CẢM XÚC, BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA TÂM TRÍ

CAROLE BERGER

Trích: HO’OPONOPNO - Sống Như Người Hawaii: Chấp Nhận, Biết Ơn Và Tha Thứ; Hoàng Lan dịch; NXB Công Thương.

Hằng ngày, chúng ta trải qua hàng trăm cảm xúc. Dù lớn hay nhỏ, chúng cũng âm thầm biến đổi cấu trúc hóa học của cơ thể, điều này thường gây ra suy kiệt và căng thẳng khó kiểm soát.

Vào những năm 1970, nhà dược học người Mỹ, tiến sĩ Candace Pert đã tiến hành một số nghiên cứu mà sau đó đưa đến vài kết luận hết sức đáng kinh ngạc khi chúng ta có một ý nghĩ hoặc trải qua một cảm xúc, các neuropeptide sẽ bắt đầu luân chuyển thông tin này tới cơ thể và truyền đạt các cảm xúc liên quan đến những ý nghĩ này tới các tế bào. Nhờ đó, các ý nghĩ và cảm xúc được truyền tới các tế bào và được biến đổi thành các cảm giác của cơ thể vật lý. Khi những ý nghĩ và cảm xúc này là dễ chịu thì mọi sự đều ổn thỏa. Nhưng trong trường hợp ngược lại, chúng sẽ “gây căng thẳng” cho cơ thể và tâm trí, tạo ra các tác động thực sự đối với sức khỏe, tuổi thọ và tâm trạng.

Điều này rất dễ nhận biết: khi bạn vui vẻ, cơ thể bạn trở nên nhẹ nhõm và khuôn mặt bạn ngời sáng với nụ cười trên môi. Khi bạn giận dữ, trái tim bạn như muốn vỡ tung ra. Khi bạn sợ hãi thì nó siết chặt lại. Mọi cảm xúc đều gây ra một tác động đối với cơ thể, và những suy nghĩ của chúng ta thường kích hoạt các cảm xúc lớn nhỏ mà không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra. Thách thức ở đây là phải nhận thức được ảnh hướng mà các cảm xúc gây ra đối với sự an lạc của tâm hồn cũng như đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC BẰNG NỤ CƯỜI
  2. CẢM XÚC VÀ CÁC CƠ QUAN TƯƠNG ỨNG

Bài viết khác của tác giả

  1. NĂNG LƯỢNG MẠNH MẼ CỦA LÒNG BIẾT ƠN
  2. ĐI THEO DẪN DẮT CỦA TRỰC GIÁC VÀ CẢM HỨNG
  3. GỠ BỎ NHỮNG “NÚT THẮT” CHÍNH

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP