hệ. Mỗi ý thức thuộc về lại gắn với cảm giác vô tâm và thờ ơ. 

Sự thuộc về có thể khiến bạn vô cảm và buồn tẻ, và nó có thể làm mất đi mọi hấp dẫn trong cuộc sống. Dù sao đi nữa, ai thuộc về ai trong thế giới này chứ? Bạn là một người lạ ở đây và mọi người là một người xa lạ đối với bạn. Phúc cho những ai cảm thấy mình là người xa lạ. 

Bạn cảm thấy có nhiều bổn phận đối với một người lạ hơn là với một người mà bản thân thấy gần gũi. Bốn phận giúp bạn kiểm soát cái tôi của mình, khiến bạn khiêm nhường hơn. Không có phương thuốc nào cho cái tôi tốt hơn là sự khiêm nhường, và sự khiêm nhường là khởi đầu của những phẩm chất tốt đẹp.

Con người thường ngần ngại với bổn phận. Họ không nhận ra bản thân luôn luôn có bổn phận, dù là giao hay nhận. Người lười nhác nghĩ rằng họ có nghĩa vụ chỉ với những gì mình nhận. Người thông tuệ biết rằng ngay cả khi giao bổn phận là họ đang thực hiện nghĩa vụ, bởi người khác đã chấp nhận những gì họ giao phó. Do đó dù là giao hay nhận, bạn vẫn bị ràng buộc bởi bổn phận. Và nếu ai đó không giao hay nhận, những người đó vẫn có nghĩa vụ bởi họ đang giải thoát bạn khỏi những bốn phận hữu hình thậm chí bạn có nghĩa vụ với những người không bắt bạn phải có nghĩa vụ. 

Cuộc sống và cả chính bạn liên tục tự làm mới bằng việc trở thành một người lạ trong thế giới cũ kỹ và quen thuộc này. Bạn chỉ đơn thuần có các bổn phận và hoàn toàn là một người lạ tại mỗi giây phút trong cuộc đời này. 

Sao Paulo, Brazil 

Ngày 25/04/2001

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. THẢM HỌA THIÊN NHIÊN
  2. LÒNG TỰ TRỌNG VÀ CÁI TÔI
  3. TÔN TRỌNG

Bài viết mới

  1. AI CŨNG MUỐN NÓI VỀ BẢN THÂN MÌNH
  2. TÔI NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TÔI – HT. THÍCH THÁNH NGHIÊM
  3. KORA – ĐI TRONG ÂN SỦNG