CÓ MỘT ĐAM MÊ ĐỜI SỐNG

ĐẠO NGUYÊN

Trích: “Bạn Nấu Ăn Cuộc Đời Bạn Như Thế Nào? Từ Thiền nấu bếp đến Giác ngộ. Giáo Huấn Điển Tọa - Thiền sư Đạo Nguyên Bình giảng Kōshō Uchiyama Rōshi Dịch sang Tiếng Anh: Thomas Wright Việt dịch: Ban Dịch Thuật Thiện Tri Thức Nhà Xuất Bản: Thiện Tri Thức – 2021

—☘️?☘️—

Sawaki Roshi thường nói: “Trong trường phái Theravada bất kỳ hành vi nào được cho phép thì phải có động cơ tốt. Tuy nhiên, trong Đại thừa, nếu kết quả là xấu, thì không có sự cho phép cho hành vi mặc dù những ý định là tốt. Bởi vì sự thực hành bao gồm mọi sự trong Đại thừa phải tốt, nên không có chỗ cho sự cẩu thả”. Sự khác biệt giữa Theravada và Đại thừa, là trong Đại thừa, thực tại đời sống là điều cốt yếu nhất.

Trong Giáo Huấn Điển Tọa chúng ta thấy những đoạn sau đây: “Chớ đãng trí trong những hoạt động của ông, chớ đắm vào một phương diện của một sự việc khiến ông không thấy những phương diện khác… Những học trò tương lai phải có thể thấy mặt kia từ mặt này cũng như thấy mặt này từ mặt kia. Thực hành với nỗ lực mạnh mẽ, sử dụng tất cả trí thông minh của ông, ông có thể nắm hiểu Thiền đích thực, vượt khỏi bề mặt những chữ. Làm khác đi sẽ chỉ có kết quả là bị dẫn đi bởi thứ Thiền hư hỏng nhiều kiểu, nó sẽ khiến ông không thể sửa soạn những bữa ăn một cách khéo léo cho đại chúng”.

Rất nhiều những thí dụ thịnh hành về sự cống hiến một bề, chỉ khiến mất đi cái thấy toàn thể đời sống. Thứ nhất, có khoa học hiện đại như là thuốc chữa tất cả cho mọi vấn đề rắc rối của chúng ta. Rồi sự cuồng tín của cái được gọi là “những tôn giáo mới” (một hiện tượng sau Thế chiến thứ Hai ở Nhật) và cuối cùng, có sự bạo động phát sanh bởi những phong trào sinh viên vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 ở Nhật.
Tôi nhận thấy rằng một yếu tố góp phần vào vấn đề này là thế hệ trẻ ngày nay đã được nuôi dạy với loại giáo dục thi trắc nghiệm, với ít nhấn mạnh và sự phát triển những năng lực suy nghĩ, trực giác và sáng tạo. Những sự vật được bày ra theo trắng và đen. Có ít cảm hứng để ngồi xuống, chứng minh và bàn luận những vấn đề, cùng với rất ít mong muốn nâng cấp trình độ trí huệ của mình. Không may, sự ép buộc của chủ nghĩa cuồng tín này lên những người khác chỉ có vẻ lớn thêm. Tâm của người trẻ trở nên giống như vậy đã thành già cỗi trong nghĩa họ khô cứng với những ý tưởng của những người khác.

Điều căn bản là bạn đặt năng lực của bạn vào toàn thể đời sống, trước khi bạn bị kéo đi bởi một phương diện riêng lẻ hay một quan điểm về một hoàn cảnh.
Trong một cuốn sách của Godo Nakanishi có một câu chuyện về con chim ấp trứng. Khi chim cái ấp trứng, có lúc nó đứng dậy, xoay trứng bằng mỏ, rồi lại ngồi xuống. Những cái trứng sẽ không nở đều nếu nó chỉ ấp một mặt và bỏ mặt kia lạnh. Nhưng có vẻ nó không xoay trứng vì ý thức đã đến lúc. Thật ra nó làm thế vì bụng nó rất nóng và xoay trứng nó có thể làm mát bụng của nó bằng mặt mát của trứng.

Sự đam mê đời sống của chúng ta cũng làm theo cách như vậy. Khi đam mê của bạn ôm lấy toàn bộ đời sống, bạn tự nhiên tìm xung quanh để thấy cái gì là mát lạnh và cần chăm sóc. Cảm giác đam mê này sanh khởi tự nhiên là hoạt động hay vận hành của đời sống chúng ta.

Cái thường ngăn cản chúng ta thấy và chăm sóc đời sống chúng ta trong những chiều kích rộng lớn nhất và che phủ sự đam mê của chúng ta đối với đời sống là sự cuồng tín – chính trị, triết học, cũng như theo đuổi một sùng bái mù quáng vào khám phá hay hiểu biết mới nào về một phương diện của một chủ đề nào đó. Không phải những khám phá hay tri thức mới tự chúng là xấu; nhưng niềm tin và sự sùng bái mù quáng vào cái gì riêng biệt sẽ dẫn chúng ta cuối cùng đến việc làm ngột ngạt đời sống như một toàn thể. Bạn phải thấy mọi sự bạn học đều từ nền tảng của đời sống của Tự Ngã: “Những hành giả tương lai phải có thể nhìn thấy mặt kia từ mặt này cũng như mặt này từ mặt kia”. Khi những hành động của bạn sanh khởi từ tính toàn thể của đời sống, bấy giờ bạn sẽ có thể hiểu cái đam mê ấy hành hoạt trong mọi sự và thường trực chuyển động trong chiều hướng của đời sống. Chỉ ở đây mà bạn có thể tìm thấy sự vững chắc nhất cho đời sống bạn. Điều này cũng được ám chỉ như là ichimi zen, hay Thiền đích thực. Nếu bạn không thấy đời sống như một toàn thể, bạn sẽ bị kẹt vào những quan điểm hay triết học nhỏ hẹp. Trong Giáo Huấn Điển Tọa, điều này được gọi là “để bị kéo đi bởi thứ Thiền hư hỏng đủ cách”, khiến bạn không thể dùng bàn tay khéo léo để thu xếp đời sống của Tự Ngã.

Phẩm tính hay bản tánh của tọa thiền Đạo Nguyên dạy là một sự kiên cố trong đó đời sống trở thành chỉ đời sống. Đồng thời, trong Giáo Huấn Điển Tọa ngài dạy chúng ta về một vận hành khiến đời sống hiện thực hóa đời sống.

—☘️?☘️—

 

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TÁM TỈNH GIÁC CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
  2. NÉM ĐỜI SỐNG BẠN VÀO CHỖ Ở CỦA PHẬT
  3. MỌI SỰ BẠN GẶP LÀ CHÍNH CUỘC ĐỜI BẠN

Bài viết mới

  1. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SIÊU NĂNG LỰC QUYỀN LỰC & TÁC ĐỘNG
  2. CÂU TRẢ LỜI ĐÃ CÓ SẮN TRONG CÂU HỎI – PHẬT GIÁO TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
  3. THẦY VÀ ĐỆ TỬ